Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khai thác từ năm 1906.
Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên...
Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực... Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc.
Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người.
Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái.
Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sám Sơn.
Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.
Biển Sầm Sơn vào mỗi thời khắc trong ngày lại có những vẻ đẹp khác nhau. Du khách tha hồ khám phá và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời ấy. Sáng sớm bình minh lên, bầu trời ửng hồng phía chân trời, từng đoàn thuyền đánh cá của ngư dân làng Núi trở về sau một đêm đánh bắt ngoài khơi xa, những nụ cười rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc báo hiệu một đêm ra khơi thành công. Và chợ hải sản được họp ngay bên bờ biển, với nguồn hải sản vô cùng phong phú của biển Sầm Sơn, du khách có thể chọn lựa và thưởng thức tôm, cua, ghẹ, mực, cá thu… là những đặc sản vừa được cất lên từ biển. Buổi chiều, trời mát dịu, bãi biển tập trung rất đông người xuống tắm. Những tiếng hò reo với những cơn sóng xô, những tiếng vui đùa đuổi nhau trên cát… . Khi mặt trời dần lên cao, biển Sầm Sơn lóng lánh dát vàng, từng cơn sóng vỗ bờ trắng xóa ôm lấy dải cát mịn màng ánh lên trong nắng, những cánh diều rực rỡ giữa màu xanh của bầu trời, núi non và biển cả… Du khách cũng có thể nằm phơi mình trên bãi biển, nghe những thanh âm của biển và đón những cơn gió mang theo vị mặn rất đặc trưng để tâm hồn thư thái hơn, êm dịu hơn hoặc cùng nhau xây lâu đài cát rồi lại trả nó về với biển khi những đợt sóng lên cao… Đêm Sầm Sơn, biển mờ ảo dưới ánh trăng, sao, vẫn những đợt sóng vỗ bờ nhưng dường như êm đềm hơn, vẫn là những âm thanh ấy nhưng không phải là tiếng vui đùa của du khách nhảy theo từng con sóng bạc đầu mà là những tiếng thì thầm cùng với biển và sóng…
Đêm Sầm Sơn dường như có hai thế giới trái ngược nhau được ngăn cách bởi bức tường thiên nhiên là những rặng dừa và phi lao duyên dáng. Tạm biệt biển lấp lánh ánh trăng sao, tạm biệt bản nhạc du dương của gió, của sóng…, bước qua khỏi cái hàng rào thiên nhiên ấy, du khách sẽ thấy choáng ngợp trước đường Hồ Xuân Hương dọc theo bờ biển rực rỡ ánh đèn, cửa hàng, cửa hiệu tấp nập người qua lại. Trên vỉa hè ven biển là những sạp hàng bán đồ lưu niệm được làm từ các sản phẩm biển muôn màu sắc. Du khách đến với biển Sầm Sơn hẳn không quên mang về tặng người thân, bè bạn những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa. Nếu không muốn bách bộ, du khách có thể đi dạo trên con đường ven biển với những chiếc xích lô xinh xắn mà chủ nhân của nó ai nấy đều giàu lòng mến khách, thân thiện và cởi mở. Họ sẵn lòng giới thiệu tới du khách về những thắng cảnh đẹp trên quê hương Sầm Sơn yêu dấu. Du khách cũng có thể thuê những chiếc xe đạp đôi để cùng bạn bè, người thân tự mình khám phá cuộc sống sôi động về đêm của thị xã biển Sầm Sơn.
Không chỉ có biển thơ mộng cùng bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn ban tặng cho Sầm Sơn nhiều danh lam – thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng trên núi Trường Lệ với những truyền thuyết lung linh sắc màu huyền thoại mang đậm chất nhân văn. Hòn Cổ Giải là nơi Trường Lệ tiếp xúc với biển trông như con giải khổng lồ đang vươn ra biển khơi. Đền Độc Cước (còn gọi là đền Gầm) ngự trên đỉnh hòn Cổ Giải, điểm cực bắc của dãy Trường Lệ, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước nghĩa là một chân, gắn liền với truyền thuyết chàng khổng lồ xẻ đôi mình, một nửa ra khơi tiêu diệt thủy quái bảo vệ dân chài, còn một nửa đứng canh trên đỉnh hòn Cổ Giải. Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng nửa thân người và bước chân khổng lồ trên đá của chàng trai dũng cảm đó.
Theo sườn núi quanh co giữa những vạt thông reo là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, một thắng tích độc đáo và kỳ thú. Đứng sát cạnh du khách chỉ thấy hai khối đá lớn nằm chênh vênh trên một tảng đá bằng phẳng gọi là hòn Đá Bạn. Nhưng càng lùi xa, trông chúng càng giống một đôi chim đá khổng lồ đang nằm châu mỏ vào nhau. Truyền thuyết kể rằng có đôi vợ chồng yêu nhau, chết biến thành chim vẫn quấn quýt không rời. Các tiên nữ xuống bãi Tiên tắm, cảm cái tình ấy mới biến họ thành đôi chim đá để họ vĩnh viễn bên nhau.
Sầm Sơn với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ quả là vùng sơn thủy hữu tình, biển cả bao la đầy chất thơ cùng những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách của người dân nơi đây. Biển Sầm Sơn hứa hẹn một kỳ nghỉ hè đầy hấp dẫn và lý thú
Nguồn:Copy(bạn có thể rút lại ^^)
Núi Đọi - sông Châu - biểu tượng thiên nhiên vượt trội, tiêu biểu của tỉnh Hà Nam, cũng như tháp Sùng Diện Thiên Linh xây dựng thời Lý dưới triều Lý Nhân Tông đã và đang lưu dấu trong sử sách, từ lâu xa gần biết tiếng.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Đọi Sơn thuộc tổng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lúc đó có 3 thôn Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam, về sau ba thôn Trung Tín, Đọi Lĩnh, Đọi Trung được cắt về cho xã Đọi Sơn.
Núi Đọi cùng với núi Đệp là hai ngọn núi đất đột khởi giữa đồng bằng cùng với núi An Lão (Quế sơn) ở xã An Lão, Bình Lục được tạo thành bởi vận động kiến tạo cách ngày nay khoảng 250 triệu năm. Ba ngọn núi, 3 ở phía bắc tỉnh và một ở phía nam tỉnh cùng với sông Châu, sông Ninh (có người nhầm là sông Đào). Ghi một dấu ấn sơn thuỷ riêng của Hà Nam. Nếu chỉ chọn một biểu tượng, tất nhiên chỉ một điển hình là núi Đọi - sông Châu, nếu cần thêm biểu tượng phụ nữa thì có thể kể núi Quế - sông Ninh, Cấm Sơn - Sông Đáy.
Thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn (hàm rồng), sau vào thời Hậu Lê đổi thành Đọi Sơn. Núi nằm ở giữa xã, cao khoảng 400m, chu vi khoảng 2500m. Quanh chân núi có chín cái giếng tự nhiên, dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía phong cảnh thật nên thơ. Cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, xa xa dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa uốn éo chảy xuyên giữa.
Thuyết phong thuỷ nói rằng nơi đây phát nghiệp vương bá:
Đầu gối núi Đọi
Chân dọi Tuần Vường
Phát tích đế Vương
Lưu truyền vạn đại
Xung quanh chân núi đã phát hiện được nhiều mộ cuốn vòm kiểu Hán, đầu người chết quay vào núi. Đợt khai quật mộ thuyền ở xã Yên Bắc các nhà khảo cổ lại một lần chứng kiến đầu các ngôi mộ cũng nằm hướng núi Đọi. Có thể nhận định từ xa xưa, ít ra cũng vào thế kỷ I trước công nguyên tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi Thiêng”.
Sông Châu, chảy qua xã, con đường nước nối sông Hồng với sông Đáy với các bến đò giao thương khá nhộn nhịp, thời gian còn lưu lại địa danh: chợ Dâu, gò bến…Con đường thiên lý xưa từng có một nhánh chạy qua bên Câu Tử vào đất huyện Duy Tiên qua xã Đọi Sơn để lên kinh thành Thăng Long. Kết quả khảo sát năm 2004 của Bảo tàng tỉnh Hà Nam phối hợp với các nhà nghiên cứu Trung ương, bước đầu nhận định: tháng 7 năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ thành Hoa Lư về Đại La theo lộ trình đường thuỷ là chính: kinh đô Hoa Lư - sông Hoàng Long - sông Đáy - sông Châu. Đoàn thuyền Ngự đã qua đoạn sông Châu trên đất xã Đọi Sơn ngày nay ra cửa Lỗ Hà để vào sông Hồng rồi ngược lên Thăng Long.
Đọi Sơn - một vùng nông trang trù phú. Sông Châu chảy qua phía Đông xã, trước đây cung cấp lượng phù sa dồi dào làm mầu mỡ cho đất đai. Bãi dâu ven sông Châu quanh năm tươi tốt, nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển từ lâu trong vùng ở Tiên Phong, Mộc Nam…Mưu thuận gió hoà, cây cối tươi tốt ở đất này tôn nổi trái núi thiêng, sông nước trữ tình từng gắn bó với nhiều tao nhân mặc khách thăm thú, đề thơ vịnh cảnh như: Đàm Cửu Chỉ (thời Lý), Nguyễn Phi Khanh, Lê Thánh Tông (Thời Hậu Lê), Bùi Văn Dị, Nguyễn Khuyến, Vũ Duy Vĩ (thời Nguyễn).
Khách lên thăm chùa Đọi sẽ được thưởng thức hương vị thơm chát đậm đà của chè xanh núi Đọi.
Lần theo lịch sử, những di tích đầu tiên ở núi Đọi là khu mộ táng cổ có niên đại trước sau công nguyên ở khu vực ven Đầm Vực, khu Ao Ấu và gò con Lợn. Từ khu di chỉ đến chân núi chỉ khoảng 1km. Trong 11 ngôi mộ có ba ngôi thuộc loại quan tài hình thuyền, hai ngôi mộ đất kè đá, bốn ngôi mộ dát giường. Các ngôi mộ cũng quay đầu vào núi. Hiện vật chôn theo người chết được tìm thấy trong năm ngôi mộ chủ yếu là đồng hồ, đáng chú ý là con dao gặt lúa. Qua phân tích di cốt và di vật cho thấy người cổ Đọi Sơn mang những nét của chủng tộc Anh Đô Nê Diêng điển hình và họ đã sống vào thời kỳ xã hội bước đầu có sự phân hoá giàu nghèo, nghề canh tác lúa nước đã rất phát triển.
Cũng ở núi Đọi các nhà khảo cổ còn phát hiện trống đồng Đông Sơn thuộc loại Heger IV có niên đại thế kỷ I trước công nguyên (loại hình duy nhất được biết ở Hà Nam) cùng một số đồ đồng Đông Sơn không nằm trong mộ, trong đó có chiếc rìu đồng lưỡi hình tròn, gót tròn.
Sử cũ chép lại: Mùa xuân năm 987 vua Lê Đại Hành về Đọi Sơn cày ruộng tịnh điền được một chĩnh vàng và một chĩnh bạc gọi là ruộng Kim Ngân. Như vậy mảnh đất này lần đầu tiên mở ra một tục lệ đẹp mà Lê Hoàn là người khởi xướng, các triều đại từ Lý đến Nguyễn noi theo…Thời gian đã hơn 1000 năm nhưng các địa danh ghi dấu sự kiện này vẫn còn đậm nét như: Nhà Hiến, dinh Trong, dinh Ngoài, tàu ngựa liên tiếp đến nhà vua và quan quân khi ở đây.
Nhà Lý đã sớm chú ý đến ngọn núi án ngữ ở mặt nam kinh thành Thăng Long, cũng lại mang ý nghĩa phong phú trấn yểm. Vì thế khoảng thời gian những năm Long Thuỵ Thái Bình (1054-1058) triều vua Lý Thánh Tông, tể tướng Dương Đạo Gia đã cho xây dựng ngôi chùa trên núi Đọi. Thiền sư Đàm Cửu Chỉ thế hệ thứ 7 của dòng Thiền Quang Bích nổi tiến trong tông phái Phật Giáo đã về đây trụ trì. Tên chùa Diên Linh và núi Long Đọi đã có từ thời đó.
Nhưng Đọi Sơn chỉ thực sự nổi tiếng kể từ khi vua Lý Nhân Tông cho xây dựng ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến chùa Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1121) thì hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122)nhà vua mở hội khánh thành chùa Tháp.
Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân Minh tàn bạo sang xâm lược nước ta phá huỷ. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Trải qua các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn có khôi phục lại chùa. Lần tu bổ lớn nhất vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian, lớn nhỏ thiết kế nội, ngoại quốc. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “Đại danh lam” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ.
