Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
lời ngỏ báo là cánh buồm tri thức đã mang lại cho em bao nhiu kiến thức nó tựa như các thầy cô giáo vậy
hehehe ns đùa thui chứ trả bt đâu
“ Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay
Làm lung lay hàng cột điện
Làm xao động cả hàng cây.”
Đây là câu thơ mà tôi thích nhất. Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi toi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tang thêm vẻ đẹp của đồng quê. Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa ca hát rất vui.
Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ xuân.
Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhieu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ. Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa, gạo xuất khẩu thứ hai trên thế giới. Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trước đây, cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những nhình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.
Quê hương Việt Nam ta thật là đẹp, đẹp với cánh đồng lúa mênh mông bát ngát nối đuôi nhau chạy tới phía chân trời xa xa, đẹp với cánh cò bay lả rập rờn trên cánh đồng lúa lớn, đẹp với hình ảnh người nông dân một nắng hai sương chịu thương chịu khó trong những mùa vụ lúa chín…cánh đồng lúa là một nét đẹp-một biểu tượng của làng quê Việt mà mỗi chúng ta vô cùng tự hào khi nhắc đến, khi nghĩ về.
Tôi cảm thấy bản thân được may mắn khi sinh ra và lớn lên ở một miền quê Bắc Bộ, tôi luôn tự hào về điều đó khi kể với bạn bè của tôi. Quê tôi-nơi lưu giữ những kỷ niệm tuổi thơ của tôi thật là đẹp, để bây giờ khi đã đi học xa nhà, mỗi lần nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa ấy lại thấy yêu quê hương của mình nhiều hơn. Tôi nhớ bãi cỏ xanh rờn trên triền đê, nơi mà tôi và các bạn cùng nhau chơi thả diều ở đó, cả lũ chơi đến khi mệt nhoài thì chẳng ai bảo ai đều nằm ra bãi cỏ, ngẩng mặt nhìn những cánh diều no gió đang bay tít trên nền trời xanh thẳm, mỗi đứa trẻ chúng tôi lại mang trong mình những suy nghĩ những ước mơ của mình.
Tôi nhớ những buổi sáng sớm đầu thu, theo chân ba đi ra đồng, mở ra trước mắt mình là cánh đồng lúa một màu xanh ngút ngàn, không khí mát mẻ và thật trong lành làm cho hai cha con tôi cảm thấy thật dễ chịu. Cánh đồng lúa rì rào trong gió, gợn thành những đợt sóng nhẹ lăn tăn nối đuôi đuổi nhau trong ánh nắng ban mai. Tôi vươn cao lồng ngực, hít hà cái mùi thơm dịu dịu đâu đó còn phảng phất quanh mình. Khẽ hỏi “Ba ơi! Con ngửi thấy mùi thơm dịu Ba ạ. Nó từ đâu ra thế hả Ba?” Ba tôi mỉm cười và bảo “ cái mùi thơm mà con ngửi thấy đó chính là mùi hương của những bông lúa đang vào thời kỳ trổ đòng đó con ạ”. Với con bé 12 tuổi như tôi lúc đó, tôi chẳng biết đòng là cái gì cả, tôi tròn xoe mắt nghe Ba nói xong, rồi lại hỏi tiếp “Ba à, thế đòng là cái gì thế hả Ba?”, Ba tôi xoa xoa mái tóc ngắn cũn của tôi và giải thích tiếp “Sau thời kỳ cấy hái xong, những cây mạ mà chúng ta cắm xuống đất nó sẽ sinh trưởng và phát triển lên cao tốt, tới đủ tháng đủ ngày nó sẽ ra những búp đòng đó con. Từ những búp đòng này nó sẽ hút chất dinh dưỡng từ cây lúa mà phát triển lên thành những bông lúa vàng óng trong mỗi mùa gặt con nhìn thấy đó”. Lần này tôi hiểu rõ hơn. Tôi nhìn những cánh đồng lúa ở hai bên đường đang khẽ đu đưa dưới nắng gió của buổi sớm mai mà thấy lòng tràn ngập niềm vui.
Tôi nhớ mỗi khi mùa thu hoạch lúa về, không khí ở làng quê tôi náo nhiệt hơn hẳn. Cả cánh đồng lúa giờ đây đã được thay áo mới, từ mau xanh ngút ngàn như trước đây, nó được khoác lên mình chiếc áo màu vàng của nắng. Những bông lúa oằn mình đi vì đang cõng trên mình những hạt lúa vàng óng, hạt nào hạt nấy mẩy căng tròn. Trên những con đường làng quen thuộc, là những chiếc xe thồ, xe cải tiến chất đầy những bông lúa. Trên cánh đồng, là những người nông dân đang cắt những bó lúa nặng trĩu trên tay, giọt mồ hôi rơi chảy nhễ nhại cả khuôn mặt, chiếc áo ướt nhẹp mồ hôi,…vất vả, khó nhọc là thế nhưng trên mặt ai nấy cũng đều nở nụ cười tươi rói, bởi “vụ này làng ta được mùa”. Đó là thành quả sau những ngày tháng cấy hái và chăm nom cẩn thận, ai cũng hạnh phúc vì điều đó. Phía xa xa đằng kia là những cánh đồng đã cắt lúa rồi, xuất hiện những chú cò đi kiếm ăn, mổ những hạt lúa rớt lại trên ruộng. Ánh nắng vàng đang trải dài trên những mảnh ruộng lúa chưa cắt xong, những cơn gió nhẹ thổi qua như đang lau đi những giọt mồ hôi còn đọng lại trên mặt của những người nông dân cần mẫn.
Mùa gặt về đi ngoài đường là ta biết ngay, những con đường làng trải đầy rơm, mùi thơm của rơm, của lúa mới quẩn quanh sắp xóm làng, mọi ngóc ngách nhỏ. Trên sân của mỗi ngôi nhà là những hạt lúa vàng ươm đang được phơi cho no nắng, nó như mang màu nắng, màu của mùa vụ đã và đang về.
Hôm nay, tôi cũng trở về quê sau những ngày đi học xa nhà. Mới từ phía xa xa tôi đã thấy màu vàng của cánh đồng lúa quê hương, đang lượn sóng nối đuôi nhau tới phía dãy núi tít xa xa, mùi thơm của rơm rạ, của lúa mới thoảng lên mũi của mình. Tôi thấy sống mũi mình cay. Dù cuộc sống của người dân quê tôi đã phát triển hơn trước, những mái nhà cao tầng mọc lên nhiều hơn, cuộc sống nhà nhà no đủ hơn, nhưng cái mùi vị của quê hương mình vẫn vậy chẳng thay đổi chút nào cả: mùi lúa chín, mùi thơm của rơm rạ, mùi đất ngai ngái… Cái mùi hương mà có đi cả cuộc đời này tới những miền đất mới tôi cũng chẳng bao giờ quên được-đó được gọi là mùi vị của quê hương.
mk thi rồi mk nghi đại khái nha
câu 1:a.Nêu đặc điềm hình thức của tục ngữ
b.Phân tích đặc điểm hình thức của tuc ngữ qua câu:đói cho sạch rách cho thơm
câu 2:a.nêu chuẩn mực sử dung từ
b.viết đoạn văn về mùa xuân rồi chỉ ra chuẩn mực sử dung từ trong đoạn văn
câu 3:phân tích tác dung biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn văn
"tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân..........mê luyến mùa xuân"
(Mùa xuân của tôi-Vũ Bằng)
câu 4:viết bài văn nghị luận bàn về vai trò to lớn của viêc học
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu mến và kính trọng.
(Mình cho bạn đoạn văn còn trạng ngữ thì nhờ logic của bạn nhé!)Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
Tuổi thiếu niên tràn ngập ánh sáng và tri thức. Thiếu tri thức nó sẽ là 1 cái hang u tối. Đây là câu nói của người Nga Xu-khôm-lin-xki. Tri thức là quả cầu ánh sáng to lớn cho nhân loại nhờ nó mà con người mới có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Ở đây, tác giả đã nên lên vai trò to lớn và khẳng định giá trị của tri thức đối với thiếu niên vì thiếu niên là mầm mống, là hạt giống của tương lai tốt đẹp để xây dựng một hành tinh văn minh. Hình ảnh đối lập giữa một cung điện tràn ngập ánh sáng và 1 cái hang u tối thật rõ nét nếu thiếu tri thức. Bạn có thấy không, nếu nhìn kĩ, đọc kĩ ta đã thấy 1 điều rằng cái cung điện xinh xắn kia là biểu hiện cho sự hạnh phúc, ấm no, chan hòa cũng có thể thành cái hang tối tăm, mịt mù không thức tỉnh đc vs bóng tối chỉ vì thiếu tri thức, thiếu sự hiểu biết về cuộc sống, dù đc ở nơi xa hoa, nhà cao cửa rộng ko có tri thức thì vẫn chỉ là 1 cái hang tối, u buồn và lạnh lẽo. Quả thật, tri thức rất đáng quý. Cuộc sống là không biết chờ đợi đâu vì vậy hãy cố gắng học tập để trở thành tòa lâu đài choáng ngợp kia bạn nhé !
tk mk nha ! <3
Cứ mỗi năm mùa thu tới, chúng em lại náo nức đón chào ngày nhà giáo Việt Nam. Hoà chung với không khí vui tươi đó, chúng em đã làm ra số báo đặc biệt để tỏ lòng biết ơn thầy cô, tựa người cha, người mẹ thứ hai của chúng em Thầy cô nâng đỡ ta ngay từ khi còn thơ bé, dạy dỗ ta cho tới lúc trưởng thành. Công trời biển ấy thật cao cả biết bao nhiêu.
Thầy cô! Những con người cao quý, những người lái đò tận tụy ngày đêm. Họ mở ra con đường mới cho học sinh, nên công ơn làm sao có thể kể hết được. Nó như ngọn hải đăng đối với những con tàu trên biển cả mênh mông bị lạc đường về. Những luồng ánh sáng phát ra đem đến niềm tin trao dâng cho biết bao người đi biển, khi đối mặt với những cơn bão giông dữ dội.
Thầy cô cũng thế, họ đã soi lối và dõi theo từng bước của đàn con. Đó là một lũ học sinh tinh nghịch nhưng rất đáng yêu và tràn đầy nhiệt huyết trong tim.
Khó có gì sánh được, hay quý báu hơn những "ngọn đèn hải đăng” này. Ôi cảm phục biết bao, trân trọng biết bao những tình cảm của thầy cô đã dành trọn cuộc đời chăm sóc cho chúng em, để dìu dắt chúng em tìm được những bến bờ mơ ước.
Chúc bạn học tốt!