K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2018

-biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ) với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

- nhân hóa ( chiếc thuyền im .. ) coi sự vật như con người làm sự vật trở nên sinh động,gần gũi hơn 

18 tháng 8 2021

 Biện pháp nhân hoá: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Tác dụng: hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. 

Biện pháp nhan hóa: ko có

 

 

Bài làm

- Phép so sánh : không có phép so sánh

- Phép nhân hóa: nằm, nghe.

- Tác dụng

+ Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.

+ Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.

# Chúc bạn học tốt #

26 tháng 7 2016

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:

                                                           "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                                                            Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"

                                                                                                               (Quê hương - Tế Hanh)

Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.  Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

26 tháng 7 2016

 

Bài làm :
Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh  của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.
 
 
 
 
6 tháng 7 2019

a,

Cụm danh từ : Một mùa xuân

Cụm động từ: Dâng cho đời

Cụm tính từ : Nho nhỏ; lặng lẽ

b,

Cụm danh từ : Chiếc thuyền

Cụm động từ: Phẳng , vượt

Cụm tính từ : mạnh mẽ, nhẹ hăng như con tuấn mã

c,

Cụm danh từ : Dân chài lưới; cả thân hình

Cụm động từ: ... ko có

Cụm tính từ : Ngăm rám nắng; xa xăm

d,

Cụm danh từ :Chiếc thuyền

Cụm động từ: Nằm, nghe

Cụm tính từ : im bến mỏi;thấm dần trong thớ vỏ

a) Cụm danh từ : Một mùa xuân

Cụm động từ : dâng cho đời

Cụm tính từ : nho nhỏ, lặng lẽ

b) Cụm danh từ : Chiến thuyền

Cụm động từ : Phăng mái chèo, vượt Trường Giang

Cum tính từ : mạnh mẽ, nhẹ hăng như con tuấn mã

c) Cụm danh từ : Dân chài lưới, cả thân hình

Cụm tính từ : ngăm rám nắng, xa xăm

d) Cụm danh từ : Chiếc thuyền

Cụm động từ : trở về nằm, nghe chất muối

Cụm tính từ : im bến mỏi, thám đân trong thớ vỏ

Tìm cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ trong các câu sau: a, Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời b, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giamg c, Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm d, Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ Gửi ý: a, Một => số từ mùa xuân...
Đọc tiếp

Tìm cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ trong các câu sau:

a, Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

b, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giamg

c, Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

d, Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Gửi ý:

a, Một => số từ

mùa xuân => danh từ

nho nhỏ; lặng lẽ => tính tù

dâng; cho; đời => động từ

b, Chiếc thuyền; con tuấn mã; mái chèo; Trường Giang => danh từ

nhẹ; mạnh mẽ => tính từ

hăng; phăng; vượt => động từ

c, Dân chài lưới; làn da; nắng; thân hình => danh từ

ngăm; rám; nồng thở; vị xa xăm => tính từ

cả => lượng từ

d, Chiếc thuyền; bến; chất muối; thớ vỏ => danh từ

im; mỏi; trở về; nằm; nghe; thấm dần => động từ

2
7 tháng 7 2019

a, Cụm danh từ : Một mùa xuân

Cụm tính từ: nho nhỏ, lặng lẽ

Cụm động từ : đâng cho đời

b, Cụm danh từ: Chiếc thuyền

Cụm tính từ : mạnh mẽ, nhẹ hăng như con tuấn mã

Cụm đông từ : phẳng mái chèo, vướt trường giang

c, CỤm danh từ : dân chài lưới, cả thân hình

Cụm tính từ : ngăm rám nắng, xa xăm

CỤm động từ : k có

d, CỤm danh từ : CHiếc thuyền

CỤm tính từ : im bến mỏi, thấm dần trong thớ vỏ

CỤm động từ : trở về nằm ; nghe chất muối

Tìm cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ trong các câu sau:

a) Cụm danh từ : Một mùa xuân

Cụm động từ : dâng cho đời

Cụm tính từ : nho nhỏ, lặng lẽ

b) Cụm danh từ : Chiến thuyền

Cụm động từ : Phăng mái chèo, vượt Trường Giang

Cum tính từ : mạnh mẽ, nhẹ hăng như con tuấn mã

c) Cụm danh từ : Dân chài lưới, cả thân hình

Cụm tính từ : ngăm rám nắng, xa xăm

d) Cụm danh từ : Chiếc thuyền

Cụm động từ : trở về nằm, nghe chất muối

Cụm tính từ : im bến mỏi, thám đân trong thớ vỏ

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.​

21 tháng 5 2018

- Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.

- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.