K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2018

Câu a : 

* Danh từ chung : khúc, sông, sách, xưa.

* Danh từ riêng : ( sông ) Rùng, Bạch Đằng Giang, Vân Cừ.

Câu b : 

* Danh từ chung : ngày, chợ phiên, người, bản làng, rừng, chợ.

* Danh từ riêng : Trường Sơn, ( người ) Nguồn, ( người ) Sách, ( người ) Vân Kiều, ( người ) Xô, ( người ) Xêk, ( người ) Bru.

Câu c : 
* Danh từ chung : dưa, giống, cát.

* Danh từ riêng : Nam Bộ, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, ( Tràng Bàng, Tây Ninh )

9 tháng 12 2018

Câu trả lời :

18 tháng 10 2017

trl:

câu 1: a

câu 2: b 

câu 3:c

18 tháng 10 2017
Câu 1a Câu 2b Câu 3c
Trường ca chinh phục sông Đà Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào nước ta qua huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Do chảy trên vùng núi cao, có độ dốc lớn của miền Tây Bắc, nên Sông Đà được xếp vào loại “sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương” với trữ năng thủy điện dồi dào. Con người đã viết lên bản trường ca chinh phục sông Đà và ba nhà máy thủy điện...
Đọc tiếp

Trường ca chinh phục sông Đà Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào nước ta qua huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Do chảy trên vùng núi cao, có độ dốc lớn của miền Tây Bắc, nên Sông Đà được xếp vào loại “sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương” với trữ năng thủy điện dồi dào. Con người đã viết lên bản trường ca chinh phục sông Đà và ba nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu. Công trình huyền thoại Thủy điện Hòa Bình được hoàn thành 20-12-1994 sau 10 năm thiết kế, 15 năm xây dựng. Tham gia công trình có gần 40.000 cán bộ, kĩ sư, công nhân lao động, trong đó có gần 900 chuyên gia Liên Xô. Thủy điện Sơn La-bậc thang thứ hai trên dòng sông Đà, là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La). Công trình này thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ làm thủy điện Việt Nam. Thủy điện Lai Châu đặt tại xã Nậm Hàng (Mường Tè, Lai Châu), là bậc thang cao nhất và cũng là nốt nhạc cuối cùng của bạn trường ca chinh phục sông Đà. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Một chuyên gia người Nga sau nhiều năm gắn bó với dòng sông Đà đã chia sẻ rằng ông bị ba công trình thủy điện trên dòng sông Đà “mê hoặc” vì chúng như ba nốt nhạc kỳ diệu đã và đang tiếp tục được viết nên bởi những người làm điện Việt Nam. (Theo Ngọc Loan)

a) Vì sao con người lại xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Đà? ……………………………………………………………………………

b) Công trình thủy điện nào là công trình được xây dựng đầu tiên? ………………………………………………………………………………………………………..

c) Em có suy nghĩ gì về khả năng chinh phục thiên nhiên của con người được thể hiện qua việc xây dựng những công trình thủy điện vĩ đại? ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

0
8 tháng 7 2019

a) Danh từ riêng là người, tên địa lí trong đoạn văn: Nhụ, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.

b) Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

13 tháng 12 2021

a) Tại đó, những ngày chợ phiên, người qua lại mua bán rất đông.

b) Hôm ấy, trong giờ thể dục, lớp tôi học động tác quay phải, quay trái.

c) Lớp tôi, một lớp gương mẫu đã được khen rất nhiều lần.

d) Năm ngoái, tôi được đi thăm Lăng Bác ở Hà Nội.

13 tháng 1 2022

a) Tại đó, những ngày chợ phiên, người qua lại mua bán rất đông.

b) Hôm ấy, trong giờ thể dục, lớp tôi học động tác quay phải, quay trái.

c) Lớp tôi, một lớp gương mẫu đã được khen rất nhiều lần.

d) Năm ngoái, tôi được đi thăm Lăng Bác ở Hà Nội.

21 tháng 9 2021

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

xin k nha

thi kể chuyện tiếp nào vàmk kể đầu tiên         SỰ TÍCH TRẦU CAU VÀ VÔI                                                        Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban...
Đọc tiếp

thi kể chuyện tiếp nào và

mk kể đầu tiên

         

SỰ TÍCH TRẦU CAU VÀ VÔI                                                        

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ.

Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn.

Nàng lẩm bẩm: - À, ra anh chàng vui tính kia là anh!".

Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. - Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng  chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà.

Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng[1]. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày dường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.

Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa"[2].

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ: -"Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?". Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.

Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!" Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu[3].

KHẢO DỊ

1. Trong Lĩnh-nam chích quái cũng như trong một số sách chép truyện cổ khác không thấy nói đến kết quả của tình tiết "hai anh em giống nhau như đúc". Chúng tôi thấy đó có lẽ là một thiếu sót của người chép truyện, nên ở đây dựa vào quyển Tình sử Việt-nam. Cái ghen của Tân là nguyên nhân của việc Lang bỏ nhà ra đi và cũng là hậu quả của việc hai anh em giống nhau đến nỗi làm cho nhiều người nhầm lẫn.

2. Cũng theo Lĩnh-nam chích quái thì Lang chết hóa làm cây cau, Tân hóa làm hòn đá còn vợ Tân hóa làm cây trầu. Ở đây chúng tôi theo sách Sử Nam chí dị chép Lang hóa làm hòn đá. Tân hóa làm cây cau là những hình tượng có mối quan hệ hợp lý hơn (về điểm này chúng tôi đồng ý với ý kiến Trần Thanh Mại trong Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt-nam).

Riêng sách Mỹ Ấm tuỳ bút tuy cũng kể như Sử Nam chí dị, nhưng lại cho rằng phải đợi sau khi chôn cả ba rồi mới được trời cho hóa. Cũng sách này có kể một số tình tiết hơi khác, nhất là ở đoạn kết:

Hai anh em Tân và Lang giống nhau như tạc, càng lớn càng giống và yêu mến nhau, đi đâu không rời nửa bước; việc đó làm cho người vợ của Tân - Lưu thị - mấy lần nhầm lẫn, rất xấu hổ. Lang sợ có điều không hay bèn xin anh ra ở riêng, nhưng anh không cho. Một hôm Lang bỏ nhà ra đi lên vùng núi, định sống lẩn lút ở đây, nhưng dầm phải sương gió nên chết ở cạnh rừng, được dân địa phương chôn cất thành mộ. Không thấy em về, Tân bỏ nhà đi tìm. Khi Tân đến đây, dân làng ban đầu sợ hãi tưởng người chết hiện ra, vì thấy giống người chết như tạc. Khi nghe nói người em đã chết Tân ngất đi và chết theo. Dân địa phương bèn chôn bên cạnh mộ người em. Lưu thị cũng bỏ nhà đi tìm, đến đây nghe nói chồng và em chồng đều chết, liền ôm lấy mồ khóc mãi, rồi cũng chết và cũng được chôn bên cạnh.

Hành động của họ cảm động đến Trời. Trời cho em hóa đá (biểu thị sự trong trắng), anh hóa thành cây cau (ngay thẳng độc lập, mở dạ cho ai nấy thấy), Lưu thị hóa thành cây trầu (tiết hạnh thơm cay). Đoạn sau nói về vua Hùng cũng như trên đã kể[4].

3. Cũng theo Trúc Khê, sách dã dẫn, thì ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam-khương ở làng Nam-hoa, huyện Nam-đàn (Nghệ-an) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

Đồng bào thiều số ở Nghệ-an cũng có Sự tích trầu, cau và vôi nội dung khác với các truyện trên:

Một người có chín con gái cùng đi cuốc cỏ dâu. Trưa lại mệt, chị em nói đùa với nhau: "Giá có ai cuốc hộ thì sẽ lấy làm chồng". Nghe thấy vậy một con quỷ hiện ra nói: - "Phải thế thì hãy nhắm mắt lại, tôi cuốc cho". Quả nhiên khi mở mắt, mấy chị em đều thấy nương dâu đã cuốc sạch làu. Quỷ đưa chín cô về lần lượt ăn thịt đến cô thứ tám. Cô út là nàng Khăm Xuân sợ quá, bỏ trốn. Một đàn gà rừng bảo: - "Muốn sống thì chui xuống lỗ khoai mài". Cô xuống, gà bẻ lá phủ cho nên quỷ không tìm ra. Khi quỷ đi khỏi, gà bảo nàng trèo lên tiếp tục đi nữa, hễ gặp người nào thì hỏi đường, người ta sẽ chỉ cho.