Tháng 3 năm 1947 chùa Đọi bị chiến tranh phá huỷ. Sau này hoà bình lập lại ở phía Bắc, chính quyền và nhân dân đã tích cực tiến hành tu bổ, lần lớn nhất vào năm 1958 đã hoàn tất những công trình chính tại đây. Năm 1992 chùa Đọi được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Từ đây công tác tu bổ, tôn tạo di tích ngày càng được quan tâm, từng bước khôi phục các hạng mục. Đặc biệt năm 2002 một dự án tu bổ, tôn tạo lớp quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn với vốn đầu tư từ Trung ương trên 10 tỷ đồng. Bước đầu tiên đặt cơ sở cho việc xây dựng dự án là tiến hành khai quật khảo cổ học để tìm lại dấu tích của tháp Sùng Thiện Diên Linh và bình đồ kiến trúc thời Lý. Đó cũng là sự mong đợi từ lâu của các nhà nghiên cứu nay mới được thực hiện. Cuộc khai quật do bảo tàng lịch sử Việt Nam chủ trì với sự tham gia đóng góp ý kiến của các giáo sư, tiến sỹ có uy tín thu được kết quả khả quan. Trong hố khai quật nằm giữa Hậu Cung của chùa và nhà hậu đã tìm thấy nền móng, các vật liệu kiến trúc cùng nhiều hiện vật thời Lý như tiêu bản trang trí, đồ gốm, đồ sành, kim khí. Đặc biệt có một số di vật quý có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.
Sau khi hoàn thành khai quật công việc tu bổ được tiến hành khẩn trương theo thiết kế kỹ thuật được thẩm định chu đáo.
Dự án tu bổ tôn tạo hoàn thành quần thể di tích danh thắng có một diện mạo mới với các công trình được xây dựng mới hoặc trùng tu: nhà khách, bãi để xe, cổng chùa, đường lên, toà tam bảo, phủ mẫu, đền Cổ Bồng, nhà tổ, nhà ở của tăng ni, mạng lưới cung cấp điện nước…Điều cần nhấn mạnh là công tác tu bổ, tôn tạo đã tuân thủ nghiêm túc các tiêu chí, nguyên tắc khoa học từ khi lập dự án đến quá trình thi công.
Còn phải kể thêm những di tích khác của quần thể nàỳ. Đó là việc phát hiện hai ngôi mộ cổ thờ Hậu Lê nằm ở rìa phía bắc Đầm Vực, phía đông Ao Ấu, cách núi Đọi khoảng 300m về phía nam. Hai ngôi mộ có niên đại Cảnh Hưng (1740-1786) triều vua Lê Hiển Tông giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục mai táng và sự phân hoá giàu nghèo thời đó. Cũng là lần đầu tiên chúng ta phát hiện Văn từ huyện Duy Tiên ở trên núi về phía tây bắc cách ngôi mộ chùa khoảng 500m. Văn từ có quy mô khá lớn nhưng bị thực dân Pháp phá huỷ lấy vật liệu về xây bốt Điệp. Nay chỉ còn lại 6 bia đá, trong đó có 3 bia còn đọc được, thống kê các đỗ đạt của huyện từ thời Hậu Lê đến Nguyễn, cung cấp nguồn tư liệu rất có giá trị, trong đó có nhiều vị khoa bảng các cuốn “Đăng Khoa Lục” trước đây bỏ sót.
Lễ hội chùa Đọi hàng năm mở từ 12/3-21/3 âm lịch, chính hội vào ngày 21 là một lễ hội lớn thu hút rất đông du khách xa gần đến dự và vãn cảnh. Lễ hội với đám rước kiệu từ chân núi lên chùa nhằm tưởng nhớ Lý Nhân Tông và bà Ỷ Lan, người có công xây dựng mở mang ngôi chùa sau đó là lễ dâng hương, tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn trời Phật. Các trò hội có chơi cờ người, đấu vật, hát đối…và thi đấu thể thao. Tuy nhiên, lễ hội chùa Đọi mang tính chất Phật giáo nên việc tổ chức cần dày công hơn, cần đầu tư công sức nghiên cứu nghi lễ, trò vè cổ truyền đã từng mai một. Nên chăng về lâu dài đào hồ, dựng thuỷ tình mời đội rối nước về trình diễn để phục hiện một bộ môn nghệ thuật độc đáo đã được mô tả trên bia Sùng Thiện Diên Linh ở chính nơi tạc dựng tấm bia này.
Quần thể di tích - danh thắng Đọi Sơn ngày một đậm lên giá trị lịch sử , văn hoá và du lịch. Văn hoá vật thể đã được tu bổ tôn tạo. Văn hoá phi vật thể từng bước được làm phong phú. Đọi Sơn có trở thành điểm nhấn, dấu soi trên bản đồ du lịch Hà Nam như một sức hút không gì cưỡng được của khách du lịch hay không thì còn nhiều việc cần làm.
nguồn sưu tầm
Núi Đọi - sông Châu - biểu tượng thiên nhiên vượt trội, tiêu biểu của tỉnh Hà Nam, cũng như tháp Sùng Diện Thiên Linh xây dựng thời Lý dưới triều Lý Nhân Tông đã và đang lưu dấu trong sử sách, từ lâu xa gần biết tiếng.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Đọi Sơn thuộc tổng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lúc đó có 3 thôn Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam, về sau ba thôn Trung Tín, Đọi Lĩnh, Đọi Trung được cắt về cho xã Đọi Sơn.
Núi Đọi cùng với núi Đệp là hai ngọn núi đất đột khởi giữa đồng bằng cùng với núi An Lão (Quế sơn) ở xã An Lão, Bình Lục được tạo thành bởi vận động kiến tạo cách ngày nay khoảng 250 triệu năm. Ba ngọn núi, 3 ở phía bắc tỉnh và một ở phía nam tỉnh cùng với sông Châu, sông Ninh (có người nhầm là sông Đào). Ghi một dấu ấn sơn thuỷ riêng của Hà Nam. Nếu chỉ chọn một biểu tượng, tất nhiên chỉ một điển hình là núi Đọi - sông Châu, nếu cần thêm biểu tượng phụ nữa thì có thể kể núi Quế - sông Ninh, Cấm Sơn - Sông Đáy.
Thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn (hàm rồng), sau vào thời Hậu Lê đổi thành Đọi Sơn. Núi nằm ở giữa xã, cao khoảng 400m, chu vi khoảng 2500m. Quanh chân núi có chín cái giếng tự nhiên, dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía phong cảnh thật nên thơ. Cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, xa xa dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa uốn éo chảy xuyên giữa.
Thuyết phong thuỷ nói rằng nơi đây phát nghiệp vương bá:
Đầu gối núi Đọi
Chân dọi Tuần Vường
Phát tích đế Vương
Lưu truyền vạn đại
Xung quanh chân núi đã phát hiện được nhiều mộ cuốn vòm kiểu Hán, đầu người chết quay vào núi. Đợt khai quật mộ thuyền ở xã Yên Bắc các nhà khảo cổ lại một lần chứng kiến đầu các ngôi mộ cũng nằm hướng núi Đọi. Có thể nhận định từ xa xưa, ít ra cũng vào thế kỷ I trước công nguyên tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi Thiêng”.
