K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

LOẠI TỪ TÍNH TỪ

VÀNG ÚA , VÀNG GIÒN 

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA

2 tháng 5 2020

Loại từ tính từ : vàng úa , vàng giòn .

hok tốt

* Ryeo *

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài làm

Ngay từ thời ấu thơ, tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài ca về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

29 tháng 8 2023

 

Lianna321215:47

Chỉ ra từ mượn tiếng Hán trong đoạn thơ sau:

- Ngày xuân con én đưa thoi, thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

- Từ được mượn là:

 Thiều quang.

 Thiều  Xinh đẹp, đẹp đẽ.

 Quang  Ánh sáng.

- Thiều quang là từ ngữ chỉ chỉ sự ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân.

29 tháng 8 2023

mình gửi nhầm

 

 

Câu Đố :1. Có cổ nhưng không có miệng là gì ?2. Tôi luôn mang giày đi ngủ .Tôi là ai ?3. Bạn làm việc gì đầu tiên ởi mỗi buổi sáng ?4. Tôi chu du khắp thế giới mà tôi mà tôi ở nguyên một chỗ, tôi là ai ?5. Hai con chó hai lang thang ở công viên. Con chó trắng tên đen, con chó đen tên trắng. Nam thấy chúng dễ thương, liền lấy chái banh ra sa rồi ra lệnh " Đen đi lương trái banh " ......Đố bạn con...
Đọc tiếp

Câu Đố :

1. Có cổ nhưng không có miệng là gì ?

2. Tôi luôn mang giày đi ngủ .Tôi là ai ?

3. Bạn làm việc gì đầu tiên ởi mỗi buổi sáng ?

4. Tôi chu du khắp thế giới mà tôi mà tôi ở nguyên một chỗ, tôi là ai ?

5. Hai con chó hai lang thang ở công viên. Con chó trắng tên đen, con chó đen tên trắng. Nam thấy chúng dễ thương, liền lấy chái banh ra sa rồi ra lệnh " Đen đi lương trái banh " ......

Đố bạn con chó nào đi lượm ?

6. 2 người một lớn, một bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng lại người lớn là không phải là cha của đứa bé, hỏi người lớn là ai ?

7, Một ly thủy tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước ở dưới ly mà không đổ nước ra ngoài ?

8. Bạn có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây. " Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn ! ".

9. Câu hỏi nào mà ko ai chả lời "Vâng "?

10. Cầm trên tay một cây thước vàmột cây bút , làm thế nào để bạn vẻ được một vòng tròn thật chính xác ?

11. Cái gì tay trái cầm được còn tay phải có muốn cầm cũng ko được ?

12. Cái gì người mua biết , người bán biết , người sài ko bao giờ biết ?

13. Tại sao người ta bắn súng lại nhắm một mắt ?

14. Từ nào trong tiếng việt có chín mẩu tự H ? 

15. Bạn thử chứng minh " Ba n = bốn với mọi n " thử xem nào ?

 

0
Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.Tiếng trống và tiếng tù và(!) đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:– Bác trai đã khá rồi chứ?– Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt(2) chừng như vẫn mỏi mệt lắm.– Này, bảo...
Đọc tiếp

Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
Tiếng trống và tiếng tù và(!) đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.
Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

– Bác trai đã khá rồi chứ?

– Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt(2) chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

– Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu(3), không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

1) Nêu phương thức biểu đtạ của đoạn văn trên?

2)Tìm 1 thán từ có trong đoạn văn trên và cho biết thuộc loại thán từ nào?

3)Tìm 1 tình thaí từ có trong đoạn văn trên và cho biết dùng để tạo câu gì?

0
. Đọc đoạn thơ sau trong bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và trả lời câu hỏi:                             “Khi con tu hú gọi bầy                   Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần                             Vườn râm dậy tiếng ve ngân                   Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào                             Trời xanh càng rộng càng cao                   Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Ngữ văn 8, tập hai)Câu 1. Nêu...
Đọc tiếp

. Đọc đoạn thơ sau trong bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và trả lời câu hỏi:

                             “Khi con tu hú gọi bầy

                   Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần

                             Vườn râm dậy tiếng ve ngân

                   Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

                             Trời xanh càng rộng càng cao

                   Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Câu 2. Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của trường từ vựng chỉ màu sắc trong đoạn thơ trên?

Câu 4. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã tái hiện bức tranh mùa hè thật sôi động, căng tràn nhựa sống. Qua đó, em hiểu gì về nhà thơ Tố Hữu?

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình quy nạp nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa hè được miêu tả qua đoạn thơ trên. Trong đoạn có dùng 1 trợ từ và một câu nghi vấn (gạch chân, chú thích rõ).

0
PHẦN I (6 điểm): Mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu viết  Khi con tu hú gọi bầy    Câu 1 : Chép chính xác chín câu còn lại để hoàn thành bài thơ.   Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo em, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?    Câu 3. Cho câu chủ đề:      Bốn câu cuối bài thơ “Khi con tu hú”  là bức tranh tâm trạng chân thực và cảm động của nhà...
Đọc tiếp

PHẦN I (6 điểm): Mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu viết  

Khi con tu hú gọi bầy

 

  Câu 1 : Chép chính xác chín câu còn lại để hoàn thành bài thơ. 

  Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo em, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?    Câu 3. Cho câu chủ đề: 

     Bốn câu cuối bài thơ “Khi con tu hú”  là bức tranh tâm trạng chân thực và cảm động của nhà thơ Tố Hữu. 

      Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu cảm thán, một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ).

PHẦN II (4 điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu…”

           (Trích “ Ông đồ”, Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục VN)

  Câu 1.  Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên

  Câu 2.  Trong hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm; / Mực đọng trong nghiên sầu…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

 Câu 3. Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “ Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay. 

0