Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chùa Quán Tình có tên chữ là “Thái Linh Quán tự” hay “Thái Linh tự” . Chùa nằm phía bên trái của đình, ngay gần sát chân đê sông Đuống. Ngôi chùa vừa được tu sửa cùng với đình vào năm 2004. Chùa chính có kết cấu hình chữ đinh, toà Tiền đường có 5 gian 2 mái, xây theo kiểu tường hồi bít đốc. Phần Thượng điện được đựng theo dạng lầu bát giác, với 2 tầng 8 mái.
Hiện nay chúng ta vẫn chưa rõ chùa Quán Tình được xây dựng từ bao giờ, vì chưa có tư liệu nào nói đến việc khởi dựng. Chùa còn giữ được rất nhiều bia đá cổ, tấm bia hậu có niên đại sớm nhất lập năm Thịnh Đức thứ 3 (1655), trong đó có khắc bài thơ rất hay miêu tả cảnh đẹp của chùa và ghi danh những người công đức tiền, ruộng để tu sửa chùa. Đây là một tấm bia đá rất quý để nghiên cứu sự tồn tại của di tích chùa Quán Tình. Như vậy vào giữa thế kỷ XVII, chùa Quán Tình đã được tu sửa, mở rộng khuôn viên.
Văn bia lập năm Ất Mùi (1775) có ghi: “Nguyên xưa kia có bia chùa Thái Linh, triều trước lập dựng ngay gần sông, do nước xoáy lở mà bị thất lạc, nay cho sửa nền đất mà ghi lại các vật trong Tam bảo”. Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 1655 đến năm 1775, chùa Quán Tình có sự chuyển dịch đến vị trí hiện nay.
Hiện chùa còn lưu giữ một quả chuông đồng có niên đại Cảnh Thịnh thứ 8 (1800). Nội dung Bài minh trên chuông cho thấy toàn xã quan viên lớn nhỏ. cùng góp công của để đúc một quả chuông. Minh chuông còn khắc bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của chốn thiền môn..
Ngoài các hiện vật nêu trên, chùa còn lưu giữ được 3 tấm bia hậu, 1 Thạch đài trụ (vẫn quen gọi là Cây hương đá) và hệ thống tượng Phật mang phong cách nghệ thuật Nguyễn (cuối thế kỷ XIX).
Qua hệ thống bia đá hiện còn tại chùa, nguồn tư liệu quý giá phần nào giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử làng xã những biến động không ngừng của dòng chảy Thiên Đức đã tạo cho một Quán Tình những bước thăng trầm. Mặt khác, chùa còn lưu giữ được quả chuông đã góp phần giúp chúng ta tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình và đúc đồng dưới thời Tây Sơn, đồng thời cũng góp phần vào việc nghiên cứu mỹ thuật cổ truyền đương thời.
Chùa Quán Tình, ngày nay đã được tu sửa để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong vùng.
cBài tham khảo
Giang Biên, tức Vịa Đàm xưa, hiện là một phường thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội, gồm hai làng Tình Quang và Quán Tình. Vào cuối thời Nguyễn, Tình Quang và Quán Tình là hai đơn vị hành chính độc lập, thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
Làng Quán Tình có tên Nôm là Kẻ Tạnh. Người dân trong làng vẫn còn truyền nhau câu chuyện về sự tích “Quán Tạnh” như sau: Vào một năm nọ, trời nổi mưa to, gió lớn hàng tháng liền, gây ngập lụt lớn, kinh đô Thăng Long ngập hàng thước nước, các vùng xung quang cũng bị ngập lụt. Dân chúng rất khổ sở vì nạn mưa và lụt lội. Lúc ấy, công chúa Ngọc Hân trên đường qua vùng này, khi đi đến đây, vào quán đầu làng trú mưa thì mưa tạnh và cái tên Kẻ Tạnh được công chúa Ngọc Hân đặt cho làng để thể hiện tình cảm của mình với người dân nơi đây.
Nguyên ủy, làng Quán Tình nằm phía trong đê, làng có xóm trên, xóm dưới, đến năm 1956, các xóm trên và xóm dưới được đổi tên thành xóm Đồng Tâm và Đồng Thanh. Ngoài ra, làng còn có một xóm nhỏ ngoài đê là xóm Hòa Bình. Trong làng có ba dòng họ chính, là: Vũ, Nguyễn, Trần. Quán Tình từng nổi tiếng với nghề trồng đay vặn võng.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Giang Biên cùng cả nước đã giành được những chiến công oanh liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, viết nên những trang sử truyền thống vẻ vang của địa phương và góp phần tô thắm thêm truyền thống vinh quang của Thủ đô. Bên cạnh đó, Giang Biên còn có truyền thống văn hóa từ rất lâu đời. Trên địa bàn xã, các di tích lịch sử - văn hóa (đình, đền, chùa, miếu, từ chỉ) được phân bố ở hầu hết các thôn, đa số được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII.
Đình Quán Tình thờ tướng quân Nguyễn Nộn, một nhân vật lịch sử cuối thời Lý - đầu thời Trần. Qua tư liệu lịch sử và truyền thuyết, sự tích của thần được ghi nhận như sau:
Nguyễn Nộn là người xã Phủ Dực (huyện Tiên Du) nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm. Theo Đại Việt sử lược, ông là người có gương mặt đẹp, lại có lòng bao dung, có tính bình thản thanh thoát. Phả hệ họ Nguyễn chép, ông là cháu 5 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc (thời nhà Đinh).
Hiện sử sách ghi chép về ông cũng khá sơ sài. Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều cho biết: Nguyễn Nộn vốn là một cư sĩ ở hương Phù Đồng. Tháng 8 năm 1218, ông bắt được vàng và ngọc mà không đem dâng vua Lý Huệ Tông, nên bị triều đình xuống chiếu bắt giam.
Tháng 2 năm 1219, quyền thần Trần Tự Khánh thấy ông là người có tài, bèn tâu với vua Huệ Tông xin tha cho Nguyễn Nộn, cho đi theo quân đánh giặc để chuộc tội. Vua Huệ Tông chuẩn tấu. Tháng 10 năm đó, Tự Khánh sai Nguyễn Nộn đem quân đi đánh người Man ở Quảng Oai. Tháng 3 năm 1220, Nguyễn Nộn nhân cầm quân trong tay không trở về triều, trấn giữ hương Phù Đổng, tự xưng là Hoài Đạo Vương, dâng biểu xưng thần, xin đi dẹp loạn để chuộc tội. Vua Huệ Tông sai người đem sắc thư đến tuyên dụ. Song, vì vua có bệnh, không thể chế ngự được, trong khi họ Trần cũng đang mưu tính đoạt ngôi nhà lý nên chưa tính tới Nguyễn Nộn.
Đại Việt sử lược, cuốn sử ra đời vào thời Trần lại cho biết: Nguyễn Nộn vốn là bộ tướng của tướng Trần Tự Khánh, theo Tự Khánh tham gia vào những cuộc chinh chiến với các sứ quân và chống lại nhà Lý từ đầu thời Lý Huệ Tông chứ không phải tới năm 1218 ông mới xuất hiện trên chính trường. Cũng theo sách này, năm 1213, Trần Tự Khánh sai người sang Bắc Giang mời ông (Nguyễn Nộn) về. Nguyễn Nộn về đến nơi, Trần Tự Khánh dùng dây thép trói lại năm vòng, giam cầm ông. Tuy nhiên, chưa rõ vì lý do gì mà Nguyễn Nộn bị Tự Khánh bắt giam.
Tháng 9, Trần Tự Khánh mở trói dây thép cho Nguyễn Nộn. Tuy ở trong cảnh ngục tù mà thần sắc Nguyễn Nộn vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Khi thấy bọn dũng sĩ nhảy, ông liền mang theo cả cái dây xích sắt mà nhảy và nhảy mạnh hơn bọn dũng sĩ. Trần Tự Khánh trông thấy, lấy làm lạ, bèn thả ông, cho làm tướng và đem người con gái của bà dì gả cho ông. Sau đó, Tự Khánh lại trao cho ông hai ấp là Trần Khê và Cả Lũ.
Năm 1213, Nguyễn Nộn cầm một cánh quân họ Trần chống lại quân triều đình do đích thân Lý Huệ Tông và Thái sư Đàm Dĩ Mông chỉ huy. Ông cùng các tướng họ Trần đánh bại quân nhà Lý. Em họ Trần Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn tiến đánh thắng quân triều đình. Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến chợ Dừa, cùng Phan Lân đánh thắng các tướng ở Hồng Châu là Đoàn Cấm, Vũ hốt. Lý Huệ Tông thất thế phải chạy lên Lạng Châu.