Sông Châu, chảy qua xã, con đường nước nối sông Hồng với sông Đáy với các bến đò giao thương khá nhộn nhịp, thời gian còn lưu lại địa danh: chợ Dâu, gò bến…Con đường thiên lý xưa từng có một nhánh chạy qua bên Câu Tử vào đất huyện Duy Tiên qua xã Đọi Sơn để lên kinh thành Thăng Long. Kết quả khảo sát năm 2004 của Bảo tàng tỉnh Hà Nam phối hợp với các nhà nghiên cứu Trung ương, bước đầu nhận định: tháng 7 năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ thành Hoa Lư về Đại La theo lộ trình đường thuỷ là chính: kinh đô Hoa Lư - sông Hoàng Long - sông Đáy - sông Châu. Đoàn thuyền Ngự đã qua đoạn sông Châu trên đất xã Đọi Sơn ngày nay ra cửa Lỗ Hà để vào sông Hồng rồi ngược lên Thăng Long.
Đọi Sơn - một vùng nông trang trù phú. Sông Châu chảy qua phía Đông xã, trước đây cung cấp lượng phù sa dồi dào làm mầu mỡ cho đất đai. Bãi dâu ven sông Châu quanh năm tươi tốt, nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển từ lâu trong vùng ở Tiên Phong, Mộc Nam…Mưu thuận gió hoà, cây cối tươi tốt ở đất này tôn nổi trái núi thiêng, sông nước trữ tình từng gắn bó với nhiều tao nhân mặc khách thăm thú, đề thơ vịnh cảnh như: Đàm Cửu Chỉ (thời Lý), Nguyễn Phi Khanh, Lê Thánh Tông (Thời Hậu Lê), Bùi Văn Dị, Nguyễn Khuyến, Vũ Duy Vĩ (thời Nguyễn).
Khách lên thăm chùa Đọi sẽ được thưởng thức hương vị thơm chát đậm đà của chè xanh núi Đọi.
Lần theo lịch sử, những di tích đầu tiên ở núi Đọi là khu mộ táng cổ có niên đại trước sau công nguyên ở khu vực ven Đầm Vực, khu Ao Ấu và gò con Lợn. Từ khu di chỉ đến chân núi chỉ khoảng 1km. Trong 11 ngôi mộ có ba ngôi thuộc loại quan tài hình thuyền, hai ngôi mộ đất kè đá, bốn ngôi mộ dát giường. Các ngôi mộ cũng quay đầu vào núi. Hiện vật chôn theo người chết được tìm thấy trong năm ngôi mộ chủ yếu là đồng hồ, đáng chú ý là con dao gặt lúa. Qua phân tích di cốt và di vật cho thấy người cổ Đọi Sơn mang những nét của chủng tộc Anh Đô Nê Diêng điển hình và họ đã sống vào thời kỳ xã hội bước đầu có sự phân hoá giàu nghèo, nghề canh tác lúa nước đã rất phát triển.
Cũng ở núi Đọi các nhà khảo cổ còn phát hiện trống đồng Đông Sơn thuộc loại Heger IV có niên đại thế kỷ I trước công nguyên (loại hình duy nhất được biết ở Hà Nam) cùng một số đồ đồng Đông Sơn không nằm trong mộ, trong đó có chiếc rìu đồng lưỡi hình tròn, gót tròn.
Sử cũ chép lại: Mùa xuân năm 987 vua Lê Đại Hành về Đọi Sơn cày ruộng tịnh điền được một chĩnh vàng và một chĩnh bạc gọi là ruộng Kim Ngân. Như vậy mảnh đất này lần đầu tiên mở ra một tục lệ đẹp mà Lê Hoàn là người khởi xướng, các triều đại từ Lý đến Nguyễn noi theo…Thời gian đã hơn 1000 năm nhưng các địa danh ghi dấu sự kiện này vẫn còn đậm nét như: Nhà Hiến, dinh Trong, dinh Ngoài, tàu ngựa liên tiếp đến nhà vua và quan quân khi ở đây.
Nhà Lý đã sớm chú ý đến ngọn núi án ngữ ở mặt nam kinh thành Thăng Long, cũng lại mang ý nghĩa phong phú trấn yểm. Vì thế khoảng thời gian những năm Long Thuỵ Thái Bình (1054-1058) triều vua Lý Thánh Tông, tể tướng Dương Đạo Gia đã cho xây dựng ngôi chùa trên núi Đọi. Thiền sư Đàm Cửu Chỉ thế hệ thứ 7 của dòng Thiền Quang Bích nổi tiến trong tông phái Phật Giáo đã về đây trụ trì. Tên chùa Diên Linh và núi Long Đọi đã có từ thời đó.
Nhưng Đọi Sơn chỉ thực sự nổi tiếng kể từ khi vua Lý Nhân Tông cho xây dựng ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến chùa Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1121) thì hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122)nhà vua mở hội khánh thành chùa Tháp.
Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân Minh tàn bạo sang xâm lược nước ta phá huỷ. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Trải qua các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn có khôi phục lại chùa. Lần tu bổ lớn nhất vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian, lớn nhỏ thiết kế nội, ngoại quốc. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “Đại danh lam” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ.
Tháng 3 năm 1947 chùa Đọi bị chiến tranh phá huỷ. Sau này hoà bình lập lại ở phía Bắc, chính quyền và nhân dân đã tích cực tiến hành tu bổ, lần lớn nhất vào năm 1958 đã hoàn tất những công trình chính tại đây. Năm 1992 chùa Đọi được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Từ đây công tác tu bổ, tôn tạo di tích ngày càng được quan tâm, từng bước khôi phục các hạng mục. Đặc biệt năm 2002 một dự án tu bổ, tôn tạo lớp quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn với vốn đầu tư từ Trung ương trên 10 tỷ đồng. Bước đầu tiên đặt cơ sở cho việc xây dựng dự án là tiến hành khai quật khảo cổ học để tìm lại dấu tích của tháp Sùng Thiện Diên Linh và bình đồ kiến trúc thời Lý. Đó cũng là sự mong đợi từ lâu của các nhà nghiên cứu nay mới được thực hiện. Cuộc khai quật do bảo tàng lịch sử Việt Nam chủ trì với sự tham gia đóng góp ý kiến của các giáo sư, tiến sỹ có uy tín thu được kết quả khả quan. Trong hố khai quật nằm giữa Hậu Cung của chùa và nhà hậu đã tìm thấy nền móng, các vật liệu kiến trúc cùng nhiều hiện vật thời Lý như tiêu bản trang trí, đồ gốm, đồ sành, kim khí. Đặc biệt có một số di vật quý có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.