Một bà tiên hiện ra bảo cô cứ đi theo sợi dây song cho đến ngọn. Đến nơi, hóa ra đó là cõi âm; ở đây cũng có nhà của ruộng vườn. Một người đàn ông là Chàng Ngược lấy cô làm vợ. Hắn chuyên làm mưa ở trần gian, nhưng vì có vợ hắn quên cả chức trách, ba tháng không ra khỏi nhà, nên trần gian ruộng nương khô cạn, người kêu van khắp nơi. Sau đó, hắn phải từ biệt vợ ra đi làm mưa, dặn vợ cứ luôn luôn ở nhà, ai rủ đi đâu cũng đừng nghe.

Ở nhà, hai người vợ cũ của Chàng Ngược đến rủ: - "Có muốn coi voi đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi gương lược đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi ông bà gia không?" - "Kể từ khi về nhà chồng đến nay tôi chưa biết mặt mũi ông bà gia, cho đi với". Đến nơi, Khăm Xuân chỉ thấy hai con rồng to lớn, sợ quá, chạy về, mắt luôn luôn nhắm lại. Khi chồng về biết chuyện, đành phải trả Khăm Xuân lên trần. Lên đến nơi vẫn thấy vợ nhắm hai mắt, chồng bảo: - "Thôi đến nơi rồi. Chúng ta chia tay ở đây. Lúc nào gặp hoạn nạn gọi tôi, tôi sẽ đến". Khăm Xuân đang đi dọc bờ sông thì gặp chàng Nước. Chàng Nước lại dỗ dành lấy nàng làm vợ. Cuộc tình duyên êm đẹp, chỉ có điều bố chồng không ưa nàng dâu. Một hôm bố chồng bảo con dâu đi bắt cá sông. Khăm Xuân không bắt được. Nàng đến bờ sông gọi tên chồng cũ. Chàng Ngược lên bảo: -"Muốn bắt cá sông thì sáng dậy ra mà bắt, nhưng phải dặn mọi người rằng nếu ai có thấy cây gỗ lạ thì cũng đừng đụng đến". Sáng ra, thấy có một cây gỗ lớn nằm ngang sông mà vực sông ở chỗ đó cạn, cá rất nhiều, Khăm Xuân và mọi người đua nhau đi bắt. Người bố chồng thấy sự lạ cũng ra xem, thấy cây gỗ lạ bèn lấy gậy sắt đâm vào. Không ngờ đó là Chàng Ngược. Bị thương, Chàng Ngược, tức cây gỗ, nổi lên, nước chảy ào ào vào vực, phần lớn người đi bắt cá đều bị chết đuối. Bố chồng đổ tội cho nàng dâu giết dân, Khăm Xuân ra bến ngồi khóc rồi lấy lửa đốt cây gỗ để sưởi. Đốt một lúc bỗng thấy trong đống lửa không phải gỗ mà là Chàng Ngược đã chết cháy. Khăm Xuân thương quá, nhảy vào lửa cháy luôn. Chàng Nước về thấy thế cũng nhảy vào lửa cháy nốt (tình tiết này giống với kết thúc truyện Sự tích ông Đầu rau. số 21). Bố chồng chôn cất mỗi người một mộ. Về sau cây gỗ hóa thành cây cau. Khăm Xuân hóa thành cây trầu leo lên cây cau.

Chàng Nước hóa thành đá vôi. Bố chồng lấy cau ăn với trầu, nhổ nước vào đá thấy nước đỏ dẹp, bèn hái về ăn để giải phiền. Từ đấy có tục ăn trầu[5]. 

4. Đồng bào Ca-tu (ở phía Tây tỉnh Quảng-nam và Thừa-thiên) có một truyện nói về sự tích trầu, cau và vôi tuy khác truyện của ta nhưng hình ảnh đoạn kết lại có phần tương tự:

Một bà già gả một trong mười cô con gái cho chàng Rắn để trả ơn.  Ở với Rắn, cô gái đẻ được một đứa con. Một hôm vì các chị xúi bẩy, cô bị răng rắn cắm vào người, chết ngay. Áo quan trôi theo dòng nước, lọt vào cái dó của ông Na, được ông này cứu cho sống lại. Ông Na lấy cô làm vợ, đẻ dược một con nhưng vẫn chưa làm lễ cưới. Ngày cưới, chàng Rắn đến dự. Một cuộc chiến tranh dữ dội diễn ra giữa Rắn và ông Na. Cô gái lấy gói thuốc trong rừng gói thành từng gói chuẩn bị ném cho cả hai bên để bôi cho lành vết thương. Ném cho Rắn, không ngờ Rắn hóa thành cây cau. Ném trúng ông Na, ông Na hóa thành hòn đá. Cô thương quá đứng trên hòn đá ôm lấy cây cau, thì lại hóa thành cây trầu, gốc mọc ở đá, ngọn leo lên cây cau. Truyện còn kể thêm hai đứa con của Rắn và ông Na đến nhặt gói thuốc thứ ba thì hóa thành cối chày giã trầu. Dân làng chạy đến xem cũng hóa thành những cây chay.