Sau trận này, ông được Trần Tự Khánh giao trấn giữ vùng Bắc Giang. Trần Tự Khánh lên Lạng Châu rước Huệ Tông không được, liền lập hoàng thân khác lên ngôi, tức là vua Càn Ninh.
Năm 1214, an hem họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc NInh), Nguyễn Nộn giết chết Đoàn Nguyễn, nhưng cũng bị thương ở lưng.
Tuy nhiên, lúc này nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự. Nhân thời cơ đó, Nguyễn Nộn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải các kho và phóng hỏa đốt kinh đô, rồi đưa vua mới là Càn Ninh xuống hành cung Lý Nhân (Hà Nam).
Nguyễn Nộn đem binh đến Thăng Long đánh nhau với Tự Khánh. Huệ Tông và Thái hậu khi đang trên đường từ Nam Sách trở về Thăng Long, phong cho Nguyễn Nộn tước hầu để mượn tay Nộn chống lại họ Trần. Từ đó, cục diện trong nước lúc này hình thành ba thế lực: Phía Bắc là Nguyễn Nộn, phía Đông là Đoàn Thượng, phía Nam là Trần Tự Khánh.
Tháng 1 năm 1215, hai tướng của Trần Tự Khánh là Nguyễn Đường và Nguyễn Giai thông đồng với Nguyễn Nộn đánh Trần Tự Khánh, nhưng Đường và Giai lại hàng Trần Tự Khánh. Tháng 2, Nguyễn Nộn được phong tước vương. Tháng 3, Nguyễn Nộn đánh thắng Nguyễn Đường và Nguyễn Giai.
Sau đó, một loạt lực lượng cát cứ khác nổi dậy chiếm cứ các nơi. Sau nhiều lần bôn tẩu, cuối cùng, đến năm 1216, Lý Huệ Tông buộc phải dựa vào anh vợ là Trần Tự Khánh là lực lượng mạnh hơn cả. Tự Khánh lại phụng thờ Huệ Tông, mượn tiếng Huệ Tông để chinh phục được nhiều sứ quân khác. Huệ Tông hạ chiếu cho Nguyễn Nộn làm lính thường.
Kết cục của Nguyễn Nộn cũng được sử sách ghi chép không thống nhất. Các nguồn sử liệu khác nhau ghi chênh lệch về thời gian khá nhiều. Chỉ có một điểm chung duy nhất, là các nguồn sử sách đều xác nhận ông chết vì bệnh.
Theo Đại Việt sử lược, tháng 6 năm 1219, Trần Tự Khánh sai tướng Vương Lê đem binh về Nam Sách đánh Nguyễn Nộn. Quân hai bên giằng co, Trần Tự Khánh không thắng nổi quân của Nộn. Tháng chạp, Nguyễn Nộn bị bệnh nặng. Khi quân của Trần Tự Khánh đang đóng ở bến Triều Đông thì Nguyễn Nộn đã chết rồi. Ngày Canh Ngọ, tướng của Nộn là Phi Thám ra đầu hàng Trần Tự Khánh, có mang theo thái hậu và các công chúa (con vua Huệ Tông).
Như vậy, trong khi vua Huệ Tông trong tay Trần Tự Khánh thì có một bộ phận tôn thất nhà Lý lại trong tay Nguyễn Nộn.
Theo các sách sử khác, sau năm 1219, Nguyễn Nộn vẫn còn hoạt động. Năm 1220, trong khi các sứ quân khác bị dẹp thì Nguyễn nộn và Đoàn Thượng vẫn là hai sứ quân tồn tại chống lại triều đình (trong tay họ Trần).
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, em ruột là Trần Thừa và em họ là Trần Thủ Độ lên thay nắm quyền điều hành việc triều đình. Thế quân của Nguyễn Nộn ngày càng mạnh. Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu.
Năm 1225, Trần Thủ Độ chủ xướng việc nhà Trần thay nhà Lý và lo việc đánh dẹp. Tuy nhiên, bấy giờ Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng binh thế còn mạnh, chưa dễ hàng phục được, Trần Thủ Độ bèn phong cho Nộn làm Hoài Đạo Vương, chia cho các huyện Bắc Giang Thượng, Bắc Giang Hạ, Đông Ngạn.
Tháng 12 năm 1228, Nguyễn Nộn đánh bại và giết chết Đoàn Thượng. Nhân đó, ông gộp cả quân của Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng. Thanh thế của Nguyễn Nộn rất lẫy lừng. Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương. Sau đó, Thủ Độ lại đưa công chúa Ngoạn Thiềm gả cho ông để ngầm dò la tin tức. Biết ý Thủ Độ muốn dùng công chúa để lung lạc mình và dò la tin tức, ông cho nha tướng canh giữ chỗ ông ở. Vì thế, công chúa không thể báo được tin gì cho triều đình.
Tháng 3 năm 1229, Nguyễn Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, ham chơi buông thả, chè chén chơi bời bừa bãi. Tuy nhiên, ông cũng tự lượng sức, biết thế mình không thể cùng đối lập với nhà Trần, định đến tháng 10 sẽ vào chầu, song còn do dự chưa quyết. Cuối năm đó, ông ốm nặng, triều đình sai nội nhân tới hỏi thăm. Nguyễn Nộn cố gượng ăn cơm, phi ngựa để tỏ ra còn khỏe mạnh, nhưng không bao lâu thì ông qua đời. Lực lượng của ông nhanh chóng tan rã .
Như vậy, Đại Việt sử lược phản ánh hoạt động của Nguyễn Nộn từ năm 1213 tới 1219, còn “Toàn thư” và “Cương mục” nêu hành trạng của ông từ 1218 đến 1229.
Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, Nguyễn Nộn tham gia chính trường từ 1213 và theo Trần Tự Khánh như Đại Việt sử lược phản ánh. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ về cái chết của ông (năm 1219). Theo nhóm ý kiến này, sau một trận thua quân Trần Tự Khánh, “vợ con Nguyễn Nộn đều bị bắt, Nguyễn Nộn mang theo 100 người về giữ Phù Ninh” và sau đó vẫn còn sống chứ không “ốm chết” như Đại Việt sử lược nêu. Ông tiếp tục tái lập lực lượng và giữ được Bắc Giang. Những sự kiện rong quãng đời sau đó của ông, như được gả công chúa Ngoạn Thiềm, giết được sứ quân Đoàn Thượng và xưng Hoài Vũ Đạo Vương như “Toàn thư” và “Cương mục” ghi. Ông ốm mất năm 1229.
Theo một số gia phả họ Nguyễn, Nguyễn Nộn là cháu 5 đời của Nguyễn Bặc và là tổ của họ Nguyễn ở Gia Miêu (Tống Sơn - Thanh Hóa), là tổ tiên của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, chính sử nhà Nguyễn không xác nhận điều này. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của chính nhà Nguyễn - hậu thế của các chúa Nguyễn - xác nhận, Nguyễn Nộn là “người làng Phù Minh, huyện Tiên Du” (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Như vậy, Nguyễn Nộn không phải người Tống Sơn - Thanh Hóa…
Tương truyền, sau khi Nguyễn Nộn mất, dân Quán Tình cùng các làng xã bên bờ Bắc sông Hồng đều lập miếu và tôn ông làm Thành hoàng làng, trải qua các triều vua đều gia phong mỹ tục.
Hiện nay, không có nguồn tư liệu nào ghi chép lại niên đại xây dựng đình Quán Tình. Sự thiếu vắng của nguồn tư liệu thành văn đã không cho phép xác định niên đại xây dựng của ngôi đình một cách chính xác.
Qua tìm hiểu lịch sử hình thành đình Quán Tình và sự tồn tại của ngôi đình trong quá trình lịch sử đến nay, để xác định niên đại của di tích, có thể dựa vào những tư liệu, hiện vật còn lại gắn với sự tồn tại và phát triển của ngôi đình.
Hiện di tích còn lưu giữ được 02 tấm bia, trong đó có bia dựng ngày mùng 1 tháng 1 năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779). Theo đó, bước đầu có thể đoán định, ngôi đình hiện nay ít nhất đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII, trước năm (1779).
