K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2019

Tìm các điểm chung và khác nhau của các bài học trong truyện Con Hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

 điểm chung : thể loại truyền thuyết; mang nhiều bài học ý nghĩa sâu sắc 

khác thì chưa bt để nghĩ đã

12 tháng 12 2017

cũng hơi khó đó bạn ơi

12 tháng 12 2017

cũng khó đấy bạn

ĐỀ SỐ 4.I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?A. Liệt nữ truyệnB. Mạnh Tử truyệnC. Nam Ông mộng lụcD. Cổ học tinh hoa 2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?A. Truyện trình bày diễn biến việc...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 4.

I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?

A. Liệt nữ truyện

B. Mạnh Tử truyện

C. Nam Ông mộng lục

D. Cổ học tinh hoa

 

2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?

A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

B. Truyện tái hiện trạng thái sự việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

C. Truyện bày tỏ cảm xúc trước việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

D. Truyện bàn luận, đánh giá về việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

 

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất chủ đề của truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Truyện thể hiện tình thương của bà mẹ thầy Mạnh Tử đối với con

B. Truyện thể hiện tình cảm của Mạnh Tử đối với mẹ

C. Truyện trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho

D. Truyện nêu ra bài học về cách dạy con thành một bậc đại hiền

 

4. Khi nào bà mẹ thầy Mạnh Tử nói những lời tỏ ý vui lòng" Chỗ này là chỗ con ta ở được đây"?

A. Khi nhà ở canh nghĩa địa

B. Khi nhà ở cạnh chợ

C. Khi nhà ở cạnh trường học

D. Khi nhà ở giữa làng

 

5. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại vui lòng cho con ở cạnh trường học?

A.Muốn con đua trẻ học tập lễ phép, cắp sách vở

B. Muốn con đi học gần trường

C. Muốn con học được nhiều

d. . Muốn con có nơi ở rộng rãi, đẹp đẽ

 

6. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?

A. Không muốn con nói dối

B. Không muốn con bỏ học về nhà chơi

C. Không muốn con học nghề dệt vải

D. Không muốn con học cách buôn bán điên đảo

 

7. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai chữ Mẹ hiền trong truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Ngừơi mẹ sắc sảo và ghê gớm đối với con

B. Ngừơi mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc đối với con

C. Ngừơi mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực

D. Ngừơi mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người

 

8. Dòng nào dưới đây nêu không đúng hiệu quả của cách bà mẹ thầy Mạnh Tử dạy con?

A.Khiến con thích làm ăn buôn bán

B. Khiến con ngoan ngoãn, lễ phép

C. Khiến con học hành chuyên cần

D. Khiến con trở thành một bậc đại hiền

 

9. Truyện Con hổ có nghĩa nhằm đề cao, khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?

A. Lòng biết ơn và tình nhĩa thủy chung

B. Yêu thương loài vật

C. Lòng dũng cảm và lòng biết ơn

D. Sự khéo léo và kiên trì

 

10. Yếu tố tử nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con?

A. Phụ tử

B. Thê tử

C. Sinh tử

D. Mẫu tử

 

11. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. Điên đảo

B. Buôn bán

C. Vui vẻ

D. Chăm chỉ

 

12. Cụm từ" đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại cụm từ gì?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm chủ- vị

13. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ?

A.Buôn bán điên đảo

B.Đang dệt cửi

C.Liền cầm dao cắt đứt tấm vải

D. Còn đang thơ ấu

 

14. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?

A. Còn đang thơ ấu lắm

B. Quý báu lắm

C. Rất chuyên cần

D. Còn thơ ấu

 

II. Tự luận( 6,5 điểm)

1. Trong truyện Con hổ có nghĩa, từ nghĩa được nói đến ở hai con hổ có điểm nào chung và điểm nào riêng? Từ đó, nếu cách hiểu về từ nghĩa trong nhan đề tên truyện Con hổ có nghĩa? ( 1, 5 điểm)

2. Đọc bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Từ những gợi ý của bài ca dao trên, hãy kể về người cha( mẹ) của mình.  (5,0 điểm)

 

0
9 tháng 12 2018

9, Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

9 tháng 12 2018

1, 

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.

Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

6 tháng 1 2020

từng mà không biết làm ...

Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.

Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.

Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.

Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.

Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.

Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.

Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:

-     Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!

Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:

-      Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đế lệnh cho ngài đến khám.

Tôi thưa:

-      Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.

Quan Trung sứ tức giận nói:

-       Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng

mình chăng?

Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.

Tôi đành đáp:

-       Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.

Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc thang cho người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:

-      Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?

Tôi quỳ lạy:

-      Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.

Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:

-       Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.

Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.

#HỌC TỐT#

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em vớiai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồiNgữ văn 6 nha Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ...
Đọc tiếp

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em với

ai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồi

Ngữ văn 6 nha

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ hiền dạy con có những phẩm chất nào đáng quý. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản

Câu 4: Nhân vật Thái y họ Phạm trong truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có những phẩm chất nào? Hãy tìm các chi tiết trong tác phẩm thể hiện điều đó.

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn hoặc tình yêu thương con người.

Câu 6: Văn xuôi thường có yếu tố tưởng tượng thể hiện sự phong phú của tác giả. Tìm một số yếu tố đó trong văn bản con hổ có có nghĩa và phân tích tác dụng của nó

Bài tập Ngữ văn

 

5
13 tháng 1 2018

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.



13 tháng 1 2018

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

7 tháng 1 2019

Truyện nói về một Thái y vừa có tài chữa bệnh, vừa có tấm lòng thương người đến quên cả mình. Có lần vua sai tìm Thái y đến chữa bệnh (bị sốt) nhưng có người đàn bà bị bệnh nguy kịch hơn. ông biết rằng đi chữa bệnh trước cho người đàn bà là có tội với vua, nhưng ông vẫn di... và hi vọng nhà vua sẽ sáng suốt mà lượng thứ cho.

Quả nhiên Thái y được vua khen là bậc lương y.

Những chi tiết thuộc về hành động theo y đức của Thái y lệnh: đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo vừa để nuôi và chữa bệnh cho mọi người. Ông không quản ngại bệnh có máu mủ, hôi hám nên cứu sống hàng ngàn người trong năm đói kém, có bệnh dịch nổi lên.

Nhưng hành động của vị Thái y làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều là hành động sau cùng. Vì vị Thái y đã chọn giải pháp đúng đắn nhất trong tình huống gay go:

- Giữa việc cứu dân thường lầm bệnh nguy cấp không cứu ngay thì chết và phận làm tôi, chọn việc nào làm trước?

- Giữa tính mệnh của người dân thường lâm bệnh nguy cấp với tính mệnh của chính mình trước uy quyền của nhà vua, sẽ chọn bên nào?

Lời đáp của Thái y lệnh với quan Trung sứ chứng tỏ ông vượt qua thử thách đó dễ dàng vì:

+Quyền uy không thắng nổi đức uy.

+Tính mệnh của mình được đặt dưới tính mệnh của người dân thường đang lâm bệnh nguy cấp.

- Ngoài y đức và bản lĩnh, ở Thái y lệnh còn có sức mạnh của lí trí trong phép ứng xử: "Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát". Đây là câu nói thể hiện y đức của ông và thể hiện đúng đắn trong việc ứng xử.

Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không tức giận mà còn ca ngợi. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là người có y đức.

Đây là thắng lợi của y đức. ở thời nhà Trần, nước ta đã có những con người cao đẹp như thế.

Đây là một câu chuyện mang tính giáo huấn cao, đó là đặc trưng của truyện trung đại Việt Nam.

Người thầy thuốc ở đây có một tấm lòng vừa cao đẹp vừa có dũng khí, quên thân mình để cứu người.

Qua câu chuyện có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau một bài học thật sâu sắc là "Không chỉ cần có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn nữa là cần có tấm lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh đến mức không sợ uy quyền hoặc mang vạ vào thân".

7 tháng 1 2019

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?

Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:

- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.

- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

- Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.

Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.

Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.

Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng mau mau trị lành

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không.