Có một mụ cơ-rúa (đàn bà ngồi lê) đi xúc tép qua đó, thấy cây hay hay, bèn hái lá trầu ăn với quả cau rồi nhổ nước vào đá, đá đang trắng hóa đỏ. Mụ lấy trầu cau, vôi và chay ăn chung với nhau, tự nhiên thấy môi đỏ, người hóa đẹp ra. Nhà vua nghe tin, đòi mụ về triều, thấy mụ đẹp bèn phong làm hoàng hậu. Nghe lời mụ, vua sai lính đến đào các cây cau trầu đem về, nhưng đào đi bao nhiêu cau trầu vẫn mọc nhiều thêm, không bao giờ hết giống[6].

Người Thái cũng có truyện Tình nhân biến thành trầu cau nói đến ba người bạn học, trong đó có một cô gái giả trai cuối cùng hóa ra trầu cau và vôi. Truyện này có mô-típ hoàn toàn khác các truyện trên.

7

Có ai giống tui chỉ vuốt chứ không đọc không vậy ạ ?

                                                                                                 Con cóc là cậu ông trời                                                                                                          Đôi ngỗng                                                                                                          Chú voi tốt bụng                                                                                                          Con cá thông minh                                                                                                          Lời yêu của con                                                                                                          Chuyện chàng mồ côi                                                                                                          Sự tích hoa mai vàng                                                                                                          Công chúa Liễu Hạnh                                                                                                          Sự tích cái chổi                                                                                                         Chuyện chàng Lút                                                                                                          Sự tích ông đầu rau                                                                                                         Công chúa và hạt đậu                                                                                                          Ba người bạn                                                                                                          Chôn của                                                                                                          Chồng xấu, chồng đẹp                                                                                                          Công chúa ngủ trong rừng                                                                                                          Sự tích chị Hằng Nga                                                                                                          Bài học đâu tiên của Gấu con                                                                                                          Chị Gà Mái và anh Cá Sấu                                                                                                          Vì sao người ta đốt pháo                                                                                                          Sư tử và chuột                                                                                                          Thỏ con thông minh                                                                                                          Chào buổi sáng                                                                                                          Sự tích con muỗi                                                                                                          Tính lầm                                                                                                          Cáo và mèo                                                                                                          Chàng viết mướn thành Phirenzê                                                                                                         Hai anh em                                                                                                          Chiếc tăm thần                                                                                                          Cây Chò kiêu ngạo                                                                                                          Bác Rùa tốt bụng                                                                                                          Mickey và chú ong chăm chỉ                                                                                                          Cháu tôi                                                                                                          Cây chanh quả vàng                                                                                                          Anh em họ Ðiền                                                                                                          Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ                                                                                                          Cây bút thần Mã Lương                                                                                                          Anh trai cày và lão nhà giàu                                                                                                          Câu chuyện giữa Mickey & Kangaroo                                                                                                          Chàng lười                                                                                                          Con cò                                                                                                          Chú voi con                                                                                                          Chim tu hú                                                                                                          Chàng đốn củi và con cọp                                                                                                          Con chuột phát phì                                                                                                          Sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh                                                                                                         Chiếc mũ đỏ                                                                                                          Chàng ngốc học khôn                                                                                                          Cao và thấp                                                                                                          Chú thỏ thông minh                                                                                                          Chim con lạc mẹ                                                                                                          Công chúa tham lam                                                                                                          Bố là tất cả                                                                                                          Cầu vồng                                                                                                          Ai tốt hơn ai                                                                                                          Ai biết ăn dè?                                                                                                          Nhổ củ cải                                                                                                          Chàng rùa                                                                                                          Lo trước chắc ăn                                                                                                          Gấu, Sư tử và Cáo                                                                                                          Truyền thuyết về bộ quần áo Giáng sinh                                                                                                          Cóc kiện trời                                                                                                          Hươu và Cáo                                                                                                          Con công và con quạ                                                                                                          Ba cô gái                                                                                                          Bác gấu đen và hai chú thỏ                                                                                                          Sếu và bầy cá                                                                                                          Tích Chu                                                                                                          Cáo, thỏ và gà trống                                                                                                          Chuyện hai con ngựa                                                                                                          Con chồn bạch                                                                                                          Ai đáng khen nhiều hơn                                                                                                          Cô bé tí hon                                                                                                          Sự tích con sư tử                                                                                                          Chim sơn ca                                                                                                          Quả bầu tiên                                                                                                          Con chim họa mi                                                                                                          Ai khỏe?                                                                                                          Tham ăn                                                                                                          Cây tre trăm đốt                                                                                                          Sự tích ông đầu rau                                                                                                          Sự tích trái dưa hấu                                                                                                         Giúp đỡ người tàn tật                                                                                                          Trí khôn của ta đây !                                                                                                          Sự tích chú Cuội cung trăng                                                                                                          Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn                                                                                                          Vì sao nước biển mặn?                                                                                                          Sự tích con muỗi                                                                                                          Cây thông                                                                                                          Bà nội trợ nhỏ tuổi                                                                                                          Cô bé chăm ngoan                                                                                                          Sự tích con cào cào                                                                                                          Sự tự do                                                                                                          Hoàng tử Ếch xanh                                                                                                          Cô bé hay tò mò                                                                                                          Đứa bé thiếu thận trọng                                                                                                         Bệnh đậu mùa                                                                                                          Cô bé hai giúp đỡ mọi người                                                                                              