Trải qua thời gian dài tồn tại, đình Quán Tình đã được trùng tu nhiều lần. Trước kia, đình nằm ở vị trí dưới vườn, sau được làm lên ao miếu. Hiện di tích, còn lưu giữ được dòng lạc khoản trên nóc nhà hữu vu đề “Duy Tân Giáp Dần niên, trọng đông thụ trụ thượng lương đại cát” - Ngày tốt, tháng giữa Đông, năm Giáp Dần, niên hiệu Duy Tân (1914) cất nóc nhà hữu vu. Năm 1950, hậu cung của đình bị Pháp phá hủy. Hòa bình lập lại, di tích được sử dụng làm trường học. Các đồ thờ tự của đình phần lớn bị mất mát và hư hỏng. Năm Giáp Thân (2004), chính quyền và nhân dân địa phương trùng tu lại toàn bộ ngôi đình trên vị trí và khuôn viên cũ, quy mô giữ nguyên vẹn đến hiện nay.
Đình Quán Tình tọa lạc trên một khu đất rộng thoáng ven đê sông Đuống, phía trước có hồ nước rộng, giữa hồ có gò đất cao tạo cảnh quan đẹp, tiếp đến là nghi môn (gồm một cửa giữa và hai cửa tả, hữu), sau đến sân lễ hội và khu kiến trúc chính chiếm lĩnh vị trí trọng tâm.
Mở đầu di tích là nghi môn, được tạo kiểu tứ trụ. Đỉnh trụ là bốn chim phượng chụm đuôi vào nhau dưới dạng lá lật, bốn đầu phượng quay về bốn hướng tạo thành hình trái giành. Phía dưới tạo hình lồng đèn trang trí tứ linh (long, ly, quy, phượng). Phần thân của trụ biểu được tạo khung để đắp câu đối chữ Hán. Đế trụ thắt cổ bổng. Đỉnh của hai trụ phụ được trang trí hai tượng nghê trong tư thế chầu xuống. Phía dưới tạo hình mui luyện, lồng đèn, phần thân của trụ biểu cũng được bổ khung (để trơn không trang trí), đế trụ thắt cổ bồng. Phần nối tiếp giữa các cột trụ chính và cột phụ được làm hai cửa tả, hữu dưới dạng mái chồng diêm (hai tầng mái), đỉnh mái trang trí đề tài lưỡng long chầu nhật/nguyệt. Phần cổ diêm bổ khung hình chữ nhật đề ba chữ “Đình Quán Tình”. Hai bên cổng tả, hữu đắp nổi bức phù điêu quan giám sát.
Qua cổng là một lối đi rộng, hai bên trồng cau và các loại cây lưu niên để tạo cảnh quan. Tiếp theo, là một sân lễ hội rộng lát gạch đỏ, kích thước (30 x 30)cm. Qua bậc tam cấp lát đá xanh dẫn lên khu kiến trúc chính.
Đại đình được xây dựng trên một khu nên cao, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Đinh”, gồm tiền tế và hậu cung.
Tiền tế là một nếp nhà 5 gian, 2 chái, xây gạch, lợp ngói. Các góc mái được uốn cong vút, tạo cảm giác bay bổng cho toàn bộ kiến trúc. Chính giữa bờ nóc trang trí đề tài lưỡng long chậu nhật/nguyệt. Phía trước mở hệ thống cửa bức bàn kiểu thượng song hạ bản ở ba gian giữa, hai gian hồi làm hệ thống song gỗ. Hai bên tường hồi tả, hữu mở hai cửa sổ trang trí chữ “Thọ” nhằm tạo độ thoáng cho không gian bên trong.
Cấu trúc bộ khung gỗ khá vững chắc, với 6 bộ vì kèo được làm theo dạng thức “giá chiêng chồng rường con nhị”, tì lực trên 5 hàng chân cột. Các đầu bẩy phía sau ăn mộng vào cột lửng và gác trực tiếp trên tường hậu. Kết cấu vì gồm những con rường kê lên nhau qua những đấu vuông thót đáy, dày, cao. Các rường ngắn dần về phía thượng lương, để con rường cuối cùng đội thượng lương qua một đấu nhỏ được trang trí hình chữ Triện. Để tránh sự nặng nề cho bộ vì nóc và thỏa mãn nhu cầu mở rộng lòng nhà, các nghệ nhân đã thay con rường ở sát câu đầu bằng một đôi rường cụt. Kết cấu này vừa mang tính chất chồng rường, vừa mang tính chất giá chiêng. Song, chiếc cột trốn của giá chiêng được thay thế bằng con đường cụt để đội đầu rường trên. Toàn bộ hệ thống trên được đỡ bởi một quá giang to, khỏe, chạm khắc hoa văn thực vật, được ăn mộng vào đầu hai cột cái.
Hậu cung gồm 3 gian chạy dọc, nối với gian giữa tiền tế tạo thành kết cấu kiểu chữ “Đinh”. Các bộ vì được làm giống như ngoài tiền tế.
Ngoài kiến trúc chính, đình Quán Tình còn hai dãy tả, hữ vu, mỗi dãy 5 gian 2 dĩ, mái lợp ngói ta, nền lát gạch Bát, kích thước (30 x 30)cm.
Nhìn tổng thể, trang trí kiến trúc của đình vẫn bảo lưu được phong cách nghệ thuật dân gian truyền thống (thế kỷ XX), với những hình tượng gắn với cầu mùa, phát sinh, phát triển… - những ước vọng truyền đời của người nông dân.
Về không gian nội thất và thờ tự: gian giữa tiền tế bài trí một hương án cùng các đồ tế tự. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ phụng thờ Thành hoàng làng. Hai bên bài trí chiêng và trống theo quan niệm “tả chinh, hữu cổ” (bên trái treo chiêng, bên phải treo trống). Hồi bên trái thờ hậu thần, hồi phải bài trí kiệu long đình. Các gian bên để trống, làm nơi hội họp mỗi khi có việc làng. Trong tòa hậu cung xây một bệ gạch cao, bên trên bài trí các đồ tế tự và 01 bộ long ngai Thành hoàng làng - “Phụng sự thần hoàng Nguyễn Nộn”. Trên các di vật của đình, như long ngai, bài vị, hạc thờ, kiệu… chủ yếu trang trí đề tài tứ linh. Đôi hạc thờ với chân cao, cổ cao, đường nét mềm mại uyển chuyển, được đặt trên lưng rùa mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX.
Sau một thời gian gián đoạn, trong những năm gần đây, lễ hội Quán Tình đã được phục hội, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng và du khách thập phượng. Theo thông lệ, cứ 5 năm làng tổ chức hội lớn một lần, vào ngày mùng 7 - 8 tháng Hai để tưởng nhớ công đức của vị thần. Trong ngày chính hội, sau lễ khai mạc, dân làng tổ chức rước nước từ sông Đuống về đình. Đoàn rước xuất phát từ sân đình ngược lên đê sông Đuống, đến cầu Đuống để lấy nước. Sau khi lấy nước ở giữa sông Đuống, đoàn rước trở về đình, dân làng tổ chức tế thánh. Chủ tế thường là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt, thân nhân trong sạch, trai gái đề huề, nhà không vướng bụi (có tang)... Trong đòn tế còn có 4 quan viên bồi tế và những người chấp sự… Trước đây, làng chỉ có đội tế nam, hiện nay còn có thêm đội tế nữ.
Theo tục lệ, ban tổ chức lễ hội dành riêng ngày 7 tháng Hai để dân làng và khách thập phương lễ thánh. Nhân dân háo hức, thành tâm sắm lễ mang ra đình, với mong ước một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ...
Trong ngày chính hội, có cả ngàn người đến với lễ hội Quán Tình, tiếng trống đình, tiếng chuông chùa, tiếng nhạc của hội bát âm, tiếng phách sinh tiền đã tạo nên quang cảnh ngày hội làm nức lòng người. Ngoài những lễ nghi, trong hội còn những hoạt động văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc, như đấu vật, bóng chuyền, đánh cờ, đan võng truyền thống.
Trong bối cảnh náo nhiệt của xu thế đô thị hóa hiện nay, sự tồn tại của đình Quán Tình cùng với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học liên quan đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trong khu vực và Thủ đô. Đó là một điểm sáng văn hóa cần được bảo vệ và phát huy giá trị phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong hiện tại và tương lai./.
(Theo Hồ sơ xếp hạng di tích đình Quán Tình - Tư liệu Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội).
