Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
BÀI LÀM :
Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các festival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.
Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.
Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.
Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.
Ngày nay, khung diều còn có thể làm bằng kim loại mỏng, vô cùng chắc chắn, làm cho con diều có khả năng bay lên cao hơn bình thường và có thể thích nghi hơn với thời tiết, khi gió lớn một chút cũng không bị quật ngã mà vẫn có thể bay như bình thường. Bộ phận thứ hai không thể thiếu của diều chính là giấy diều, hay còn được gọi nôm na là phần áo của diều. Khi xưa, điều kiện còn thiếu thốn, phần áo diều này được làm từ những mảnh giấy báo thừa, chúng sẽ được dính lại với nhau, dán xung quanh phần khung của diều. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi đó chính là phần giúp cho diều đón gió và có thể bay lên.
Ngày nay, khi thả diều đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thì phần khung hay phần áo diều cũng được thiết kế tỉ mỉ hơn, ngoài giấy thì chất liệu được ưa thích hơn cả chính là ni lông, vải dù, trên đó có những màu sắc vô cùng bắt mắt, độc đáo, có thể là những hình thù khác nhau, có thể là hình cánh bướm, hình chim công, chim đại bàng… Những hình thù của cánh diều được sản xuất đa dạng để phục vụ cho mục đích sử dụng của nhiều người. Phần cuối cùng không thể thiếu của diều chính là phần dây diều, phần dây diều thường là dây dù, đây là loại dây nhẹ, mảnh, chắc chắn có thể giữ chắc con diều giữa không trung và đủ nhẹ để đưa con diều bay lên cao.
Ngày nay, sự phát triển của bộ môn thả diều đã thu hút ngày càng đông đảo lượng người tham gia, mọi người thường tập trung lại với nhau thành những tổ chức, những câu lạc bộ thả diều lớn. Đó chính là nơi những người yêu thích thả diều có thể chia sẻ niềm đam mê với bộ môn này cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình biết về thả diều. Họ tham gia thi đấu, tổ chức các festival để những người có cùng sở thích có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình, mục đích chính không phải giải thưởng mà là sự giao lưu, chia sẻ.
Thả diều là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo người Việt Nam yêu thích, lựa chọn.
Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam.
Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.
Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực.
Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh thần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.
Em tham khảo nhé !!
Dàn ý chung
a) Mở bài
- Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm:
+ Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
+ Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể
- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:
+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu ?
+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:
+ Số lượng người chơi
+ Độ tuổi thường chơi
+ Thời gian chuẩn bị
+ Thời gian chơi
+ Các kỹ năng cần thiết
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)
- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...
- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi
- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:
+ Giải trí, tạo niềm vui cho con người
+ Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
c) Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
Chong chóng là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Gặp khi không có gió, các em cầm chiếc chong chóng chạy, nó cũng quay tít. Có loại chong chóng hai cánh, có loại bốn cánh. Có chiếc chong chóng làm bằng giấy, có chiếc chong chóng các em làm bằng lá dứa.
#Thảo Vy#
TK
ĐỀ 1
Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.
ĐỀ 2
Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.
Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
Tham khảo
Như một điều tất nhiên, mỗi khi nhắc tới Việt Nam là hình ảnh của những tà áo dài bay bay với chiếc nón bài thơ, là hình ảnh của những lũy xanh mướt. Và tất nhiên không thể thiếu được hình ảnh của hoa sen.
Cây sen có tên tiếng Anh là Nelumbo Nucifera Gaertn, một trong những loại thực vật hạt trần xuất hiện sớm nhất trên trái đất. Sen xuất hiện ở châu Á, từ ấn Độ sau đó lan qua Trung Quốc và các vùng đông bắc Úc Âu.
Sen gồm có năm phần chính: củ sen, ngó sen, cuống sen, lá sen và búp sen. Thân rễ cây hình trụ, mọc trong bùn gọi là ngó sen. Lá mọc lên trên mặt nước khoảng tầm 30 cm, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến là hình đĩa to, đường kính lớn khoảng 40- 70cm, các gân là từ tâm tỏa ra phái bên ngoài. Hoa sen to, gồm nhiều cánh màu trắng đỏ hồng, cánh này chồng lấy cánh kia. Hoa sen là loài hoa lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn hai ô, mở bởi kẽ nứt dọc, trung đới mọc ra dài thành một phần trụ trắng gọi là hạt gạo. Lá noãn nhiều và rời nhau đựng trong một đế hoa. Vòi hoa ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa. Lá sen có đặc điểm là không thấm nước, giống với lá khoai.