Sau khi hoàn thành khai quật công việc tu bổ được tiến hành khẩn trương theo thiết kế kỹ thuật được thẩm định chu đáo.
Dự án tu bổ tôn tạo hoàn thành quần thể di tích danh thắng có một diện mạo mới với các công trình được xây dựng mới hoặc trùng tu: nhà khách, bãi để xe, cổng chùa, đường lên, toà tam bảo, phủ mẫu, đền Cổ Bồng, nhà tổ, nhà ở của tăng ni, mạng lưới cung cấp điện nước…Điều cần nhấn mạnh là công tác tu bổ, tôn tạo đã tuân thủ nghiêm túc các tiêu chí, nguyên tắc khoa học từ khi lập dự án đến quá trình thi công.
Còn phải kể thêm những di tích khác của quần thể nàỳ. Đó là việc phát hiện hai ngôi mộ cổ thờ Hậu Lê nằm ở rìa phía bắc Đầm Vực, phía đông Ao Ấu, cách núi Đọi khoảng 300m về phía nam. Hai ngôi mộ có niên đại Cảnh Hưng (1740-1786) triều vua Lê Hiển Tông giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục mai táng và sự phân hoá giàu nghèo thời đó. Cũng là lần đầu tiên chúng ta phát hiện Văn từ huyện Duy Tiên ở trên núi về phía tây bắc cách ngôi mộ chùa khoảng 500m. Văn từ có quy mô khá lớn nhưng bị thực dân Pháp phá huỷ lấy vật liệu về xây bốt Điệp. Nay chỉ còn lại 6 bia đá, trong đó có 3 bia còn đọc được, thống kê các đỗ đạt của huyện từ thời Hậu Lê đến Nguyễn, cung cấp nguồn tư liệu rất có giá trị, trong đó có nhiều vị khoa bảng các cuốn “Đăng Khoa Lục” trước đây bỏ sót.
Lễ hội chùa Đọi hàng năm mở từ 12/3-21/3 âm lịch, chính hội vào ngày 21 là một lễ hội lớn thu hút rất đông du khách xa gần đến dự và vãn cảnh. Lễ hội với đám rước kiệu từ chân núi lên chùa nhằm tưởng nhớ Lý Nhân Tông và bà Ỷ Lan, người có công xây dựng mở mang ngôi chùa sau đó là lễ dâng hương, tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn trời Phật. Các trò hội có chơi cờ người, đấu vật, hát đối…và thi đấu thể thao. Tuy nhiên, lễ hội chùa Đọi mang tính chất Phật giáo nên việc tổ chức cần dày công hơn, cần đầu tư công sức nghiên cứu nghi lễ, trò vè cổ truyền đã từng mai một. Nên chăng về lâu dài đào hồ, dựng thuỷ tình mời đội rối nước về trình diễn để phục hiện một bộ môn nghệ thuật độc đáo đã được mô tả trên bia Sùng Thiện Diên Linh ở chính nơi tạc dựng tấm bia này.
Quần thể di tích - danh thắng Đọi Sơn ngày một đậm lên giá trị lịch sử , văn hoá và du lịch. Văn hoá vật thể đã được tu bổ tôn tạo. Văn hoá phi vật thể từng bước được làm phong phú. Đọi Sơn có trở thành điểm nhấn, dấu soi trên bản đồ du lịch Hà Nam như một sức hút không gì cưỡng được của khách du lịch hay không thì còn nhiều việc cần làm.
Tham khảo:
Nằm cách thành phố Thanh Hóa chừng 17km về phía Đông và cách trung tâm Hà Nội khoảng 170km về phía Nam, Sầm Sơn là một trong những khu du lịch nổi tiếng khu vực Bắc Trung bộ từ những năm đầu thế kỷ 20 với bãi biển chạy dài gần 6km từ chân núi Trường Lệ ra đến cửa Lạch Hới. Năm 1906, dựa trên một số tiêu chí như độ thoải dốc của bờ biển, độ mặn của nước và độ mạnh của sóng, người Pháp đã đánh giá “Sầm Sơn là địa danh nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương”.
Ngay từ năm 1907, người Pháp đã bắt đầu khai thác du lịch làng núi Sầm Sơn cùng bãi biển chân núi Sầm phục vụ quan chức Pháp và quan lại Nam triều. Le Breton, một học giả người Pháp đã có nhận xét khá xác đáng về bãi biển Sầm Sơn “đây là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe…”. Với bãi tắm có dãi cát trắng mịn chạy thoai thoải ra khơi, sóng vỗ vừa phải, không có đá ngầm và người tắm có thể ra xa bờ đến hàng trăm mét mà vẫn an toàn…, khu nghỉ mát này đã nhanh chóng trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút du khách thập phương. Từ đó đến nay, Sầm Sơn vẫn được xem là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất nước. Sau khi thị xã Sầm Sơn được thành lập ngày 18-12-1981 đến nay, Sầm Sơn đã thực sự trở thành thị xã du lịch và nghỉ mát nổi tiếng của tinh Thanh Hóa. Vào dịp hè năm 2007, thị xã Sầm Sơn đã long trọng kỷ niệm “100 năm du lịch Sầm Sơn”.
Tại phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm đẹp với cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ. Đó là bãi tắm Tiên ẩn vào chỗ lùi của chân dãy Trường Lệ như một thung lũng nhỏ, hứa hẹn trở thành khu nghỉ dưỡng đầy triển vọng trong tương lai. Xuôi về phía Bắc, du khách còn có dịp tham quan khu sinh thái Vạn Chài với những ngôi nhà lá đậm đà bản sắc Việt, cùng ngư dân kéo chài, gỡ lưới hay tắm nắng mai và thưởng thức bữa tiệc nướng đầy hấp dẫn ngay trên bờ biển. Du khách có thể thuê những chiếc xe đạp đôi để cùng bạn bè, người thân hoặc tự mình khám phá cuộc sống của một thị xã sôi động lúc đêm về. Du khách cũng có thể cùng những chiếc cyclo xinh xắn đi dạo theo con đường ven biển. Chủ nhân của loại phương tiện này vừa thân thiện vừa mến khách, rất sẵn lòng giới thiệu những thắng cảnh của Sầm Sơn giúp khách có dịp hiểu hơn về con người và ngoại cảnh nơi đây.