Hình ảnh Di tích Đình Quán Tình
CHÙA QUÁN TÌNH (THÁI LINH QUÁN TỰ)
(PHƯỜNG GIANG BIÊN, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chùa Quán Tình còn có tên gọi khác là “Thái Linh Quán tự” hay “Thái Linh quán”, nằm trên địa phận phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Cuối thời Lê Trung hưng, đầu thời Nguyễn, Quán Tình/Kẻ Tạnh là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (năm Minh Mạng thứ ba - 1822, đổi làm trấn Bắc Ninh, năm thứ 12 - 1831, đổi thành tỉnh Bắc Ninh). Trong kháng chiến chống Pháp, Quán Tình thuộc xã Trường Chinh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau cải cách ruộng đất, xã Trường Chinh đổi tên thành Giang Biên…
Quán Tình, tức Kẻ Tạnh (vùng trời quang đất tạnh) - Người dân trong làng vẫn còn truyền nhau câu chuyện về sự tích “Quán Tạnh” như sau: Vào một năm nọ, trời nổi mưa to, gió lớn hàng tháng liền, gây ngập lụt lớn, kinh đô Thăng Long ngập hàng thước nước, các vùng xung quanh cũng bị ngập lụt. Dân chúng rất khổ sở vì nạn mưa và lụt lội. Lúc ấy, công chúa Ngọc Hân, trên đường qua vùng này, khi đi đến đây, vào quán đầu làng trú mưa thì mưa tạnh và cái tên Kẻ Tạnh được công chúa Ngọc Hân đặt cho làng để thể hiện tình cảm của công chúa với nhân dân nơi đây.
Xưa kia, làng Quán Tình nằm phía trong đê, có xóm trên và xóm dưới. Đến năm 1956, xóm trên và xóm dưới được đổi tên thành xóm Đồng Tâm và Đồng Thanh. Làng còn có một xóm nhỏ ngoài đê là xóm Hòa Bình.
Đến tháng 5/1961, xã Giang Biên cùng các xã của huyện Gia Lâm được chuyển về Hà Nội. Từ cuối tháng 11 năm 2004, xã Giang Biên được chuyển thành phường Giang Biên, thuộc quận Long Biên. Quán Tình có 3 dòng họ chính là: họ Vũ, họ Nguyễn và họ Trần, từng nổi tiếng với nghề nghề trồng đay vặn võng. Cùng với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng làng giữ nước, Giang Biên còn có truyền thống lịch sử - văn hóa từ rất lâu đời. Trên địa bàn phường, các di tích lịch sử - văn hóa (đình, đền, chùa, miếu, từ chỉ) được phân bố ở hầu hết các thôn, đa số được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Trong đó, có đình - chùa Quán Tình, một cụm di tích có lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của địa phương.
Quán Tình nằm ở ven sông Đuống, có bãi bờ màu mỡ, một điều kiện rất thuận lợi để dân làng canh tác hoa màu và trồng dâu nuôi tằm. Một số người dân trong làng từng buôn bán tre, gỗ - từ sông Đuống, theo sông Hồng, lên các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Sống ven sông Đuống, giữa một vùng chịu nhiều tác động của thiên nhiên và xã hội, nên người Quán Tình có bản tính cứng cỏi, đủ sức chống chọi với thiên tai khắc nghiệt. Dưới thời quân chủ, làng có rất nhiều người theo nghiệp võ. Cuối thế kỷ XVIII, làng nổi lên với Vũ Văn Khuê, một viên quan võ, làm Tham Đốc Tứ thành, vào năm Đinh Mùi đời Chiêu Thống (1787), đã chiêu binh chống lại quân Tây Sơn, sau bị bắt và giết. Hai con của ông là Vũ Tuân và Vũ Hoan theo Chiêu Thống sang tận Yên Kinh (Trung Quốc) rồi chết ở đó. Làng thờ Hoài Đạo cư sĩ, vừa là một Nho sĩ, vừa là một Đạo sĩ, rất giỏi kiếm thuật, từng ở chùa Sùng Khánh (làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc huyện Gia Lâm). Vào đời vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224), đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, dưới đồng bằng, giặc cướp nổi lên như ong, vùng biên cương giặc Man gây nhiễu, triều đình không thể dẹp yên được. Các quan trong triều đã tiến cử Hoài Đạo cư sĩ. Ông đã nhận lệnh lên đường dẹp loạn. Khi Trần Thủ Độ mưu toan soán ngôi nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi để lập ra nhà Trần, với tư tưởng trung quân, Hoài Đạo cư sĩ đã dấy quân chiếm cứ vùng Bắc Ninh - Bắc Giang, tự xưng là Hoài Đạo Vương, liên kết cùng Đoàn Thượng chống lại. Thủ Độ đem quân trấn dẹp nhưng không được, phải giảng hòa, rồi dùng kế ly tán để Hoài Đạo cư sĩ chống lại và đánh tan thế lực của Đoàn Thượng. Với thanh thế lẫy lừng, Hoài Đạo cư sĩ tự xung là Đại Thắng Vương. Thủ Độ lo sợ, phải xin vua Trần phong cho Hoài Đạo cư sĩ làm Hoài Đạo Hiếu Vũ vương, lại gả cho công chúa Ngoạn Thiền. Sau đó, Hoài Đạo đã cùng công chúa lập tư dinh ở xã Ninh Giang (nay là đất Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm), cùng chung sống đến cuối đời. Sau khi ông mất, được an tang tại xứ đồng Mạc, làng Phù Dực (nay thuộc xã Phù Đổng). Nhiều làng ven sông Đuống tôn thờ Hoài Đạo làm Phúc thần, tế lễ long trọng vào ngày mồng Một tháng Ba, tức ngày hóa của ông.
Có lẽ, từ xa xưa, làng Quán Tình đã có Đạo quán (Thái Linh quán), sau được chuyển hóa thành chùa - Thái Linh Quán tự. Tấm bia khắc năm Thịnh Đức thứ ba (1655) cho biết, Thái Linh Quán tự là cổ tích danh lam, triều trước dựng ở gần sông, sau bị trôi mất, nay phải dựng lại, do công của Chánh Vương phủ nội cung tần cung tiến của tiền.
Chùa quay hướng Đông Nam, gồm các hạng mục chính: cổng, sân, tiền đường, thượng điện, điện Mẫu, nhà tăng, nhà bia, tháp mộ,…
Cổng chùa là một kiến trúc xây bằng gạch, với ba cửa ra vào, có mái che. Bên trên ghi bốn chữ “Thái Linh Quán tự”. Qua cổng là một sân rộng lát gạch Giếng Đáy màu đỏ, có kích thước (30 x 30) cm. Sát hiên tiền đường đặt một lư hương đá, hai bên đặt 2 tượng sư tử hý cầu bằng chất liệu đá. Phía trước là một ao rộng, quanh sân là khu vườn chùa, trồng nhiều loại cây lưu niên, tạo cảnh quan bóng mát.
Tiền đường gồm 5 gian hai dĩ, xây gạch, được kết cấu theo dạng chồng diêm, hai tầng tám mái, lợp ngói ta, với các hệ thống trấn song con tiện bằng gỗ. Phía trước là một khoảng hiên rộng khoảng 1,6m, với 9 hàng chân cột bằng đá, hình trụ tròn, với mặt trước khắc câu đối bằng chữ Hán, bẩy hiên trang trí hình rồng lá, sư tử vờn cầu. Mặt trước tiền đường có hệ thống cửa bức bàn kiểu “thượng song hạ bản”, phía dưới trang trí hoa sen, bên trên là chữ Phúc, hoa văn hình học, cuốn thư. Phần nền tiền đường được tôn cao hơn mặt sân, với chín bậc lên xuống, bằng chất liệu đá. Hành lang xung được cấu trúc theo dạng tường lửng, có các cột trụ đỡ mái tạo sự chắc, khỏe cho kiến trúc, phía dưới các chân cột đá tạo tác hình hoa sen cách điệu. Bộ khung kiến trúc liên kết với nhau bằng các bộ vì kèo được làm theo dạng thức giá chiêng chồng rường con nhị, hạ cốn mê, bẩy hiên, tì lực trên 4 hàng chân, gồm 2 hàng cột cái và một hàng cột hiên. Các bộ vì cột trốn tì lực lên hệ thống tường hậu phía sau. Phía trước, tiếp giáp với tường hồi là cột đồng trụ, bên trên đắp hình bốn con phượng, trong tư thế chụm đầu vào nhau, tạo hình trái giành. Phía dưới là các ô lồng đèn, bốn phía đắp đề tài “tứ linh”. Thân trụ bổ ô đắp câu đối chữ Hán. Tiền đường là nơi bài trí tượng Đức Ông, Thánh Tăng, Hộ pháp (Khuyến Thiện, Trừng Ác). Các tượng này đều được đặt trên ban thờ cùng với hệ thống các đồ thờ khác, như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân đèn…
Thượng điện gồm 1 gian 2 dĩ, nối liền với gian giữa nhà tiền đường, với phần trong cùng được làm theo kiểu bát giác. Chính giữa xây bậc bên trên đặt 5 lớp tượng, gồm: Tam thế Phật; Di Đà Tam tôn; Hoa Nghiêm Tam Thánh; Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn; Phật A Di Đà (bằng đá xanh, cao khoảng 1,7m).