Sen có loại nhỏ với cả thân và lá, hoa đều được trồng trong các chậu nhỏ hay bể cạn có tên là sen tịch thượng (nghĩa là sen ngồi trên). Ở các nước Ấn Độ hay Bắc Mĩ còn có giống sen khác như hoa sen màu vàng. Sen hồng được coi là loài sen tối thượng, thường dành cho các đấng bậc tối cao như ở chùa hay ở cung điện. Sen đỏ là hình ảnh của tình yêu nguyên thủy, sen xanh lại biểu trưng cho trí tuệ còn sự thuần khiết lại chọn sen trắng làm biểu tượng cho mình. Hoa sen xuất hiện phổ biến của nước ta, trong các ao, đầm thuộc họ sen có giống màu hồng hoặc đỏ. Sen được trồng nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở vùng Tháp Mười. Chẳng thế mà câu ca mà có câu ca chúng ta đã hát từ nhỏ tới giờ:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Sen đã trở thành một phần trong cuộc sống sinh hoạt cũng như tinh thần, tâm linh của con người. Hạt sen được coi là một trong những đồ ăn bổ dưỡng. Những thức quà từ hạt sen như chè sen, cháo sen,... luôn làm nức lòng người thưởng thức bởi sự thanh mát, rất tốt cho sức khỏe. Món gỏi thơm ngọn được tạo thành chính nhờ có ngó sen. Cuống sen phơi khô, đun lên có thể chữa bệnh viêm mũi. Rồi ai một lần ăn cốm, nhất là cốm làng Vòng đã quá quen thuộc với những chiếc lá sen. Lá sen thanh mát bọc lấy hương cốm để tạo nên cái nhẹ nhàng mà vẫn thanh cao, làm nhớ thương bao người đã trót vương vấn. Và cuộc sống, sức khỏe con người luôn có sen như một thức ăn, thức uống bổ dưỡng.
Rồi sen còn đi vào đời sống tâm hồn của người Việt. Hình ảnh sen đã quá quen thuộc trong những công trình kiến trúc lớn ở chùa chiền, trên các đồ vật,... Bởi trong quan niệm Phật giáo, sen là biểu tượng cho tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, cho sự liêm chính, thiện lương không bị ảnh hưởng bởi các thế lực bên ngoài. Vì thế mà chúng ta vẫn thường ca:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Hình ảnh ấy xuất hiện thường xuyên trong những kiến trúc thời Lý- Trần khi đạo Phật trở thành quốc đạo. Một cách cảm nhận khác: sen còn là hình ảnh của sự giác ngộ, khi mà còn người đã nhìn qua khổ ải, đứng trên nó. Trong cuộc sống ngày nay, sen vẫn được coi là “đại sứ văn hóa”, là quốc hoa của Việt Nam. Có thể thấy hình hoa sen thêu trên những tà áo dài, trên những chiếc nón hay là biểu tượng của hãng hàng không Vietnam airline. Sen đã đem hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với khắp bạn bè năm châu. Và đặc biệt, sen cũng là nguồn thi hứng dạt dào cho những câu ca, lời thơ, bài hát được cất cao. Cuộc sống tinh thần của con người thêm phong phú cũng bởi thế.
Từ xưa đến nay, và cả về sau, sen luôn là là một phần trong cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của con người, là niềm tự hào của những người dân đất Việt.
Tham khảo:
Có thể nói hoa sen từ lâu đã gắn với văn hoá tinh thần của người Việt. Hoa sen được ví đẹp như những người thiếu nữ Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao giàu sức sống, biểu tượng của vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết về bài ca dao trên và loài hoa quen thuộc được nói tới trong bài, một loài hoa đồng nội mộc mạc, giản dị, sống trong bùn lầy hôi tanh mà vẫn toả hương khoe sắc. Đó là hoa sen.
