Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngôi trường” hai tiếng gần gũi giản dị, thiêng liêng, chứa đựng bao kỉ niệm gắn bó về một thời áo trắng, hồn nhiên thơ ngây. Ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của em.
Thật tự hào khi ngôi trường em mang tên một anh hùng dân tộc lịch sử. Trường THPT Yên Định 1 được thành lập năm 1908. Sau hòa bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956. Từ năm đó đến nay, có những thời kỳ gián đoạn do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường ổn định từ năm 1964 đến nay.
Ngôi trường nằm trên con đường quốc lộ với nhiều phương tiện xe cộ đi lại. Hai bên cổng trường là cây cối um tùm, cành lá xum xuê nên những bạn học sinh khi đến trường có thể nghỉ ngơi, nghỉ giải lao dưới bóng mát mà không sợ nắng. Cổng trường được sơn màu xanh, với bảng hiệu ghi tên trường, luôn mở rộng chào đón các bạn học sinh, đưa các bạn trở về với thế giới của những tri thức. Hai bên cánh cổng còn được lát gạch đỏ trông rất sang trọng. Bước vào sân trường được đổ bê tông phẳng lì, cây cối to, cao che bóng mát cho cả một khoảng trời trong sân trường. Vào mỗi giờ ra chơi, các bạn thường ra gốc cây tham gia những trò chơi, ngồi nghỉ giải lao, hóng mát sau những giờ học căng thẳng. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Ngôi trường với những dãy nhà cao to, khang trang, cao đẹp được sơn màu vàng. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngôi trường càng trở nên lung linh, kì diệu hơn. Trường có rất cả 30 phòng học với những phòng học bộ môn như Vật lý, Hóa học,… với những máy móc, đồ thí nghiệm để học sinh được học tập khoa học. Các lớp học đều được lát nền đá hoa, mùa hè đi vào mát rượi. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Trong mỗi lớp học các bạn học sinh còn khéo léo trồng những cây xanh đem đến không khí trong lành, thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng nhà đa năng để học sinh tham gia những hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.
Được học tập dưới mái trường, chúng em luôn cảm nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bạn bè. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn cao, có kinh nghiệm cao trong nghề. Đặc biệt các giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ…Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Chúng em luôn tôn trọng những thầy cô giáo, những người đã tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, như những người lái đò chèo lái cho bao thế hệ học sinh sang sông một cách an toàn. Mai này bài giảng của thầy cô giúp chúng em trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiếng anh, hội chợ,… giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện trở nên năng động hơn. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu. Trường có bề dày lịch sử cao về truyền thống học tập, với tỉ lệ đỗ vào các trường cấp ba đứng đầu Tỉnh, cùng với học sinh giỏi chiếm tỉ lệ cao.
Ngôi trường gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm, ngôi trường gắn bó biết bao kỉ niệm về tuổi học trò về thời áo trắng, chắp cánh cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa. Dù có đi đâu xa thì ngôi trường vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ học sinh: “ Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm”.
Tham khảo:
Trong những ngày này, ngôi trường Minh Khai của tôi đang dần tiến đến những ngày kỉ niệm một trăm năm thành lập trường. Mỗi ngày đến trường, chúng tôi đều được lắng nghe những giai điệu vui tươi, sôi nổi, tự hào từ những bài hát truyền thống của nhà trường vang lên rộn rã. Mỗi ngày đến trường, tôi như thấy ngôi trường hiện ra đẹp đẽ hơn, cảm xúc của tôi cũng trở nên bồi hồi, xao xuyến hơn. Ngôi trường Minh Khai của tôi...