Đến với biển Sầm Sơn, du khách không thể không biết đến nguồn hải sản phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác. Hải sản Sầm Sơn có đặc điểm là thịt chắc, vừa dai ngon lại cũng rất đậm đà. Du khách có thể thưởng thức từ Mực ống, Tôm he, Cua gạch… đến các loại cá ngon như Chim, Thu, Nục… đặc biệt món gỏi Cá và lẩu Rắn biển được nhiều du khách ưa thích. Để có món gỏi cá ngon, người ta phải chọn một số loại cá vừa đánh bắt còn tươi nguyên và chế biến cá sống từ ngoài khơi, rồi khi đưa về nhà mới ướp thêm một số gia vị. Riêng món đặc sản rắn chế biến cầu kỳ hơn, người ta bắt những con Rắn biển được nuôi sẵn trong thùng thủy tinh, treo ngược đầu để cắt tiết rồi mới lóc da và đem nấu lẩu. Theo người dân địa phương, thịt Rắn biển chữa được các chứng bệnh đau lưng
Quả là thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Xứ Thanh một vùng biển tuyệt vời. Du khách đến với biển Sầm Sơn không chỉ được hòa mình vào với thiên nhiên thơ mộng, được nghe bản hòa tấu du dương của biển cả, của núi non, của những hàng dừa hay những rặng phi lao đung đưa trong gió…, mà còn được đắm mình vào một vùng đất thấm đẫm huyền thoại, truyền thuyết, một vùng đất được biết đến với những lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền Độc Cước, lễ hội An Dương Vương, lễ hội chùa Khải Minh… Sầm Sơn luôn để lại những dấu ấn thú vị cho những ai đã một lần tìm đến…
2.Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết
a)Mở bài
Giới thiệu món bánh chưng
Vào mỗi dịp Tết chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như :bánh tét,bánh giày,...Những món ăn này luôn có mặt trong tất cả lễ tết.Một món ăn đã có từ lâu đời và là món bánh của người miền Bắc ta -đó là bánh chưng.
b)Thân bài :thuyết minh về bánh chưng
-Nguồn gốc bánh chưng
+Sự tích bánh chưng
Bánh trưng được lưu truyền liên quan tới hoàng tử Lang Liêu vào đười vua Hùng thứ sáu
Món bánh này là lời nhắc nhở của vua tới sự quan tâm lúa nước
+Quan niệm truyền thống
Bánh chưng tượng trưng cho vũ trụ của người Việt Nam xưa
-Nguyên liệu làm bánh
Lá gói bánh
Lạc buộc
Gạo nếp
Đỗ xanh
Gia vị khác
Phụ màu
-Quy trình chuẩn bị gói bánh
Lá gói bánh:lá rong hoặc lá chuối rửa sạch rồi phơi
Gạo nếp:vo sạch ngâm để hạt gạo được mềm
Đỗ xanh:ngâm tách vỏ,trọn với thịt
Thịt lợn:cắt nhỏ trọn với gia vị
-Quy trình thức hiện
Gói bánh:bánh được gói bằng tay ,khuôn 25x25cm
Luộc bánh:bánh được luộc trong nước khoảng 10 đến 12 tiếng
+Sử dụng bánh
Bánh được dùng để cúng Tết,đón Tết
Được dùng để biếu người thân
c)kết bài
-Cảm nghĩ của em về món bánh
Bánh chưng là món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam
chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc
Tham khảo ^_^
Tham khảo nha!Chúc bạn học tốt!
1. Mở bài
- Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
2. Thân bài
Giới thiệu vị trí địa lí
- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
Cảnh bao quát
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
Chi tiết
- Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
Giá trị văn hóa, lịch sử
- Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
Bài 1:
Phan Bội Châu từng ca ngợi văn vật Quảng Nam – Đà Nẵng là do linh khí non sông chung đúc nên: “Tú dục Nam châu,linh chung Đà hải". Đó là quê hương của Hoàng Diệu. Phan Châu Trinh và biết bao anh hùng hào kiệt, mà thời đại nào cũng có, có rất nhiều.
Chỉ nói về thiên nhiên hùng vĩ cẩm tú, xứ Quảng có Sơn Trà, Hàn Giang, Ngũ Hành Sơn…. Du khách xa gần ai có thể quên được sông Thu Bồn, phố cổ Hội An với bao chùa chiền, hang động phủ mờ huyền tích huyền thoại. Ca dao như vẫy chào, mời gọi:
"Quê em có dải sông Hàn.
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà".
Đứng trên đèo Hải Vân là nhìn thấy Sơn Trà cao 693m, còn gọi là núi Tiên Sa, sớm chiều mây phủ: là nhìn thấy sông Hàn Giang uốn lượn như dải thắt lưng xanh của cô gái Hội An.
Đến Quảng Nam – Đà Nẵng ai chẳng không đến tham quan Ngũ Hành Sơn, nơi dân gian gọi là hòn Non Nước. Cách Đà Nẵng khoảng 8km về phía đông – nam, Ngũ Hành Sơn tọa lạc giữa một màu xanh bao la đất nước, biển trời, những nương dâu, ruộng lúa. bờ tre bốn mùa tươi tốt.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất. Trong núi này có nhiều hang động và chùa chiền kì thú, ảo huyền: hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long, động Linh Nha, động Tàng Chơn,… Du khách sẽ ngẩn ngơ tưởng như "Đào Nguyên lạc lối" trước nghìn dáng trăm màu của những nhũ đá long lanh, trước những lối đi thật bất ngờ. Hãy đến thăm động Vân Thông, còn gọi là Hang Trời, một động lộ thiên kì ảo, du khách xúc động tưởng như bước vào thế giới chín tầng mây xanh, mọi bụi trần được phủi sạch. Ngước nhìn lên có thể thấy những đám mây lơ lửng. Rời Vân Thông ta lần bước tới động Thiên Long (còn gọi là Hang Gió) vì bao giờ cũng có những luồng gió vù vù giữa hang sâu. Hãy đến thâm Động Huyên Không, có vòm cao, trên chóp đỉnh có 5 lô trống gọi là Cửa Trời, vách đá có đủ khối hình, dân gian gọi là "vú đá nàng tiên", giọt nước rơi thánh thót, trong suốt và mát ngọt như sữa. Trong những hang động ấy, người Chàm, người Việt cổ xưa đã đặt lên bao bệ thờ, xây dựng nên bao chùa chiền để thờ cúng. Mỗi một bệ đá, mỗi một mái chùa như đang dẫn hồn người tới thăm thú vào miền cổ tích.
Anh và chị, cô và cháu đã vãn cảnh chùa Tam Thái rồi chứ? Còn nhớ chùa đặt trên một đám đất bằng ở ngay đầu núi. Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đêm ngày. Khi anh em Ngô Đình Diệm điên cuồng "tố cộng diệt cộng", lê máy chém khắp miền Nam, thì ở đây, chùa Tam Thái, Hang Gió, Cửa Trời… của Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi đi, về của nhiều cán bộ trung kiên đất Quảng. Trong những tháng ngày đen tối máu chảy đầu rơi đó, những chiến sĩ cách mạng kiên cường cùa Đảng, sống giữa hang sâu động vang vẫn được nhân dân bí mật tiếp tế gạo, mì, trái bòn bon, nước mắm Nam Ô, thuốc lá cẩm Lệ… và thanh quế Trà Mi phòng lúc ốm đau. Có tiến đây mới cảm thấy xương máu và tình dân nghĩa Đảng làm nên một truyền thống cách mạng vẻ vang mà một câu tục ngữ đã nhắc đến: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi".