Nói đến hoa sen, ai cũng nhớ tới một loài hoa mộc mạc trong đầm, lá to, tròn nổi trên mặt nước. Thân và cuống của hoa đềụ có màu xanh. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắng. Nhị và nhụy sen màu vàng được gói kín bên trong toả hương thơm ngát. Đài sen nở to khi lá và nhị rụng còn trơ lại và phát triển thành bát sen.
Vào mùa hạt, chưa đi đến đầu làng, còn bước chân trên con đường cát sỏi bỏng rát, ta đã ngửi thấy hương thơm ngào ngạt của hoa sen bay trong gió quyện trong mùi lúa nếp thơm nồng như giục giã bước chân ai nhanh về quê mẹ. Những ngày rằm, mồng một hàng tháng, mùa hè sen được bán đắt hàng nhất trong các hàng hoa vì ai cũng hiểu sen tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, bình dị, mộc mạc của con cháu kính dâng lên tổ tiên, ông bà. Hương trầm quện trong hương sen gợi nhớ về cõi linh thiêng, đẹp nhất. Cuối hạ những bông sen tàn trơ lại bát sen xanh to bằng bát cơm với những hạt sen già mẩy căng tròn. Mỗi bộ phận của sen đều có những công dụng hữu ích giúp cho con người. Hoa sen rất thơm dùng để ướp trà. Nếu bạn là người thích uống trà thì bạn không thể bỏ qua món chè sen (chè được ướp hương sen bằng cách cho chè vào hoa sen và buộc lại để qua đêm, hay cho nhị sen pha lẫn với chè). Nó vừa thơm vừa đậm đà uống xong rất sảng khoái. Chè tâm sen (phần phôi xanh trong hạt sen) còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt.
Hạt sen có thể ăn lúc non vừa ngọt vừa thơm, là món quà vặt của trẻ con thôn quê. Hạt sen già được các bà mẹ khéo tay nội trợ chế biến thành những món đặc sản nổi tiếng: Chè sen (nấu nhừ hạt sen rồi thả vào nồi bột sắn trong suốt) ăn vừa mát vừa bổ. Món mọc trong cỗ bàn chính là cách ninh nhừ hạt sen trong nồi xương lợn, thả những viên mọc nấm hương vào lẫn tạo nên hương vị béo thơm thật hấp dẫn. Trước đây món này chỉ dành cho vua chúa, quý tộc... mới được dùng.
Nếu bạn đi qua cánh đồng chỉ ngửi thấy mùi thơm của hoa sen thì với tôi hương thơm ấy lại gợi về những kỷ niệm bên gia đình bè bạn với hương vị của cốm làng Vòng dẻo thơm bọc trong những lá sen to mát dịu. Những ngày hè nóng bức lá sen đội đầu thay thế cho những chiếc nón, mũ quả là tuyệt diệu. Bọn trẻ chăn trâu coi đây là thú vui nhất khi đua nhau ngụp lận dưới đầm để mò ngó sen (phần thân và củ sen nằm sâu dưới bùn nước).
Có thể nói hoa sen từ lâu đã gắn với văn hoá tinh thần của người Việt. Hoa sen được ví đẹp như những người thiếu nữ Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao giàu sức sống, biểu tượng của vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hình tượng đó đã đi vào ca dao thơ ca, lấy sen làm vẻ đẹp để tôn vinh so sánh với Bác Hồ.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Sen còn là hoạ tiết chính trong các đồ vật trang trí trong các công trình văn hoá cổ, trong các bức tranh dân gian, các đồ vật trang nghiêm ở thủ đô Hà Nội. Chùa Một Cột nằm giữa hồ sen đã minh chứng cho sự quan trọng của hoa sen với đời sống của dân tộc ta. Và đặc biệt có cuộc thi đã lấy giải mang tên biểu tượng Bông sen vàng.
Có thể nói hoa sen là loài hoa đẹp, có nhiều lợi ích gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam chúng ta lại nhớ đến hình ảnh bông sen nổi lên trên mặt nước, toả mùi hương thơm ngát... Một loài hoa đẹp, cao quý của đất nước Việt Nam.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN - KÉO CO
Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa , trong đó có trờ chơi kéo co.
Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500 trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây u, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo da", trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,... thay cho dây thừng để chơi kéo co.
Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tù vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau. Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng,.. nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ.
Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền , được nhiều người dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.
Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, dời xa những trò chơi điện tử dù chỉ một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng.
Kéo co- một di sản phi vật thể, một trò chơi gần gũi với con người Việt Nam. Trò chơi dân gian ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình thần con người mà chúng ta phải luôn nhớ về và giữ gìn nó.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG
Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng.
Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”.
Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.
Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.
Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài.
Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.
“Thả diều, thả diều
Ơi con diều giấy tuổi thơ
Thả diều, thả diều
Ơi con diều ấy là ước mơ tuổi thơ tôi.
Bay lên hỡi cánh diều, bay lên vượt núi đồi
Bay cao bay cao nhận gió muôn phương...”
Lời bài hát “Thả diều” của Nguyễn Quang Thắng ngân vang mãi trong lòng người nghe giống như cánh diều vi vu trong gió. Thả diều tự bao giờ đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc không chỉ đối với trẻ con mà còn đối với nhiều người ở lứa tuổi khác nhau.
Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an.
Thú thả diều đã du nhập vào nước ta, và được nhiều người đón nhận. Hình ảnh những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Diều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi nhờ vào chất liệu này, không những làm được những cánh diều nhiều hình dạng và màu sắc mà còn bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những cô bé, cậu bé thích làm diều bằng giấy vì chúng có thể tận dụng giấy đã qua sử dụng, vừa tiết kiệm lại có thể thỏa sức sáng tạo.
Diều được làm theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người. Có cánh diều hình lưỡi liềm, có cánh diều hình hộp, hình tròn, hình vuông, cũng có những cánh diều được tỉ mỉ thiết kế theo hình những chú bướm, chú chim, hình rồng, hình người.
Tự tay làm một cánh diều giấy không khó nhưng đòi hỏi người làm cần tỉ mỉ, chau chuốt và kiên nhẫn. Đầu tiên cần dùng dao vuốt hai nan tre tròn, kích thước nhỏ nhưng phải dẻo để tránh bị gẫy. Đặt hai nan tre vào một tờ giấy tạo thành hai đường chéo, cố định bằng hồ hoặc băng dính và cắt phần còn thừa của nan tre. Cắt năm tờ giấy có chiều dài 30cm và chiều rộng 5cm. Sau đó dán chúng lại với nhau thành ba dây dài với hai dây dài 50cm và một dây dài 80cm. Đặt phần thân diều vừa làm thành hình thoi rồi dán đuôi diều vào. Đuôi dài nhất dán vào góc giữa, hai đuôi còn lại dán vào hai bên. Lấy một đoạn dây dài 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc hai đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Vậy là đã hoàn thành xong chiếc diều hình thoi. Ngày nay, công nghệ càng hiện đại, thì những chiếc diều thủ công cũng được thay bằng những chiếc diều làm từ máy móc. Tuy mẫu mã đa dạng và bắt mắt hơn nhưng tự tay làm một chiếc diều vẫn là một kỉ niệm khó quên.
Diều bay được là nhờ sức gió cho nên cần lựa chọn địa điểm thả diều cho phù hợp. Đó có thể là bãi đất trống, bãi cỏ nơi có nơi có đất bằng rộng rãi; không vướng cây cối; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt, nơi đó phải có gió. Lũ trẻ quê thích nhất là được thả diều giữa cánh đồng lúa bát ngát mênh mông hay chiều chiều được thả hồn mình trên những triền đê lộng gió. Tiếng sáo diều vi vu, vi vu cùng với tiếng nô đùa giòn tan họa nên một bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình và đầm ấm.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân, người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như quy trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.
Ở Việt Nam, vào những dịp lễ Tết, người dân lại tổ chức những trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chèo thuyền, và đặc biệt không thể thiếu trò chơi thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc sải rộng trên bầu trời rộng lớn với niềm mong ước về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
Thả diều mãi mãi là thú vui của nhiều người. Ngày nay, xã hội đã phát triển, nhiều trò chơi vì thế cũng ra đời dần thay thế cho những trò chơi dân gian. Vì thế mọi người cần chung tay gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và những trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt là trò chơi thả diều
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.
Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.
Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.
Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.