K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ ''Nhớ rừng''

TB:

Phân tích các câu thơ + bptt...

''Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

=> Tác giả sử dụng động từ ''gậm'', danh từ ''khối căm hờn'' cho thấy sự uất ức tích tụ thành một khối nhưng không thể làm gì được của hổ khi bị nhốt trong cũi sắt.

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,

=> Tình thế ngao ngán, ngột ngạt của con hổ khi phải nằm im đếm ngày tháng trôi.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ

=> Hổ cảm thấy chán ghét những con người giam cầm nó, khiến nó mất đi tự do

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

=> Những con người đó không chỉ giam cầm hổ mà còn dùng ánh mắt khinh thường nhìn nó. Tính từ ''giễu'' cho thấy sự khinh bỉ, hiếu thắng của con người khi bắt được hổ vào lồng.

Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm

=> Hổ không may bị con người lấy mất đi tự do, phải chịu càng nhục khi bị nhốt, làm nó mất đi sự oai linh của một vị chúa sơn lâm.

Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi

=> Hổ bị nhốt để làm trò tiêu khiển cho con người, bị biến thành ''đồ chơi''

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

=> Hổ cảm thấy mình bị hạ thấp xuống ngang bầy cùng gấu

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự''

=> Cặp báo không phải lo nghĩ gì nên chẳng quan tâm đến thế giới xung quanh

Nêu cảm nhận của hổ trong đoạn thơ

Nêu cảm xúc của em về đoạn thơ''

KB: Tình cảm của em dành cho hổ

_mingnguyet.hoc24_

8 tháng 1 2023

Ai giúp mik với chứ mik chịu ròi

 

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
8 tháng 1 2023

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.

- Hoàn cảnh: trong cũi sắt, trông ngày tháng dần qua, làm trò lạ thứ đồ chơi. 

- Tâm trạng: căm hờn, nhục nhằn tù hãm

18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

12 tháng 9 2021

Tham khảo

Hình ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” gợi nhớ trong đầu nhân vật tôi những kỉ niệm của ngày đi bẫy chim giữa cánh đồng. Đó cũng là tâm lí rất đỗi con trẻ và ngây thơ. Ranh giới giữa một cậu bé chỉ biết nô nghịch, vui đùa và một cậu bé lần đầu tiên đi học, ý thức về một môi trường mới vẫn nhập nhằng khiến kỉ niệm bất giác tràn về xen lẫn tiếng phấn viết bảng của thầy trong lớp. Và tiếng phấn ấy đã đưa nhân vật tôi trở lại với không khí của lớp học : “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ : “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, một tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ ấy xuất hiện theo bàn tay viết phấn của thầy trên bảng, những dòng chữ mà cậu bé đánh vần lần đầu trong cuộc đời đi học như một niềm tự hào hồn nhiên và trong sáng của nhân vật tôi và cũng là của chính nỗi lòng chúng ta khi nhớ về lần đầu tiên đi học đó.

12 tháng 9 2021

*Bạn tham khảo nha*

Trong văn bản "Tôi đi học", Thanh Tịnh có viết:"Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao" . Câu văn chứa hình ảnh gợi liên tưởng đến những em học sinh mới vào lớp 1. Tác giả sử dụng hình ảnh này để so sánh các em học sinh lớp 1 cũng giống như những chú chim tập bay. Lúc đầu các em sẽ e sợ, rụt rè khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa lớp 1 giống như chú chim non đứng trên cây sợ bay, sợ những nguy hiểm ngoài kia. Tuy nhiên, các em cũng giống như những chú chim non muốn bay muốn khám phá thế giới mới lạ kì diệu nhưng còn nhiều điều bỡ ngỡ rụt rè. Câu văn này là hình ảnh miêu tả đặc sắc về những em học sinh mới vào lớp 1, vừa muốn khám phá thế giới mới nhưng còn bỡ ngỡ và nhiều điều rụt rè, e sợ. Chao ôi, và rồi những chú chim ấy sẽ sải cánh bay xa đến những chân trời mơ ước nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và nghị lực của chính các em! Những ước mơ của em sẽ thành công và các em sẽ đến được những chân trời mà mình khao khát. Tóm lại, đây là một hình ảnh đẹp gợi liên tưởng đến những em học mới bước vào ngưỡng cửa lớp 1, vừa muốn đi nhưng cũng còn nhiều e sợ, rụt rè.

25 tháng 3 2022

Mong mọi người giúp em với ạ!! P/S: chỉ cần làm dàn ý, hoặc gạch ý thôi ạCảm nhận 8 câu thơ đầu bài Nhớ rừng

3 tháng 9 2018

Nghệ thuật kể chuyện của An- đéc - xen:

- Xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc.

- Tạo nên một tình huống, diễn biến của các sự việc có sức lôi cuốn người đọc.

- Hình ảnh tương phản, đối lập