Thăm Ngũ Hành Sơn nên leo tới Vọng Giang, để được mở rộng tầm mắt toàn cảnh xứ Quảng, xanh xanh kia là vịnh Hàn, tàu thuyền san sát, xa tít xa mờ là Đại Lộc, Duy Xuyên. Hội An, là sông Thu Bồn, Núi Thành, vịnh Dung Quất, v.v… Nhất là khi ta vươn tới Vọng Hải đài mới cảm thấy vẻ đẹp tráng lệ của giang sơn cẩm tú.
Ngũ Hành Sơn có nhiều loại đá đủ màu sắc. Qua bàn tay của những nghệ nhân chạm khắc tài hoa, những tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ… làm vui thích du khách, món quà lưu niệm mĩ nghệ ấy không thể bỏ qua.
Xứ Quảng là một miền quê "địa linh, khấn kiệt" rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng nơi "Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung".
Bài 2:
Ngũ hành sơn là một cụm núi đá vôi thấp nằm ở giữa sông hàn và biển đông. Cách trung tâm Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam.Ngũ hành sơn gồm 6 ngọn núi nằm kề nhau: Kim Sơn, Mộc Sơn,Thủy Sơn,Dương Hỏa Sơn,Âm Hỏa Sơn và Thổ Sơn.
Theo tài liệu địa chất thì ban đầu những hòn núi này là những hòn đảo trên biển đông,gió và nước đã xâm thực thành những hang động,do quá trình biển lùi những đảo này được nối liền với lục địa và trở thành 6 ngọn núi như ngày nay. Còn theo truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa nơi đây là một vùng biển hoang vu chỉ có một ông già sống đơn độc trong một túp lều tranh.Một hôm trời đang sang bổng nhiên tối sầm,giông bão nổi lên,một con giao long rất lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả trứng khổng lồ từ từ lăn ra ở dưới bụng. Sau đó giao long quay ra biến đi mất.lát sau một con rùa vàng xuất hiện và tự xưng là thần Kim Quy đào cát vùi quả trứng xuống, giao cho ông lão một cái móng của mình và dạy ông cách bảo vệ quả trứng. Nhờ có móng rùa thần, ông lão đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ. Một thời gian sau trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp và vỏ trứng tách thành năm mảnh vở là năm ngọn núi trong ngũ hành sơn này.Còn thiếu nữ thì được vua Chăm cưới làm vợ còn ông lão thì được thần Kim Quy chở lên trời.
Núi Ngũ Hành Sơn không cao lắm, ngọn Thuỷ Sơn cao nhất chỉ có 106m, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Chân núi hình bầu dục, chiều dài nằm theo hướng Đông – Tây. Tuy có 6 ngọn núi khác nhau về kích thước, nhưng hình dạng na ná giống nhau. Nhìn từ xa núi có màu lục nhạt, xanh tím, tím xám…mỗi buổi một màu, mỗi mùa một sắc, thay đổi theo sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời.
Đá ở đây là loại cẩm thạch (marbre), sáng đục màu trắng sữa, hồng phấn, xám có vân đỏ, nâu đen, xanh đậm…không cứng lắm, thợ đá địa phương dùng tạc tượng và đồ mỹ nghệ, trang trí…
Năm 1837, trong một chuyến viếng thăm núi, vua Minh Mạng đã dựa theo nguyên lý của Khổng Giáo đặt tên nhóm núi này là “Ngũ Hành Sơn”, duy trì tên gọi từ thời Gia Long là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn, riêng Hoả Sơn có hai ngọn kề nhau là Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn. Thông thường, người dân xứ Quảng gọi nôm na là “hòn Non Nước”.
Tháng 6 năm 1825, lần đầu tiên vua Minh Mạng đến viếng Ngũ Hành Sơn, nhà vua đã cho xây dựng chùa Tam Thai, điện Hóa Nghiêm. Năm 1826 Minh Mạng lại cho đúc 9 tượng phật và 3 chiếc chuông lớn cho chùa Tam Thai và sau các lần viếng thăm, vua đều cho xây dựng và tu sửa các chùa miếu.
Ngọn núi Thủy Sơn còn gọi là Hòn Non Nước, trong nhóm Ngũ Hành Sơn, thì Thủy Sơn là cao hơn hết (106m) và có nhiều cảnh đẹp tập trung ở nơi đây. Núi có 3 đỉnh: Thượng Thai (là nơi có chùa Tam Thai), Trung Thai (là nơi có nhiều hang động như động Vân Thông), Hạ Thai (là khu vực chùa Linh Ứng), có 2 đường lên núi: một đường ở hướng Tây – Nam dẫn lên chùa Tam Thai, một đường ở phía đông có 108 bậc cấp, dẫn lên chùa Linh Ứng.
Núi Kim Sơn: Hòn Kim Sơn nằm giữa Thổ Sơn và Hỏa Sơn, dáng trông như một quả chuông úp, ngoài những hang động nhỏ nhất có từ xưa, năm 1950, trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nhân dân địa phương chạy lánh giặc đã phát hiện ra một động lớn. Năm 1956 nhà sư Thích Pháp Nhãn đã mở rộng lối vào động và cho xây chùa bên cửa động đặt tên là chùa Quan Âm và động cũng gọi là động Quan Âm.
Núi Mộc Sơn: Theo đường Đà Nẵng đi Hội An thì Mộc Sơn nằm ở phía đông, tuy gọi là Mộc Sơn nhưng đây lại là một núi có ít cây cối nhất, sườn dốc dựng đứng. Mộc Sơn có một hòn đá trông giống hình người, có người gọi là đá Cô Mụ, có người gọi là tượng Quan Âm. Núi chỉ có một cái hang nhỏ, tương truyền là nơi tu hành của một sư nữ có tên là bà Trung. Ngày nay Mộc Sơn đã bị phá hoại nặng nề làm mất đi vẻ đẹp xưa kia. Hiện nay dưới chân núi Mộc Sơn có mộ hai ông bà người họ Lê (niên đại thế kỷ XVII) và Nhà thờ Tổ nghề điêu khác đá. Đây là những di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa của địa phương.