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn.

Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước.

Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu.

Túng thế hai vợ chồng phải đi mò cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng tình cảnh vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ vì trận đói còn kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ:

- Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được.

Nghe chồng nói, người đàn bà đòi đi theo để sống chết có nhau. Nhưng người chồng bảo:

- Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những gì. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm gì cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc. Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hãy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đã bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác.

Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi.

Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu gì nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm tình của chủ. Nhưng hình dáng người chồng thân yêu không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng.

Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Người ta đã bớt nhắc đến trận đói khốc liệt vừa qua. Nàng thì ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đã ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng.

Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có tình cảm với nàng, người ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng. Nhưng người ấy đâu có hiểu được lòng của người thiếu phụ. Câu trả lời của nàng là:

- Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo.

Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không tin tức cũng chẳng có một lời đồn về người chồng. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nhìn bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Người đàn ông kia giục nàng quyết định:

- Một là chồng nàng đã chết, hai là còn sống nhưng đã lập gia đình khác ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Đằng nào nàng cũng khó mong tái hợp. Âu là cùng tôi lập một gia đình mới. Sức của tôi và của của tôi đủ bảo đảm cho nàng sung sướng trọn đời.

Nàng sửa lại vành khăn trắng đã ngả màu, cảm ơn hậu tình của anh ta và xin rốn chờ cho một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua không mang lại một tin tức gì mới mẻ. Lần này nàng mới tin là chồng mình chết thật. Sau một bữa rượu cúng chồng và đãi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới.

* * *

Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ xách khăn gói trở về quê hương. Chàng không có vẻ gì khấm khá hơn trước. Chàng chỉ ôm một hy vọng là được gặp lại người vợ yêu. Nhưng vườn cũ nay đã thuộc về chủ mới. Chàng lẩm bẩm: - "Thế là hết. Bởi số cả!".

Việc người đàn ông đột ngột trở về làm cho mọi người ngơ ngác. Nhất là đôi vợ chồng mới cưới không còn biết ăn nói làm sao bây giờ. Người đàn bà xấu hổ không dám gặp mặt. Nhưng người chồng cũ đã tìm đến họ và an ủi họ.

- Tôi đi vắng lâu quá. Cái đó hoàn toàn là lỗi ở tôi. Nàng xử sự như thế rất đúng. Tôi chỉ cần về gặp nàng một chút. Thế là đủ. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi này mãi mãi.

Mặc dầu người vợ nài nỉ hết sức, mặc dầu người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết dứt áo ra đi. Chàng không nỡ phá hạnh phúc của họ. Mà chàng cũng không có gan đi đâu xa vì không thể quên được vợ cũ. Băn khoăn dằn vặt hành hạ tâm trí chàng. Đầu óc rối như mớ bòng bong. Chàng nghĩ đến cái chết và trong một lúc cuồng loạn, chàng tự treo cổ lên cây đa đầu làng.

Cái chết kinh khủng đó như một tiếng sét nổ vào đầu người đàn bà. Nàng cảm thấy chính mình là thủ phạm gây ra cái chết của người chồng cũ. Tại sao ta chờ chồng được bảy năm trời mà không ráng chờ thêm ít lâu nữa? Tại sao thấy chồng trở về, ta không dám giáp mặt? Nàng không tự chủ được nữa. Tất cả những câu hỏi như lên án một cách âm thầm nhưng kịch liệt trong đầu óc nàng.

Thế rồi buổi sáng hôm sau, trong khi người ta sắp sửa cất đám người đàn ông bạc mệnh thì người ta lại hoảng hốt kéo nhau đi vớt tử thi người đàn bà dưới cái ao bên cạnh nhà.

Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Hai cái chết đánh mạnh vào đầu óc mọi người, riêng đối với chàng chưa bao giờ có một sự xúc động dữ dội đến như thế. Chàng luôn miệng kêu to: - "Tại sao ta cố ý cướp vợ của người khác!". Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử.

Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước tòa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đã đến đây đều phải khai rõ sự thật.

Theo lời khai của người chồng cũ thì chàng không thể nào xa lìa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm tình rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chỉ có ba tháng. Khi Diêm vương hỏi tình của chàng đối với người vợ cũ như thế nào thì chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà thì nàng thú thật rằng cái tình của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng rãi trong lòng mình, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được tình cảm nồng nhiệt của chàng.

Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế.

Đọc thầm mùa thảo quả và trả lời câu hơi: Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.Giáo tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo qủa đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người Đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.Thảo quả trên rừng Đản...
Đọc tiếp

Đọc thầm mùa thảo quả và trả lời câu hơi: 

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.

Giáo tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo qủa đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người Đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đóm lửa hồng, ngày qua ngày lại thấp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

Theo Ma Văn Kháng

Câu 1:(0,5 điểm ) Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
Tỏa hương thơm nồng.
Màu trái chín.
Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 2 :(0,5 điểm) Các từ hương, thơm được lặp lại cho ta thấy thảo quả như thế nào ?
Lặp lại từ hương, thơm để nhấn mạnh.
Lặp lại từ hương, thơm để sử dụng từ láy.
Lặp lại từ hương, thơm cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
Câu 3 :(0,5 điểm) Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
Qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm 
thêm hai nhánh mới. 
B- Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian
C- Tất cả các ý trên.
Câu 4: (0,5 điểm) Thảo quả ra hoa như thế nào ?
A- Hoa thảo quả nở trên các cành cây.
B- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
C- Thảo quả không có hoa.
Câu 5: (0,5 điểm) Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ? 
A- Dưới đáy rừng như chứa lửa, chứa nắng.
B- Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
C- Cả hai ý trên đều đúng
Câu 6 : (0,5 điểm) Câu văn : nào là quan hệ từ trong câu “Rừng say ngây và ấm nóng.” ? 
A- 
B- Và
C- Say
Câu 7 : (0,5 điểm) Cây thảo quả mọc ở đâu ?
A - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Bắc.
B - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Trung.
C - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Nam.
Câu 8 : (0,5 điểm) Từ hiền hòa thuộc từ loại nào ? 
A- Danh từ. 
B- Tính từ
C- Động từ 
Câu 9 : (1 điểm) Hãy tìm Trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau : 
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, má Bảy chở thương binh qua sông.
Trạng ngữ : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chủ ngữ : ……………………………………………………………………………………...............................
Vị ngữ : ………………………………………………………………………………………………

1
30 tháng 12 2017

câu 1 ) cả hai ý trên đều đúng

câu 2 ) lặp lại từ hương thơm cho thấy thảo quả có mùi thơm đặc biệt

câu 3 ) tất cả các ý trên

câu 4 ) hoa thảo quả nảy dưới gốc cây

câu 5 ) cả hai ý trên đều đúng

câu 6 ) và

cầu 7 ) ở một vùng núi thượng khu vực núi rừng miền Bắc

câu 8 ) tính từ

câu 9 )

trạng ngữ : trong đêm tối mịt mùng

chủ ngữ : má Bảy

vị ngữ :chở thương binh qua sông

k mình nha , bài này mình làm rồi nên có kinh nghiệm làm

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUMột cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũngcạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọnglại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vìsao từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)

GV: Lê Thị Vân Anh (THCS Cầu Giấy)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

ai giúp mik với mik có ba máy nên sẽ tickcho 3 cái

0