Các gian trong thượng điện đều treo cửa võng, trang trí bánh xe pháp luân và hoa cúc, bên dưới treo câu đối. Phía ngoài cùng, sát với gian tiền đường là tòa cửu long và tượng Thích Ca sơ sinh.
Điện Mẫu nằm bên cạnh chùa chính, mới được nhân dân tu bổ và tôn tạo. Chính giữa điện thờ là tượng đức Thánh Trần Hưng Đạo, vị tướng có công lớn trong sự nghiệp đánh giặc Nguyên - Mông bảo vệ xã tắc, phía dưới là Tam tòa Thánh Mẫu. Đây là một hình thức tín ngưỡng dân dã gắn Mẫu với chức năng tạo thiên, lập địa để mang tư cách như một anh hùng văn hóa của dân tộc…
Nhà Tăng ở phía sau, bên trái Tam bảo, được dựng năm 2005, gồm 5 gian tường hồi bít đốc. Nhà bia dược dựng trong thời kỳ hòa bình lập lại để làm nơi thờ Phật tạm thời. Sau khi tu bôt Tam bảo thì kiến trúc này được chuyển thành nhà bia. Khu vườn tháp ở phía sau điện Mẫu.
Ngoài giá trị về mặt kiến trúc - nghệ thuật, chùa Quán Tình còn lưu giữ được hệ thống văn bia, chuông, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX, cùng một số đồ thờ tự khác. Dây là những di vật có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, đồng thời còn là những di vật quý trong kho tàng di sản văn hóa nước ta, giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển, hình thành của cư dân làng xã, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
Các hoạt động văn hóa, lễ hội luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi di tích và góp phần không nhỏ vào việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy giá trị di tích, đưa đạo pháp đến với con người. Ngoài chức năng là nơi tu tập, hằng năm chùa Quán Tình còn tổ chức các lễ tiết sau (tính theo lịch Âm):
+ Ngày 15/1: Lễ Thượng nguyên.
+ Ngày 08/2: Lễ vía Đức Phật Thích Ca xuất gia đi tu.
+ Ngày 15/2: Lễ vía Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn.
+ Ngày 19/2: Lễ vía Bồ Tát Quan Âm.
+ Ngày 21/2: Lễ vía Bồ Tát Phổ Hiền.
+ Ngày 16/3: Lễ vía Đức Quan Âm chuẩn đề.
+ Ngày 04/4: Lễ vía Bồ tát.
+ Ngày 15/4: Lễ vía Đức Phật Thích Ca đản sinh (lễ Phật đản).
+ Tháng 6: Lễ vía Đức Bồ Tát Quan Âm thành đạo.
+ Tháng 7: Lễ vía Đức Đại thế Chí Bồ Tát.
+ Ngày 15/7: Lễ Vu Lan báo hiếu.
+ Ngày 30/7: Lễ vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
+ Ngày 19/9: Lễ vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia.
+ Ngày 17/11: Lễ khánh đản Đức Phật A Di Đà.
+ Ngày 08/12: Lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hành đạo.
+ Các ngày lễ khác theo tín ngưỡng thờ Mẫu, giỗ tổ chùa…
Bên cạnh đó, những ngày tuần rằm, mùng một, hoạt động cúng lễ tại chùa vẫn diễn ra thường xuyên, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Từ những nét khái quát trên đây, có thể nhận thấy, chùa Quán Tình là một di sản kiến trúc - nghệ thuật có giá trị của cộng đồng sở tại cũng như của quận Long Biên. Việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích này hứa hẹn sẽ mang lại những đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh hiện nay./.
(Theo Hồ sơ xếp hạng di tích chùa Quán Tình - Tư liệu Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội).
Hình ảnh di tích chùa Quán Tình
MB
Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
TB
Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trinh, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắn xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước: Muốn ăn rau sắn Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.
Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.
Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.
Cụm di tích lịch sử văn hóa chùa Bảo Minh – đền Bình An.
Hiện cụm di tích này còn lưu giữ lại được 2 chiếc chuông cổ (1 chiếc nặng 101kg và 1 chiếc nặng 25kg); 21 pho tượng cổ; hoành phi; câu đối và 15 sắc phong từ thời vua Tự Đức. Năm 1999, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân quyên góp sức người, sức của để trùng tu, xây dựng lại cụm di tích. Năm 2011, qua công tác xã hội hóa, ban quản lý chùa đã tu sửa lại một số hạng mục và giữ nguyên hiện trạng cho đến nay.
Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An vẫn mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa cùng với mãnh đất được nhiều thiên nhiên ưu đãi. Cứ vào mồng 7 tháng Giêng hàng năm diễn ra lễ hội do những người dân địa phương tổ chức. Lễ hội là nơi để thể hiện sự tích tụ, bảo tồn và phát huy văn hóa làng xã của vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, cũng là nơi cầu phong hòa vũ thuận, mùa màng tươi tốt, no ấm.
Những kiến trúc độc đáo giàu giá trị nghệ thuật và những giá trị lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Từ nhiều đời nay, dân làng thường cắt cử những người có tâm đức để trông coi đền chùa. Chính quyền địa phương cũng hết sức quan tâm bảo vệ. Mỗi lần hư hỏng đều kịp thời tu sửa để đảm bảo nơi thờ tự và nơi chiêm bái của du khách thập phương đến.
Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến năm 2011, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt, cho phép tu sửa chùa Bảo Minh, xây dựng lầu Quan âm, nhà tổ, chùa chính, cung thờ mẫu, lầu Cô Chín, nguồn vốn được huy động từ công tác xã hội hóa.
Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An thực sự là nơi ghi dấu về một địa chỉ từng chứng kiến các biến cố thời gian. Đây cũng là nơi để người dân thể hiện lòng thành kính tâm linh biết ơn các vị vua công thần, Thánh, Phật để mong cuộc sống ấm no, bình an.
Thầy Dương Quang Thịnh – Trưởng BQL di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An cho biết: Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An được xây dựng từ thời Hậu Lê, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử nên không còn được nguyên vẹn như xưa.
Nhờ những nỗ lực của ban quản lý cụm di tích cộng với những tấm lòng hảo tâm người con quê hương và du khách thập phương nên chùa đã được tu sửa lại, cơ sở vật chất cũng khang trang hơn. Tuy nhiên, do kinh phí có phần hạn hẹp nên cụm di tích vẫn chưa hoàn thiện. Hiện ban quản lý di tích vẫn đang tiếp tục kêu gọi nguồn kinh phí để xây dựng thêm một số hạng mục như: Cổng chùa, xây thêm một lầu chuông, nhà tăng, tu sửa lại khuôn viên để mỗi khi khách thập phương đến có chỗ để xe, nghỉ ngơi.
Em tham khảo các thông tin ở đây:
Chùa Ngô Xá, nơi lưu giữ bảo vật Quốc gia
Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
Bai tham khảo
Hai làng Tình Quang và Quán Tình tuy quy mô và thời điểm hình thành khác nhau nhưng mỗi làng đều có một ngôi chùa và một ngôi đình làm nơi hội họp, tế lễ, bàn bạc các công việc chung. Trước đây mỗi làng đều có khu Văn chỉ, nơi thờ đức Khổng Tử và dựng các văn bia ghi tên những người có học hành, đỗ đạt của làng. Làng Tình Quang trước đây có một số gia đình tự lập điện thờ Đức thánh Trần như nhà cụ Tranh, cụ Khiếu, cụ Điển Bẩy...