Núi Âm và Dương Hỏa Sơn: nằm ở phía tây nam Thủy Sơn, Âm Hỏa Sơn nằm ở phía ngoài, Dương Hỏa Sơn ở phía trong cạnh Kim Sơn, khoảng giữa hai ngọn Âm và Dương Hỏa Sơn là một khoảng đất trống, có phế tích tháp Chăm. Dương Hỏa Sơn có một động nhỏ, khắc chữ Hán “Phổ Đà Sơn” trên cửa động. Ở sườn phía bắc núi này có động khá lớn còn gọi là động Huyền Vi, đường vào khúc khuỷu, trên vách động thạch nhũ tạo thành nhiều hình dạng ngoạn mục. Âm Hỏa Sơn có một động nhỏ ở phía nam, cửa vào rộng rãi, trên cửa hang có khắc mấy chữ Hán “Chư Tiên Khách Hội Động”, trong động có nhiều ngách sâu, bị bỏ hoang lâu ngày nên cửa động bị cây cói phủ lấp.
Núi Thổ Sơn: nằm về phía tây Thủy Sơn, cỏ cây thưa thớt, núi thấp bị phá hoại nhiều, trong khu vực này có một dấu tích của một kiến trúc Chăm. Dưới chân núi Thổ sơn, năm 2000 và 2001 đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học có giá trị như di chỉ Nam Thổ Sơn, di chỉ Vườn Đình Khuê bắc.
Ngũ Hành Sơn không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Nam – Đà Nẵng mà con là một di tích lịch sử- văn hóa với làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạc tượng đá lưu truyền dưới chân núi Thủy Sơn. Ngày nay, Ngũ Hành Sơn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1980.
Động Từ Thức - Thanh Hóa
Động Từ Thức còn gọi là Động Bích Đào, thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một hệ thống hang động núi đá vôi có nhiều thạch nhũ muôn hình độc đáo, và gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên đầy thi vị được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.Truyền thuyết Động Từ Thức
Ở làng Cẩm La xưa, thuộc Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) có chàng trai tài giỏi tên là Từ Thức, được nhà vua cử làm quan tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay) và nổi tiếng thanh liêm, chính trực, yêu thích ngao du. Dịp xuân, Từ Thức đi chơi hội “mẫu đơn” ở một ngôi chùa nổi tiếng, đã gặp một thiếu nữ xinh đẹp đang bị giữ lại vì vô tình làm gãy một cành hoa mẫu đơn. Động lòng thương, Từ Thức liền cởi áo gấm chuộc lỗi cho cô gái.
Thời gian sau, Từ Thức treo ấn từ quan vì không muốn lợi danh ràng buộc. Về quê, chàng ngày ngày ngao du sơn thủy. Một hôm, tới cửa biển Thần Phù (Nga Sơn), thấy có một ngọn núi rất đẹp, chàng liền đến xem và làm một bài thơ khắc trên vách đá. Bỗng từ vách núi mở ra một cửa động, Từ Thức bước vào chốn bồng lai tráng lệ. Đang mải mê nhìn ngắm thì có hai thiếu nữ áo xanh mời chàng theo lối. Từ Thức được đưa tới gặp một vị tiên áo trắng đã cho chàng biết đây là động thứ 6 trong 36 động cõi tiên, rồi ngỏ rằng chàng sẽ kết duyên với con gái của bà là Giáng Hương, cô gái được chàng cứu ở hội “mẫu đơn” năm nào.
Từ Thức và Giáng Hương sống hạnh phúc trọn năm nơi tiên giới, nhưng chàng vẫn nhớ quê không nguôi, nhớ những cuộc ngao du nên ngỏ lời muốn về thăm. Cảm thông với chồng, Giáng Hương đành chuẩn bị xe mây và trao cho chàng một phong thư. Về tới quê, Từ Thức không gặp được ai thân thuộc, bèn hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ và được kể rằng: thuở nhỏ, cụ nghe nói có ông tam đại tên là Từ Thức treo ấn từ quan, đi ngao du rồi mất tích.
Nghe chuyện, Từ Thức mới nhận ra một năm tiên giới bằng cả trăm năm chốn trần gian. Hối hận vì lòng trần chưa dứt, chàng muốn quay lại cõi tiên với vợ nhưng xe mây đã biến mất, mở phong thư mà Giáng Hương trao thì thấy lời biệt ly “Kết bạn loan trong mây, duyên xưa đã dứt - Tìm núi tiên trên biển, dịp khác không còn”. Buồn bã, chàng đi mãi về phía núi xưa hang cũ rồi biệt tích. Từ đó, dân gian gọi tên là động Từ Thức lạc thiên thai.
Du lịch Động Từ Thức
Trước lối vào động Từ Thức có khắc hai bài thơ chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp thần tiên của động, một khắc trên phiến đá đặt dưới nền của chúa Trịnh Sâm với bút danh Nhật Nam Nguyên, một khắc trên vách đá cao của Lê Quý Đôn. Ngoài cửa động còn có một miếu nhỏ gọi là miếu Sơn Thần.
Bước vào bên trong hang Từ Thức, đón du khách là gian động ngoài rộng rãi có hình vòng cung trông như một chiếc bát úp khổng lồ, trên trần có nhũ đá hình trái đào tiên rất đẹp, dưới nền động còn lưu lại vết tích ban thờ Từ Thức và những thạch nhũ lấp lánh được ví như kho vàng, kho bạc của nhân gian.
Đi tiếp theo hành lang hẹp, du khách sẽ vào gian động trong. Khắp động là những nhũ đá muôn hình lóng lánh, gợi lên những hình ảnh gắn liền với tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức như: buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức, bàn cờ tiên, đôi chim thạch nhũ, mâm ngũ quả, dàn nhạc cụ...
Vào sâu hơn trong động Từ Thức, du khách sẽ bắt gặp hồ nước nhỏ trong vắt, rải rác đây đó là những hòn cuội trắng, kề bên là hình dáng ao bèo bằng đá, điểm xuyết những chùm hoa đá màu trắng lục, rồi thì những tượng đá hình ông chầu, ếch tọa ... như được bàn tay tạo hóa khéo léo sắp đặt.
Cuối động Từ Thức còn có 2 ngã rẽ. Một ngã với những bậc đá đều nhau, tương truyền là đường lên cõi tiên trên trời. Ngã còn lại rẽ sâu xuống lòng núi theo đường xoáy ốc với những bậc đá gập ghềnh, tối tăm, ẩm ướt là đường xuống âm ti địa phủ, dễ khiến du khách lo sợ mà nhanh chóng quay ra...
Truyền thuyết Từ Thức lên tiên và cảnh sắc kỳ thú bên trong động đã tạo nên sự hấp dẫn riêng cho nơi này, và làm phong phú thêm điểm đến cho du lịch Thanh Hóa. Năm 1992, động Từ Thức đã được công nhận là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia.