Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ - một tấm gương sáng
- Ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã làm đủ thứ việc và công việc đầu tiên là phụ bếp trên tàu Pháp, Bác đã trải nhiều năm làm việc nặng nhọc, tích luý kinh nghiệm và tìm tòi cơ hội phát triển bản thân.
- Em đã học được tính kiên trì, gan dạ, của Bác.
Chiều qua trước lúc đi học, em đã thấy bạn Hiền rửa bát giúp bố mẹ
a. Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc:
- Bà mẹ: đi làm lúc trời còn chưa sáng.
- Pê-chi-a: lười biếng và cuối cùng không làm những việc mẹ giao.
- Người công nhân lái máy cày: đã làm việc suốt ngày.
- Người công nhân lái máy liên hợp: đã gặt và đập lúa.
- Những người khác: đã đọc được rất nhiều sách trong ngày hôm nay.
b. Pê-chi-a đã nhận ra bài học từ những tấm gương lao động đó: em đã nhận ra thế nào là bỏ phí một ngày.
- Người trồng nho đã bảo các con đi xới đất để tìm kho báu nhưng thực chất là chẳng có kho báu nào cả mà đó chính là triết lý phải lao động thì mới có thành quả được.
- Yêu lao động giúp con người tìm thấy mục tiêu, mục đích sống của mình; sống có trách nhiệm với cuộc đời của mình hơn.
- Câu chuyện "10 năm cõng bạn đi học" của đôi bạn trẻ Hiếu Và Minh.
Minh là người bị dị tật bẩm sinh, chân không đi lại được, suốt 10 năm qua, không kể nắng mưa, Hiếu đều đặn cõng Minh đến trường trên đôi chân của mình. Tình bạn này đẹp đến nỗi được ví như là chuyện cổ tích giữa đời thường, ai ai cũng phải thán phục. Và còn ngạc nhiên hơn, đôi bạn thân này đã cùng nhau bước vào đại học.
a) Gà trống: tìm lúa mì, đập lúa, nhào bột, nhóm lò và nướng bánh
Crúc và Véc: không làm gì cả
b) Gà trống đã lao động nên có bánh ăn
Crúc và Véc không làm gì cả nên không có bánh để ăn
c) Việc chung đem lại lợi ích cho nhiều người, trong đó có chính chúng ta, vì thế phải bỏ công sức, thời giờ, tích cực tham gia cùng mọi người. Có như vậy, ta mới có niềm vui thực sự khi công việc đạt kết quả.
Tham khảo
a. Bác Hồ đã dạy trẻ em cần thực hiện những bổn phận: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập, lao động, đoàn kết, kỉ luật, giữ gìn vệ sinh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
b. Kể thêm một số bổn phận mà trẻ em cần thực hiện:
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác
- Phải thực hiện tốt nghĩa vụ và bổn phận của mình
- Hiểu sự quan tâm của mỗi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
Các biểu hiện là:
Ảnh 1: Bạn học sinh chủ động đề nghị xóa bảng giúp cô giáo
Ảnh 2: Bạn nữ đang nỗ lực để chăm sóc vườn rau
Ảnh 3: Bạn gái đang chủ động lau nhà phụ giúp bố mẹ
Ảnh 4: Bạn chủ động xin phép ra dọn vệ sinh đường làng
Những biểu hiện khác có thể kể đến ví dụ như là nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc của mình,...
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công,
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
– Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
– Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
– Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác:
– Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.
cảm ơn bạn