Trường Minh Khai trong tôi là vẻ đẹp cổ kính mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, vẻ đẹp ấy làm say mê hồn người ngắm nhìn mỗi sớm mùa thu! Trong những buổi sớm như thế, tôi yêu biết bao hình ảnh ngôi trường hiện ra trong không gian mờ ảo của màn sương giăng nhẹ. Tôi yêu những bức tường màu vàng ánh lên trong những tia nắng hồng sớm mai. Lúc ây, những ô cửa sổ màu xanh hiện ra thật nổi bật và đẹp đẽ biết mấy. Trong những giờ phút ngắn ngủi trước khi vào lớp, bên những ô cửa sổ là các bạn học sinh vui vẻ chuyện trò. Nếu may mắn, bạn sẽ bắt gặp những khoảnh khắc tuyệt đẹp khi một làn gió thổi qua, và những mái tóc , những chiếc khăn đỏ bay lên vừa mềm mại vừa rực rỡ. Tất cả hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp.
Tôi yêu cả những chiếc lá vàng xào xạc rơi xuống sân trường, xào xạc bước chân khi chúng tôi bước nhẹ qua. Tôi yêu mái trường Trưng Vương trong mọi khoảnh khắc, mọi góc nhìn. Yêu sao những ngày mùa hạ! Khi chúng tôi bận rộn với những bài kiểm tra, những điểm số , thì đâu đó trong vòm cây, tiếng ve đã ngân nga, vẫy gọi. Rồi cả một góc sân trường đường Hàng Bài bỗng bừng lên sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng. Những ngày ấy, vào giờ ra chơi, tôi rất thích được ở lại thêm một chút nữa để ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời ấy.
Đối với tôi, mọi góc nhìn trong ngôi trường này đều đáng yêu và thân thương kì lạ! Tôi yêu cả những bậc thang gỗ đã nhẵn mòn theo thời gian, Chẳng hiểu sao, đã có biết bao lần, khi bước lên cầu thang, tôi đã thầm tự hỏi : “Chiếc cầu thang nhỏ này đã nâng bước chân của bao nhiêu học sinh trong một thế kỷ qua?". Tôi thích ngắm nhìn cả mái ngói rêu phong, cổ kính đã bạc màu theo thời gian vì che chở, bảo vệ bao lớp học trò qua những ngày mưa, nắng, gió, bão, ... Những học sinh Trưng Vương đã rời xa mái trường này, có lẽ, ai cũng nhớ đến những hình ảnh bình dị mà đẹp đẽ, thân thương vô ngần ấy, như tôi...
Không chỉ yêu, tôi cũng vô cùng tự hào về lịch sử và truyền thống của ngôi trường này. Tự hào biết bao khi trường tôi được vinh dự mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giăc ngoại xâm của dân tộc ta. Tự hào vì Trưng Vương có lịch sử lâu đời với 5 lần Bác Hồ về thăm. Mỗi lần đứng dưới sân trường, tôi lại cảm thấy như vang lên lời dạy của Bác. Tôi như thấy hình ảnh của Bác với mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền hậu đang đứng trò chuyện với chúng tôi.
Biết bao thế hệ học sinh Trưng Vương cũng có chung niềm tự hào như tôi bởi từ mái trường này, biết bao học sinh đã trở thành những người nổi tiếng và hết lòng cống hiến cho đất nước, cho nhân loại. Đó là giáo sư bác sĩ Tôn Thất Bách, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ Đàm Thanh Sơn...
Tôi yêu mái trường này bởi nơi đây đã tặng cho tôi bao nhiêu kỉ niệm đẹp mà có lẽ, tôi sẽ không bao giờ quên. Quên sao được những ngày đầu tiên bỡ ngỡ bước chân qua cánh cổng trường. Tôi ôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác ngỡ ngàng, thích thú khi thấy trường mình hiện ra thật đẹp, thật cổ kính biết bao. Để rồi từ đó, mỗi một ngày trôi qua, tôi lại thấy mình thật gắn bó hơn mái trường này.
Tôi sẽ không bao giờ quên được những giờ ra chơi vô cùng sôi động với những trò nghịch ngợm không thể tưởng của lũ học trò. Và có lẽ, tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim mình những cảm xúc thật xúc động và thiêng liêng khi đứng dưới sân trường trong lễ chào cờ đầu tiên. Lúc ấy, chúng tôi, không ai bảo ai, ánh mắt đều hướng lên lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trong buổi ban mai. Có lẽ cảm giác như lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc đang vang lên trầm hùng, trang trọng trong bài hát “Quốc ca”.
Yêu là thế, vậy mà chỉ còn hơn 2 năm học nữa thôi, tôi sẽ phải tạm biệt mái trường này. Nhưng chỉ là tạm biệt thôi nhé, trường Trưng Vương của tôi. Bởi tôi biết, dù có đi đâu, có học ở những ngôi trường xa xôi ở tận phương trời nào, thì mái trường Minh Khai vẫn sẽ mãi là tình yêu của tuổi thơ tôi!
Nếu bạn cần bài văn khác thì ib fb mình nha:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100082065803096
mình mới thi giữa kì đề này xong đc 9đ bài văn 6đ mình chỉ đc 5đ cảm ơn ạ
tham khảo:
MB: Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - <tên trường của em>, một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên.
KB: Ngôi trường này, sẽ mãi là ngôi nhà thứ hai của chính em và những thế hệ người đã từng là học sinh ở đây. Nơi đã từng ghi dấu nhiều kỉ niệm - vui, buồn của chúng em; vẫn mãi trong kí ức này, một ngôi trường đã cho em những điều mà em cần phải biết - ngôi trường thân yêu
Tham khảo
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Tham khảo!
Mỗi chúng ta ai cũng cần có một mái nhà, ở đó có ba có mẹ, có những người thân yêu. Dù có đi đâu xa, nhưng mỗi tối chúng ta đều phải trở về căn nhà của mình. Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi che chở cho chúng ta trước mọi bão táp, gió mưa.
Ngôi nhà của gia đình em không to cao như những ngôi nhà trong làng, nhưng đối với em nó là ngôi nhà đẹp nhất. Căn nhà được ba mẹ em xây từ khi em chừng 2 – tuổi, được quét vôi vàng và bây giờ đã phong rêu, đứng khiêm nhường bên những tán cây cổ thụ. Căn nhà em ở có 2 tầng, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp, bếp để nấu nướng và để một cái bàn ăn. Phòng ngoài là phòng khách nơi cả nhà cùng xem tivi, cùng trò chuyện và cũng là nơi bố mẹ dạy bảo em khi em làm sai việc gì.
Phòng trong được chia ra làm phòng ngủ cho bố mẹ.
Phòng của hai chị em được bố trí trên tầng 2. Chúng em tự trang trí cho căn phòng của mình bằng nhiều tranh ảnh, lọ hoa, thú bông… Phòng em còn có một cái chuông gió, mỗi khi gió thổi, chuông kêu leng keng nghe rất vui tai. Đó là món quà sinh nhật mà một người bạn thân đã tặng em. Trên bàn học của chị em còn có mấy khung ảnh để ảnh gia đình và ảnh của hai chị em khi còn bé. Phòng của em trai em thi đơn giản hơn, em ấy không thích trang trí gì nhiều. Ngoài chiếc giường ngủ, cái bàn học và chiếc máy tính và tủ đựng quần áo ra, không có gì nữa. Phòng ngủ của bố mẹ em thì trông chật chội hơn vì đựng rất nhiều thứ. Hơn nữa phòng của bố mẹ thi thoảng cũng là nơi tá túc của hai chị em, nên để mọi thứ ở trong đó.
Trước cửa nhà bố em em trồng một số cây cảnh như cây hoa lan, chậu cây lộc vừng, cây tứ quý. Trong nhà nhìn ra sân hay ở ngoài đường nhìn vào em thấy ngôi nhà mình tràn đầy sức sống. Mỗi khi rảnh rỗi cả gia đình em lại ra chăm sóc các chậu cây cảnh trước nhà, cả nhà em ai cũng vui mừng.
Trên lan can tầng 2 bố mẹ trồng cây hoa sao, cây leo kín cả lan can. cái lan can nhà em là xanh mát, trông xa như một tấm mành xanh phủ xuống. Mùa hè, cây nở những bông hoa đỏ li ti.
Em rất yêu ngôi nhà của mình. Dù đi bất cứ đâu, chỉ cần về nhà, em lại thấy sự đầm ấm gắn bó. Nhà là tổ ấm của gia đình em. Dù nhà em không rộng rãi, khang trang nhưng em không có cảm giác chật chội mà ngược lại, em thấy nó nhỏ nhắn, đáng yêu vì ở đó luôn đầy ắp tiếng cười và niềm yêu thương.
Ngôi nhà tuy nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đối với mọi người trong gia đình em. Em muốn mãi mãi được sống bên mái nhà của mình, có bà mẹ và những người thân yêu. Mai đây lớn lên dù có đi đâu xa em mãi mãi nhớ về ngôi nhà nhỏ bé nhưng luôn ấm áp và tràn ngập niềm vui.
Em tham khảo:
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Chùa Keo, một khu chùa cổ tuyệt vời, một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.
Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.
Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.
Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.
Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu "tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!
Tham khảo:
Ngôi trường em đang theo học là trường Trung học cơ sở Thị Trấn Phù Mỹ, ngôi trường thân yêu ấy đã gắn bó với em suốt bốn năm qua, xây đắp cho em những ước mơ tương lai, đầy hi vọng. Trong em, nơi đây nhiều ngôi nhà thứ hai của mình vậy, thật thân thương và đẹp đẽ.
Trường em được thành lập vào năm 2013, tại đường Quang Trung, Huyện Phù Mỹ ,Tỉnh Bình Định . Trường có diện tích khá lớn trên 1000 mét vuông, khuôn viên rộng rãi có khu vui chơi, khu học tập, khu thể dục thể và có hệ thống bể bơi. Trường xây dựng theo sơ đồ hình chữ U, một dãy nhà hai tầng khang trang, bố trí để học sinh các lớp theo học hai khối sáng và chiều, có phòng học thêm, phòng cán bộ công nhân viên trong trường, thư viện và phòng truyền thống riêng. Một hội trường lớn để tổ chức các hoạt động của tập thể nhà trường. Trường cũng có hệ thống cấp thoát nước, nhà giữ xe và khu vệ sinh được bố trí hợp lí, sạch sẽ và an toàn.
Sân trường rộng với nhiều loại cây xanh như cây phượng, cây bằng lăng, cây bàng,... được trồng rộng khắp, toả bóng mát vào mùa hè, tạo bầu không khí trong lành. Dưới mỗi gốc cây có đặt các ghế đá cho mọi người ngồi hóng mát và thư giãn trong giờ ra chơi sau những giờ học tập mệt mỏi, đặc biệt là những ngày thời tiết oi bức. Nhiều loại hoa được trồng và chăm sóc chu đáo góp phần xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp.
Trước đây, trường có hơn 50 giáo viên và 1000 học sinh. Theo thời gian, số lượng cán bộ giáo viên và học sinh ngày càng tăng. Thầy cô cán bộ giáo viên trong nhà trường đều tâm huyết với nghề, có chất lượng giảng dạy và giáo dục cao, tận tụy với công việc, tất cả vì tương lai của học sinh, luôn ân cần, chỉ bảo cho chúng em từ những khó khăn trong cuộc sống đến những vướng mắc trong học tập. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Học sinh trường trung học cơ sở Thị Trấn Phù Mỹ có truyền thống hiếu học, tương thân thương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phấn đấu vươn lên vượt qua những khó khăn của nghịch cảnh, tham gia nhiều cuộc thi và gặt hái được các kết quả tốt. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm khoa học đầy sáng tạo được vận dụng vào thực tiễn, văn hoá ứng xử của học sinh được thực hiện nghiêm túc góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Dù mới thành lập song trường đạt nhiều thành tích nổi bật, nhiều hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá được tổ chức giúp chúng em có điều kiện để phát triển toàn diện, thư giãn sau những giờ học đầy căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng góp phần giúp chúng em có thêm nhiều hiểu biết, thu thập được nhiều thông tin bổ ích. Nhân các ngày lễ lớn, nhiều hoạt động văn nghệ, ca hát, hội khỏe Phù Đổng giúp chúng em có điều kiện phát huy năng khiếu, thể hiện tài năng của mình. Đặc biệt, nhà trường tạo nhiều điều kiện để chúng em được tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai trong trường học như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật vô cùng hiệu quả và đầy lí thú.
Ngôi trường Nguyễn Lương Bằng đầy xinh đẹp và tự hào của chúng em đang ngày một phát triển và sẽ chất lượng hơn nữa trong thời gian sắp tới. Chúng em, những học sinh dưới mái trường xanh đang ngày ngày miệt mài, cố gắng thật nhiều để mang lại những thành tích xuất sắc cho nhà trường.
Ngôi trường yêu dấu đã cùng em lớn lên và trưởng thành, sau này, dẫu có đi xa, em vẫn luôn mãi nhớ về mái trường cùng thầy cô bè bạn, nơi lưu giữ những kí ức tuyệt vời với những năm tháng chẳng thể nào quên của tuổi học trò. Thật cảm ơn thật nhiều công lao to lớn như biển cả của thầy cô, chẳng quản gian nan trong sự nghiệp trồng người chèo lái con thuyền đưa chúng em đến những bến bờ tri thức.
Tham khảo
Trong cuộc đời học sinh, ai cũng có những niềm riêng để tự hào. Những ngôi trường nằm trong kí ức luôn là những cái tên không thể quên trong cuộc đời. Với tôi cái tên "Trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1" là một cái tên để tự hào như thế.
Được biết đến là một trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Bắc Ninh, trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 luôn khẳng định vị thế đứng đầu khối các trường trung học không chuyên của tỉnh. Được thành lập vào năm 1961, ngôi trường đã viết lên trang sử dày truyền thống. Nằm ở khu vực phố Khám xã Gia Đông huyện Thuận Thành, trường có một phổ thông vật chất khang trang và cực kì kiên cố. Trước cổng trường là vòm cong tựa parabol. Bước vào cổng là nền gạch vàng hồng in nổi những họa tiết để tránh trơn trượt. Khoảng sân rộng, nhiều cây xà cừ. Những cây này được trồng từ rất lâu từ khi trường mới thành lập. Chúng được trồng theo hàng thẳng tắp ra phía cổng. Bước từ cổng nhìn thẳng vào là khu nhà 3 tầng được xây dựng năm 1975. Đây cũng là khu nhà được xây dựng có sảnh để tổ chức những lễ kỉ niệm, lễ bế giảng. Không chỉ thế, khu nhà này còn có phòng đoàn, phòng hành chính, phòng sổ điểm và chìa khóa lớp học. Còn lại là lớp học dành cho khối 10 và khối 11. Đứng ở sân trường nhìn sang bên phải là khu phòng máy tính và tin học. Được xây dựng là hai tầng thông sang với khu nhà 3 tầng với sáu phòng bao gồm cả phòng y tế, Tầng 1 là nơi lưu trữ hồ sơ từ những ngày thành lập, trước đây còn là lưu trữ bằng giấy tờ nhưng hiện nay đã lưu trữ bằng phổ thông dữ liệu của nhà trường. Tầng hai của khu nhà này là phòng tin học với trang thiết bị hiện đại giúp cho học sinh thực hành tốt những giờ tin học trong chương trình. Nhìn sang bên trái lúc này là khu nhà hiệu bộ. Được xây dựng với hai tầng theo thiết kế có sảnh ở giữa Tầng 1 là các phòng nghỉ của giáo viên, được sắp xếp theo từng tổ bộ môn. Tầng 2 là phòng hội nghị, phòng họp, nơi tổ chức, diễn ra các cuộc họp bộ môn từng tuần từng tháng, hoặc nơi tổ chức các sự kiện liên quan tới chuyên môn nhà trường, đội ngũ viên chức nhà trường.
Đây cũng là nơi tiếp đón vị khách ghé thăm ngôi trường. Khu nhà ba tầng có lối đi dẫn sang khu nhà 4 tầng phía sau của khu nhà này. Sau khu nhà 3 tầng là khoảng sân bê tông rồi đến khu nhà 4 tầng này. Khu nhà này bao gồm phòng học dành cho khối 12 và một số lớp khối 11, và một vài phòng thực hành của các môn tự nhiên: hóa học, vật lý. Khu nhà 4 tầng này được xây dựng sau khu nhà 3 tầng và khu hiệu bộ. Mới đây, năm 2015, trường đã xây dựng xong khu nhà mới với thiết kế hiện đại, 5 tầng, nằm bên cạnh khu nhà 4 tầng này. Đồng thời, nhà trường cũng phá dỡ khu nhà 2 tầng là chứng nhân cho sự tồn tại của nhà trường vào năm 2015. Khu nhà 2 tầng này là hình ảnh ban đầu của ngôi trường khi mới thành lập. Dỡ bỏ khu nhà 2 tầng, nhà trường đã thiết kế khuôn viên và khu nhà để xe cho học sinh. Công trình cuối cùng của nhà trường là nhà đa năng. Đây là khu nhà nơi tổ chức những buổi kết nạp đoàn, cảm tình đoàn, đón chào diễn giả truyền lửa cho các bạn lớp 12 chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Cũng là nơi tổ chức các cuộc thi bên lề của dịp lễ lớn, phòng tập luyện cho những bạn có tài năng, đam mê nghệ thuật. Căng – tin nhà trường được xây dựng bên cạnh khu nhà hiệu bộ. Căng – tin không lớn nhưng cũng đủ để học sinh trường thoải mái ăn uống, photo tài liệu, cung cấp đồ dùng cần thiết cho việc học tập.
Trên đây là phổ thông vật chất nhà trường. Truyền thống của nhà trường còn được thể hiện trong những thành tích mà cả thầy và trò đều đã đạt được. Năm 2005, chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đã tới dự lễ khai giảng và viết sổ vàng truyền thống. Năm 2009 phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về dự lễ khai giảng, năm 2011 kỉ niệm 50 năm thành lập trường, đón nhận huân chương lao động hạng nhất. Những mốc son lịch sử của nhà trường đã tạo nên truyền thống vàng. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ… Những cái tên sáng chói luôn là niềm tự hào của học sinh cũng như nhà trường. Những thủ khoa đại học, những học sinh đạt giải cao trong các kì thi, cuộc thi dành cho học sinh trong toàn quốc. Quan trọng nhất vẫn là tỉ lệ đỗ đại học của nhà trường và các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh và cấp quốc gia. Những mục tiêu phấn đấu của nhà trường đã được hoạch định sẵn và có phương hướng đào tạo để phát triển được chúng. Không ai có thể phủ nhận sự tận tâm, liên tục thay đổi phương pháp dạy và tìm tòi, cập nhật những kiến thức, dạng bài mới để giúp cho thành tích của học sinh cũng như nhà trường ngày càng vươn xa.
Ngôi trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 vẫn mãi còn đó với tương lai phát triển ngày càng rộng mở. Thầy và trò nhà trường luôn không ngừng thi đua, dạy và học tốt. Ngôi trường ngày càng khẳng định vị thế của mình trong danh sách, bảng xếp hạng trường chuẩn quốc gia, là niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Ninh.
THAM KHẢO THÔI NHÉ
Ngôi trường” hai tiếng gần gũi giản dị, thiêng liêng, chứa đựng bao kỉ niệm gắn bó về một thời áo trắng, hồn nhiên thơ ngây. Ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của em.
Thật tự hào khi ngôi trường em mang tên một anh hùng dân tộc lịch sử. Trường THCS Chu Văn An được thành lập năm 1908 . Sau hòa bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956. Từ năm đó đến nay, có những thời kỳ gián đoạn do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường ổn định từ năm 1964 đến nay.
Ngôi trường nằm trên con đường quốc lộ với nhiều phương tiện xe cộ đi lại. Hai bên cổng trường là cây cối um tùm, cành lá xum xuê nên những bạn học sinh khi đến trường có thể nghỉ ngơi, nghỉ giải lao dưới bóng mát mà không sợ nắng. Cổng trường được sơn màu xanh, với bảng hiệu ghi tên trường, luôn mở rộng chào đón các bạn học sinh, đưa các bạn trở về với thế giới của những tri thức. Hai bên cánh cổng còn được lát gạch đỏ trông rất sang trọng. Bước vào sân trường được đổ bê tông phẳng lì, cây cối to, cao che bóng má cho cả một khoảng trời trong sân trường. Vào mỗi giờ ra chơi, các bạn thường ra gốc cây tham gia những trò chơi, ngồi nghỉ giải lao, hóng mát sau những giờ học căng thẳng. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Ngôi trường với những dãy nhà cao to, khang trang, cao đẹp được sơn màu vàng. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngôi trường càng trở nên lung linh, kì diệu hơn. Trường có rất cả 30 phòng học với những phòng học bộ môn như Vật lý, Hóa học,… với những máy móc, đồ thí nghiệm để học sinh được học tập khoa học. Các lớp học đều được lát nền đá hoa, mùa hè đi vào mát rượi. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Trong mỗi lớp học các bạn học sinh còn khéo léo trồng những cây xanh đem đến không khí trong lành, thoải mái, đễ chịu. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng nhà đa năng để học sinh tham gia những hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.
Được học tập dưới mái trường, chúng em luôn cảm nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bạn bè. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn cao, có kinh nghiệm cao trong nghề. Đặc biệt các giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ…Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Chúng em luôn tôn trọng những thầy cô giáo, những người đã tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, như những người lái đò chèo lái cho bao thế hệ học sinh sang sông một cách an toàn. Mai này bài giảng của thầy cô giúp chúng em trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiếng anh, hội chợ,… giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện trở nên năng động hơn. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu. Trường có bề dày lịch sử cao về truyền thống học tập, với tỉ lệ đỗ vào các trường cấp ba đứng đầy Tỉnh, cùng với học sinh giỏi chiếm tỉ lệ cao.
Ngôi trường gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm, ngôi trường gắn bó biết bao kỉ niệm về tuổi học trò về thời áo trắng, chắp cánh cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa. Dù có đi đâu xa thì ngôi trường vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ học sinh: “ Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm”.
Có lẽ với mỗi người khi đã đang và sẽ đi qua những năm tháng tuổi học sinh thì sẽ còn ghi dấu mãi mãi hình ảnh ngôi trường mà mình đã gắn bó bao lâu. Không biết tự bao giờ, ngôi trường nhỏ bé, thân thuộc đã trở thành ngôi nhà thứ hai bởi nơi đó có thầy cô nhiệt tình, tận tụy với học sinh; có bạn bè yêu quý, sẻ chia cùng nhau như chị em trong gia đình. Với tôi, ngôi trường cấp hai Trần Huy Liệu là thế đó, là một miền cứ ức tươi đẹp mà khi đi đến nơi đâu cũng luôn luôn hướng về với tình cảm thương mến.
Dọc theo quốc lộ 10 về phía Tây Nam, ta sẽ bắt gặp hình ảnh ngôi trường Trần Huy Liệu nằm cách mặt đường chính khoảng 10m. Trường nằm ở thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản- nơi cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km. Tiền thân của ngôi trường là trường năng khiếu Vụ Bản, được thành lập năm 1993 tại cầu Chuối, Vụ Bản. Đến năm 1997, trường được xây mới và chuyển về địa điểm như hiện tại. Từ ngày 22/8/1997, trường vinh dự được mang tên giáo sư, viện sĩ sử học của quê hương “Thiên Bản lục kỳ”- Trần Huy Liệu.
Được sinh ra từ cái nôi của mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng và hiếu học, suốt 20 năm qua trường luôn kiên trì, bền bỉ vươn lên để ngày một trưởng thành. Ban đầu, trường chỉ có 13 cán bộ giáo viên và 150 em học sinh thì đến nay trường đã có một tập thể sư phạm 50 cán bộ giáo viên, 16 lớp với hơn 600 học sinh cùng nhau đoàn kết, nỗ lực làm nên những trang vàng truyền thống của nhà trường. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất thì đến nay trường đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trường gồm 45 phòng học hiện đại được trang bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy như bảng, máy tính, máy chiếu. Các phòng bộ môn cũng được chú trọng đầu tư các mẫu vật thí nghiệm để học sinh có cơ hội quan sát và học tập hiệu quả hơn. Phía sau dãy nhà học sinh là sân cát khá rộng để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại kháo đầy sôi nổi. Vì là ngôi trường chất lượng cao của huyện nên lượng học sinh từ xa về học rất đông. Trường cũng đã chú trọng, quan tâm đến các em, xây dựng nhà bếp và khu nhà ăn khang trang và hợp vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em học tập. các phòng nội trú rộng rãi, thoáng mát được quản lí nghiêm bởi thầy quản sinh.
Một học sinh cũ, nay đã là một cô giáo mới, về trực tiếp giảng dạy tại trường đã nhận xét rằng: “ Có thể khẳng định: đây là một môi trường lí tưởng để học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt”. “Mái trường là mái ấm tình thương của chúng em, là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước”. Đã từ lâu, Trường THCS Trần Huy Liệu được biết đến là cái nôi bồi dưỡng học sinh giỏi, với đội ngũ thầy, cô giáo tâm huyết và giàu kinh nghiệm, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện tin tưởng. Tuy có tuổi đời rất trẻ song đã có bề dầy thành tích: hàng chục Bằng khen của UBND tỉnh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng bộ GD-ĐT, Thủ tướng Chính phủ, TƯ Đoàn TNCS HCM… Hàng năm: 98% đến 100% học sinh lớp 9 đỗ vào PTTH, có 28- 45 em đỗ vào các trường chuyên của Nam Định, Ninh Bình, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Để đạt được kết quả trên, Ban giám hiệu Trường THCS Trần Huy Liệu đã có nhiều giải pháp để động viên, khích lệ phong trào dạy và học. Cùng với quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, Ban giám hiệu nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, như thực hiện nghiêm túc chế độ dự giờ, sinh hoạt chuyên môn; đồng thời, chú trong đổi mới phương pháp dạy học và thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm khơi dậy sự hứng thú, tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để thống nhất phương pháp giáo dục, cũng như công tác quản lý học sinh.
Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ mái trường Trần Huy Liệu. Hàng năm, dịp 20/11, các em kéo về thăm trường –thăm “mái ấm”, “cái nôi xưa” với những tình cảm chân thành, với sự gắn bó thân thiết. Và các em về với cả sự quan tâm, chăm sóc: Hàng trăm xuất quà, học bổng được dành tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó với những lời dặn dò của người anh, người chị đã động viên, khích lệ, giáo dục các em thật thiết thực.