K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2017

Lý do sắp xếp trật tự từ trong câu:

    - vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ: hai sự việc diễn ra đồng thời, song song nối tiếp nhau, xen giữa kinh ngạc và mừng rỡ.

    - vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ… về tâu vua: trật tự từ được sắp xếp theo sự việc diễn ra trước sau.

22 tháng 2 2020

*Đặc điểm hình thức: + dấu chấm than( có thể là dấu chấm)

+Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chứ, đi

*Đặc điểm chức năng:Mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... 

*a",Đem chia đồ chơi ra đi !"

Chức năng: Ra lệnh

b,"Ông đừng băn khoăn quá"

Chức năng: Đề nghị

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày...
Đọc tiếp

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

1
19 tháng 8 2017

 a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

  b, Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

  c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

  → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

    + Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

17 tháng 8 2017

 - Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ " đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.

  - Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".

  - Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

    + Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.

    + Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.

    + Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.

Câu 1 (1 điểm): Bài 1: Bài tập 3, 4, 5 (sgk/ trang 31,32,33) Bài 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó: a. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân. b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ! c. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí! d. Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm,...
Đọc tiếp

Câu 1 (1 điểm):

Bài 1: Bài tập 3, 4, 5 (sgk/ trang 31,32,33)

Bài 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó:

a. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.

b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!

c. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

d. Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

e. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

Bài 3: Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi có được không?

a. Đứa bé nghe tiếng rao, bống dưng cất tiếng nói:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

b. Ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để sẻ thịt chim.

Bài 4: Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong câu cầu khiến sau:

Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Bài 5: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)

(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.

(2) – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

(3) – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) với chủ đề tự chọn, có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến. Gạch chân dưới câu cầu khiến.

1
6 tháng 4 2020

Tham khảo:

Câu 2:

a, Đừng cho gió thổi nữa

Dấu hiệu: có từ cầu khiến"đừng"

b, Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!

Dấu hiệu: có từ cầu khiến "đừng"

c, Xin bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Quân

Dấu hiệu: có từ cầu khiến "xin"

d, Muốn hỏi con gái ra, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm.....

Dấu hiệu: có từ cầu khiến "hãy"

e, Cho gió to thêm một tí!

Dấu hiệu: dấu chấm than thể hiện sự cầu khiến

g, Nộp tiền sưu! Mau!

Dấu hiệu: dấu chấm than thể hiện sự cầu khiến

Câu 4:

Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất

Câu 5:

(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.

=>Thái độ bình tĩnh nhưng với giọng nói khàn

(2) – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

=> Người mẹ giục 2 anh em chia đồ chơi

(3) – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

=> Thái độ bực tức của người mẹ nhưng trong đó chứa cả tình yêu thương

Câu 5:

Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! . Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân. Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko? Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này . Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)..

14 tháng 2 2023

Câu cầu khiến thường hướng đến con người (người nghe), câu cầu khiến ở nơi công cộng thường hướng đến nhiều đối tượng vậy nên có thể rút gọn chủ ngữ.

21 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B