ĐÌNH QUÁN TÌNH
(PHƯỜNG GIANG BIÊN, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Giang Biên, tức Vịa Đàm xưa, hiện là một phường thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội, gồm hai làng Tình Quang và Quán Tình. Vào cuối thời Nguyễn, Tình Quang và Quán Tình là hai đơn vị hành chính độc lập, thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
Làng Quán Tình có tên Nôm là Kẻ Tạnh. Người dân trong làng vẫn còn truyền nhau câu chuyện về sự tích “Quán Tạnh” như sau: Vào một năm nọ, trời nổi mưa to, gió lớn hàng tháng liền, gây ngập lụt lớn, kinh đô Thăng Long ngập hàng thước nước, các vùng xung quang cũng bị ngập lụt. Dân chúng rất khổ sở vì nạn mưa và lụt lội. Lúc ấy, công chúa Ngọc Hân trên đường qua vùng này, khi đi đến đây, vào quán đầu làng trú mưa thì mưa tạnh và cái tên Kẻ Tạnh được công chúa Ngọc Hân đặt cho làng để thể hiện tình cảm của mình với người dân nơi đây.
Nguyên ủy, làng Quán Tình nằm phía trong đê, làng có xóm trên, xóm dưới, đến năm 1956, các xóm trên và xóm dưới được đổi tên thành xóm Đồng Tâm và Đồng Thanh. Ngoài ra, làng còn có một xóm nhỏ ngoài đê là xóm Hòa Bình. Trong làng có ba dòng họ chính, là: Vũ, Nguyễn, Trần. Quán Tình từng nổi tiếng với nghề trồng đay vặn võng.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Giang Biên cùng cả nước đã giành được những chiến công oanh liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, viết nên những trang sử truyền thống vẻ vang của địa phương và góp phần tô thắm thêm truyền thống vinh quang của Thủ đô. Bên cạnh đó, Giang Biên còn có truyền thống văn hóa từ rất lâu đời. Trên địa bàn xã, các di tích lịch sử - văn hóa (đình, đền, chùa, miếu, từ chỉ) được phân bố ở hầu hết các thôn, đa số được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII.
Đình Quán Tình thờ tướng quân Nguyễn Nộn, một nhân vật lịch sử cuối thời Lý - đầu thời Trần. Qua tư liệu lịch sử và truyền thuyết, sự tích của thần được ghi nhận như sau:
Nguyễn Nộn là người xã Phủ Dực (huyện Tiên Du) nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm. Theo Đại Việt sử lược, ông là người có gương mặt đẹp, lại có lòng bao dung, có tính bình thản thanh thoát. Phả hệ họ Nguyễn chép, ông là cháu 5 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc (thời nhà Đinh).
Hiện sử sách ghi chép về ông cũng khá sơ sài. Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều cho biết: Nguyễn Nộn vốn là một cư sĩ ở hương Phù Đồng. Tháng 8 năm 1218, ông bắt được vàng và ngọc mà không đem dâng vua Lý Huệ Tông, nên bị triều đình xuống chiếu bắt giam.
Tháng 2 năm 1219, quyền thần Trần Tự Khánh thấy ông là người có tài, bèn tâu với vua Huệ Tông xin tha cho Nguyễn Nộn, cho đi theo quân đánh giặc để chuộc tội. Vua Huệ Tông chuẩn tấu. Tháng 10 năm đó, Tự Khánh sai Nguyễn Nộn đem quân đi đánh người Man ở Quảng Oai. Tháng 3 năm 1220, Nguyễn Nộn nhân cầm quân trong tay không trở về triều, trấn giữ hương Phù Đổng, tự xưng là Hoài Đạo Vương, dâng biểu xưng thần, xin đi dẹp loạn để chuộc tội. Vua Huệ Tông sai người đem sắc thư đến tuyên dụ. Song, vì vua có bệnh, không thể chế ngự được, trong khi họ Trần cũng đang mưu tính đoạt ngôi nhà lý nên chưa tính tới Nguyễn Nộn.
Đại Việt sử lược, cuốn sử ra đời vào thời Trần lại cho biết: Nguyễn Nộn vốn là bộ tướng của tướng Trần Tự Khánh, theo Tự Khánh tham gia vào những cuộc chinh chiến với các sứ quân và chống lại nhà Lý từ đầu thời Lý Huệ Tông chứ không phải tới năm 1218 ông mới xuất hiện trên chính trường. Cũng theo sách này, năm 1213, Trần Tự Khánh sai người sang Bắc Giang mời ông (Nguyễn Nộn) về. Nguyễn Nộn về đến nơi, Trần Tự Khánh dùng dây thép trói lại năm vòng, giam cầm ông. Tuy nhiên, chưa rõ vì lý do gì mà Nguyễn Nộn bị Tự Khánh bắt giam.
Tháng 9, Trần Tự Khánh mở trói dây thép cho Nguyễn Nộn. Tuy ở trong cảnh ngục tù mà thần sắc Nguyễn Nộn vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Khi thấy bọn dũng sĩ nhảy, ông liền mang theo cả cái dây xích sắt mà nhảy và nhảy mạnh hơn bọn dũng sĩ. Trần Tự Khánh trông thấy, lấy làm lạ, bèn thả ông, cho làm tướng và đem người con gái của bà dì gả cho ông. Sau đó, Tự Khánh lại trao cho ông hai ấp là Trần Khê và Cả Lũ.
Năm 1213, Nguyễn Nộn cầm một cánh quân họ Trần chống lại quân triều đình do đích thân Lý Huệ Tông và Thái sư Đàm Dĩ Mông chỉ huy. Ông cùng các tướng họ Trần đánh bại quân nhà Lý. Em họ Trần Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn tiến đánh thắng quân triều đình. Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến chợ Dừa, cùng Phan Lân đánh thắng các tướng ở Hồng Châu là Đoàn Cấm, Vũ hốt. Lý Huệ Tông thất thế phải chạy lên Lạng Châu.
Sau trận này, ông được Trần Tự Khánh giao trấn giữ vùng Bắc Giang. Trần Tự Khánh lên Lạng Châu rước Huệ Tông không được, liền lập hoàng thân khác lên ngôi, tức là vua Càn Ninh.
Năm 1214, an hem họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc NInh), Nguyễn Nộn giết chết Đoàn Nguyễn, nhưng cũng bị thương ở lưng.
Tuy nhiên, lúc này nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự. Nhân thời cơ đó, Nguyễn Nộn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải các kho và phóng hỏa đốt kinh đô, rồi đưa vua mới là Càn Ninh xuống hành cung Lý Nhân (Hà Nam).
Nguyễn Nộn đem binh đến Thăng Long đánh nhau với Tự Khánh. Huệ Tông và Thái hậu khi đang trên đường từ Nam Sách trở về Thăng Long, phong cho Nguyễn Nộn tước hầu để mượn tay Nộn chống lại họ Trần. Từ đó, cục diện trong nước lúc này hình thành ba thế lực: Phía Bắc là Nguyễn Nộn, phía Đông là Đoàn Thượng, phía Nam là Trần Tự Khánh.
Tháng 1 năm 1215, hai tướng của Trần Tự Khánh là Nguyễn Đường và Nguyễn Giai thông đồng với Nguyễn Nộn đánh Trần Tự Khánh, nhưng Đường và Giai lại hàng Trần Tự Khánh. Tháng 2, Nguyễn Nộn được phong tước vương. Tháng 3, Nguyễn Nộn đánh thắng Nguyễn Đường và Nguyễn Giai.
Sau đó, một loạt lực lượng cát cứ khác nổi dậy chiếm cứ các nơi. Sau nhiều lần bôn tẩu, cuối cùng, đến năm 1216, Lý Huệ Tông buộc phải dựa vào anh vợ là Trần Tự Khánh là lực lượng mạnh hơn cả. Tự Khánh lại phụng thờ Huệ Tông, mượn tiếng Huệ Tông để chinh phục được nhiều sứ quân khác. Huệ Tông hạ chiếu cho Nguyễn Nộn làm lính thường.
Kết cục của Nguyễn Nộn cũng được sử sách ghi chép không thống nhất. Các nguồn sử liệu khác nhau ghi chênh lệch về thời gian khá nhiều. Chỉ có một điểm chung duy nhất, là các nguồn sử sách đều xác nhận ông chết vì bệnh.
Theo Đại Việt sử lược, tháng 6 năm 1219, Trần Tự Khánh sai tướng Vương Lê đem binh về Nam Sách đánh Nguyễn Nộn. Quân hai bên giằng co, Trần Tự Khánh không thắng nổi quân của Nộn. Tháng chạp, Nguyễn Nộn bị bệnh nặng. Khi quân của Trần Tự Khánh đang đóng ở bến Triều Đông thì Nguyễn Nộn đã chết rồi. Ngày Canh Ngọ, tướng của Nộn là Phi Thám ra đầu hàng Trần Tự Khánh, có mang theo thái hậu và các công chúa (con vua Huệ Tông).
Như vậy, trong khi vua Huệ Tông trong tay Trần Tự Khánh thì có một bộ phận tôn thất nhà Lý lại trong tay Nguyễn Nộn.
Theo các sách sử khác, sau năm 1219, Nguyễn Nộn vẫn còn hoạt động. Năm 1220, trong khi các sứ quân khác bị dẹp thì Nguyễn nộn và Đoàn Thượng vẫn là hai sứ quân tồn tại chống lại triều đình (trong tay họ Trần).
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, em ruột là Trần Thừa và em họ là Trần Thủ Độ lên thay nắm quyền điều hành việc triều đình. Thế quân của Nguyễn Nộn ngày càng mạnh. Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu.
Năm 1225, Trần Thủ Độ chủ xướng việc nhà Trần thay nhà Lý và lo việc đánh dẹp. Tuy nhiên, bấy giờ Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng binh thế còn mạnh, chưa dễ hàng phục được, Trần Thủ Độ bèn phong cho Nộn làm Hoài Đạo Vương, chia cho các huyện Bắc Giang Thượng, Bắc Giang Hạ, Đông Ngạn.
Tháng 12 năm 1228, Nguyễn Nộn đánh bại và giết chết Đoàn Thượng. Nhân đó, ông gộp cả quân của Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng. Thanh thế của Nguyễn Nộn rất lẫy lừng. Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương. Sau đó, Thủ Độ lại đưa công chúa Ngoạn Thiềm gả cho ông để ngầm dò la tin tức. Biết ý Thủ Độ muốn dùng công chúa để lung lạc mình và dò la tin tức, ông cho nha tướng canh giữ chỗ ông ở. Vì thế, công chúa không thể báo được tin gì cho triều đình.
Tháng 3 năm 1229, Nguyễn Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, ham chơi buông thả, chè chén chơi bời bừa bãi. Tuy nhiên, ông cũng tự lượng sức, biết thế mình không thể cùng đối lập với nhà Trần, định đến tháng 10 sẽ vào chầu, song còn do dự chưa quyết. Cuối năm đó, ông ốm nặng, triều đình sai nội nhân tới hỏi thăm. Nguyễn Nộn cố gượng ăn cơm, phi ngựa để tỏ ra còn khỏe mạnh, nhưng không bao lâu thì ông qua đời. Lực lượng của ông nhanh chóng tan rã .
Như vậy, Đại Việt sử lược phản ánh hoạt động của Nguyễn Nộn từ năm 1213 tới 1219, còn “Toàn thư” và “Cương mục” nêu hành trạng của ông từ 1218 đến 1229.
Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, Nguyễn Nộn tham gia chính trường từ 1213 và theo Trần Tự Khánh như Đại Việt sử lược phản ánh. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ về cái chết của ông (năm 1219). Theo nhóm ý kiến này, sau một trận thua quân Trần Tự Khánh, “vợ con Nguyễn Nộn đều bị bắt, Nguyễn Nộn mang theo 100 người về giữ Phù Ninh” và sau đó vẫn còn sống chứ không “ốm chết” như Đại Việt sử lược nêu. Ông tiếp tục tái lập lực lượng và giữ được Bắc Giang. Những sự kiện rong quãng đời sau đó của ông, như được gả công chúa Ngoạn Thiềm, giết được sứ quân Đoàn Thượng và xưng Hoài Vũ Đạo Vương như “Toàn thư” và “Cương mục” ghi. Ông ốm mất năm 1229.
Theo một số gia phả họ Nguyễn, Nguyễn Nộn là cháu 5 đời của Nguyễn Bặc và là tổ của họ Nguyễn ở Gia Miêu (Tống Sơn - Thanh Hóa), là tổ tiên của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, chính sử nhà Nguyễn không xác nhận điều này. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của chính nhà Nguyễn - hậu thế của các chúa Nguyễn - xác nhận, Nguyễn Nộn là “người làng Phù Minh, huyện Tiên Du” (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Như vậy, Nguyễn Nộn không phải người Tống Sơn - Thanh Hóa…
Tương truyền, sau khi Nguyễn Nộn mất, dân Quán Tình cùng các làng xã bên bờ Bắc sông Hồng đều lập miếu và tôn ông làm Thành hoàng làng, trải qua các triều vua đều gia phong mỹ tục.
Hiện nay, không có nguồn tư liệu nào ghi chép lại niên đại xây dựng đình Quán Tình. Sự thiếu vắng của nguồn tư liệu thành văn đã không cho phép xác định niên đại xây dựng của ngôi đình một cách chính xác.
Qua tìm hiểu lịch sử hình thành đình Quán Tình và sự tồn tại của ngôi đình trong quá trình lịch sử đến nay, để xác định niên đại của di tích, có thể dựa vào những tư liệu, hiện vật còn lại gắn với sự tồn tại và phát triển của ngôi đình.
Hiện di tích còn lưu giữ được 02 tấm bia, trong đó có bia dựng ngày mùng 1 tháng 1 năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779). Theo đó, bước đầu có thể đoán định, ngôi đình hiện nay ít nhất đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII, trước năm (1779).
Trải qua thời gian dài tồn tại, đình Quán Tình đã được trùng tu nhiều lần. Trước kia, đình nằm ở vị trí dưới vườn, sau được làm lên ao miếu. Hiện di tích, còn lưu giữ được dòng lạc khoản trên nóc nhà hữu vu đề “Duy Tân Giáp Dần niên, trọng đông thụ trụ thượng lương đại cát” - Ngày tốt, tháng giữa Đông, năm Giáp Dần, niên hiệu Duy Tân (1914) cất nóc nhà hữu vu. Năm 1950, hậu cung của đình bị Pháp phá hủy. Hòa bình lập lại, di tích được sử dụng làm trường học. Các đồ thờ tự của đình phần lớn bị mất mát và hư hỏng. Năm Giáp Thân (2004), chính quyền và nhân dân địa phương trùng tu lại toàn bộ ngôi đình trên vị trí và khuôn viên cũ, quy mô giữ nguyên vẹn đến hiện nay.
Đình Quán Tình tọa lạc trên một khu đất rộng thoáng ven đê sông Đuống, phía trước có hồ nước rộng, giữa hồ có gò đất cao tạo cảnh quan đẹp, tiếp đến là nghi môn (gồm một cửa giữa và hai cửa tả, hữu), sau đến sân lễ hội và khu kiến trúc chính chiếm lĩnh vị trí trọng tâm.
Mở đầu di tích là nghi môn, được tạo kiểu tứ trụ. Đỉnh trụ là bốn chim phượng chụm đuôi vào nhau dưới dạng lá lật, bốn đầu phượng quay về bốn hướng tạo thành hình trái giành. Phía dưới tạo hình lồng đèn trang trí tứ linh (long, ly, quy, phượng). Phần thân của trụ biểu được tạo khung để đắp câu đối chữ Hán. Đế trụ thắt cổ bổng. Đỉnh của hai trụ phụ được trang trí hai tượng nghê trong tư thế chầu xuống. Phía dưới tạo hình mui luyện, lồng đèn, phần thân của trụ biểu cũng được bổ khung (để trơn không trang trí), đế trụ thắt cổ bồng. Phần nối tiếp giữa các cột trụ chính và cột phụ được làm hai cửa tả, hữu dưới dạng mái chồng diêm (hai tầng mái), đỉnh mái trang trí đề tài lưỡng long chầu nhật/nguyệt. Phần cổ diêm bổ khung hình chữ nhật đề ba chữ “Đình Quán Tình”. Hai bên cổng tả, hữu đắp nổi bức phù điêu quan giám sát.
Qua cổng là một lối đi rộng, hai bên trồng cau và các loại cây lưu niên để tạo cảnh quan. Tiếp theo, là một sân lễ hội rộng lát gạch đỏ, kích thước (30 x 30)cm. Qua bậc tam cấp lát đá xanh dẫn lên khu kiến trúc chính.
Đại đình được xây dựng trên một khu nên cao, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Đinh”, gồm tiền tế và hậu cung.
Tiền tế là một nếp nhà 5 gian, 2 chái, xây gạch, lợp ngói. Các góc mái được uốn cong vút, tạo cảm giác bay bổng cho toàn bộ kiến trúc. Chính giữa bờ nóc trang trí đề tài lưỡng long chậu nhật/nguyệt. Phía trước mở hệ thống cửa bức bàn kiểu thượng song hạ bản ở ba gian giữa, hai gian hồi làm hệ thống song gỗ. Hai bên tường hồi tả, hữu mở hai cửa sổ trang trí chữ “Thọ” nhằm tạo độ thoáng cho không gian bên trong.
Cấu trúc bộ khung gỗ khá vững chắc, với 6 bộ vì kèo được làm theo dạng thức “giá chiêng chồng rường con nhị”, tì lực trên 5 hàng chân cột. Các đầu bẩy phía sau ăn mộng vào cột lửng và gác trực tiếp trên tường hậu. Kết cấu vì gồm những con rường kê lên nhau qua những đấu vuông thót đáy, dày, cao. Các rường ngắn dần về phía thượng lương, để con rường cuối cùng đội thượng lương qua một đấu nhỏ được trang trí hình chữ Triện. Để tránh sự nặng nề cho bộ vì nóc và thỏa mãn nhu cầu mở rộng lòng nhà, các nghệ nhân đã thay con rường ở sát câu đầu bằng một đôi rường cụt. Kết cấu này vừa mang tính chất chồng rường, vừa mang tính chất giá chiêng. Song, chiếc cột trốn của giá chiêng được thay thế bằng con đường cụt để đội đầu rường trên. Toàn bộ hệ thống trên được đỡ bởi một quá giang to, khỏe, chạm khắc hoa văn thực vật, được ăn mộng vào đầu hai cột cái.
Hậu cung gồm 3 gian chạy dọc, nối với gian giữa tiền tế tạo thành kết cấu kiểu chữ “Đinh”. Các bộ vì được làm giống như ngoài tiền tế.
Ngoài kiến trúc chính, đình Quán Tình còn hai dãy tả, hữ vu, mỗi dãy 5 gian 2 dĩ, mái lợp ngói ta, nền lát gạch Bát, kích thước (30 x 30)cm.
Nhìn tổng thể, trang trí kiến trúc của đình vẫn bảo lưu được phong cách nghệ thuật dân gian truyền thống (thế kỷ XX), với những hình tượng gắn với cầu mùa, phát sinh, phát triển… - những ước vọng truyền đời của người nông dân.
Về không gian nội thất và thờ tự: gian giữa tiền tế bài trí một hương án cùng các đồ tế tự. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ phụng thờ Thành hoàng làng. Hai bên bài trí chiêng và trống theo quan niệm “tả chinh, hữu cổ” (bên trái treo chiêng, bên phải treo trống). Hồi bên trái thờ hậu thần, hồi phải bài trí kiệu long đình. Các gian bên để trống, làm nơi hội họp mỗi khi có việc làng. Trong tòa hậu cung xây một bệ gạch cao, bên trên bài trí các đồ tế tự và 01 bộ long ngai Thành hoàng làng - “Phụng sự thần hoàng Nguyễn Nộn”. Trên các di vật của đình, như long ngai, bài vị, hạc thờ, kiệu… chủ yếu trang trí đề tài tứ linh. Đôi hạc thờ với chân cao, cổ cao, đường nét mềm mại uyển chuyển, được đặt trên lưng rùa mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX.
Sau một thời gian gián đoạn, trong những năm gần đây, lễ hội Quán Tình đã được phục hội, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng và du khách thập phượng. Theo thông lệ, cứ 5 năm làng tổ chức hội lớn một lần, vào ngày mùng 7 - 8 tháng Hai để tưởng nhớ công đức của vị thần. Trong ngày chính hội, sau lễ khai mạc, dân làng tổ chức rước nước từ sông Đuống về đình. Đoàn rước xuất phát từ sân đình ngược lên đê sông Đuống, đến cầu Đuống để lấy nước. Sau khi lấy nước ở giữa sông Đuống, đoàn rước trở về đình, dân làng tổ chức tế thánh. Chủ tế thường là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt, thân nhân trong sạch, trai gái đề huề, nhà không vướng bụi (có tang)... Trong đòn tế còn có 4 quan viên bồi tế và những người chấp sự… Trước đây, làng chỉ có đội tế nam, hiện nay còn có thêm đội tế nữ.
Theo tục lệ, ban tổ chức lễ hội dành riêng ngày 7 tháng Hai để dân làng và khách thập phương lễ thánh. Nhân dân háo hức, thành tâm sắm lễ mang ra đình, với mong ước một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ...
Trong ngày chính hội, có cả ngàn người đến với lễ hội Quán Tình, tiếng trống đình, tiếng chuông chùa, tiếng nhạc của hội bát âm, tiếng phách sinh tiền đã tạo nên quang cảnh ngày hội làm nức lòng người. Ngoài những lễ nghi, trong hội còn những hoạt động văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc, như đấu vật, bóng chuyền, đánh cờ, đan võng truyền thống.
Trong bối cảnh náo nhiệt của xu thế đô thị hóa hiện nay, sự tồn tại của đình Quán Tình cùng với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học liên quan đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trong khu vực và Thủ đô. Đó là một điểm sáng văn hóa cần được bảo vệ và phát huy giá trị phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong hiện tại và tương lai./.
CHÙA QUÁN TÌNH (THÁI LINH QUÁN TỰ)
(PHƯỜNG GIANG BIÊN, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chùa Quán Tình còn có tên gọi khác là “Thái Linh Quán tự” hay “Thái Linh quán”, nằm trên địa phận phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Cuối thời Lê Trung hưng, đầu thời Nguyễn, Quán Tình/Kẻ Tạnh là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (năm Minh Mạng thứ ba - 1822, đổi làm trấn Bắc Ninh, năm thứ 12 - 1831, đổi thành tỉnh Bắc Ninh). Trong kháng chiến chống Pháp, Quán Tình thuộc xã Trường Chinh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau cải cách ruộng đất, xã Trường Chinh đổi tên thành Giang Biên…
Quán Tình, tức Kẻ Tạnh (vùng trời quang đất tạnh) - Người dân trong làng vẫn còn truyền nhau câu chuyện về sự tích “Quán Tạnh” như sau: Vào một năm nọ, trời nổi mưa to, gió lớn hàng tháng liền, gây ngập lụt lớn, kinh đô Thăng Long ngập hàng thước nước, các vùng xung quanh cũng bị ngập lụt. Dân chúng rất khổ sở vì nạn mưa và lụt lội. Lúc ấy, công chúa Ngọc Hân, trên đường qua vùng này, khi đi đến đây, vào quán đầu làng trú mưa thì mưa tạnh và cái tên Kẻ Tạnh được công chúa Ngọc Hân đặt cho làng để thể hiện tình cảm của công chúa với nhân dân nơi đây.
Xưa kia, làng Quán Tình nằm phía trong đê, có xóm trên và xóm dưới. Đến năm 1956, xóm trên và xóm dưới được đổi tên thành xóm Đồng Tâm và Đồng Thanh. Làng còn có một xóm nhỏ ngoài đê là xóm Hòa Bình.
Đến tháng 5/1961, xã Giang Biên cùng các xã của huyện Gia Lâm được chuyển về Hà Nội. Từ cuối tháng 11 năm 2004, xã Giang Biên được chuyển thành phường Giang Biên, thuộc quận Long Biên. Quán Tình có 3 dòng họ chính là: họ Vũ, họ Nguyễn và họ Trần, từng nổi tiếng với nghề nghề trồng đay vặn võng. Cùng với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng làng giữ nước, Giang Biên còn có truyền thống lịch sử - văn hóa từ rất lâu đời. Trên địa bàn phường, các di tích lịch sử - văn hóa (đình, đền, chùa, miếu, từ chỉ) được phân bố ở hầu hết các thôn, đa số được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Trong đó, có đình - chùa Quán Tình, một cụm di tích có lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của địa phương.
Quán Tình nằm ở ven sông Đuống, có bãi bờ màu mỡ, một điều kiện rất thuận lợi để dân làng canh tác hoa màu và trồng dâu nuôi tằm. Một số người dân trong làng từng buôn bán tre, gỗ - từ sông Đuống, theo sông Hồng, lên các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Sống ven sông Đuống, giữa một vùng chịu nhiều tác động của thiên nhiên và xã hội, nên người Quán Tình có bản tính cứng cỏi, đủ sức chống chọi với thiên tai khắc nghiệt. Dưới thời quân chủ, làng có rất nhiều người theo nghiệp võ. Cuối thế kỷ XVIII, làng nổi lên với Vũ Văn Khuê, một viên quan võ, làm Tham Đốc Tứ thành, vào năm Đinh Mùi đời Chiêu Thống (1787), đã chiêu binh chống lại quân Tây Sơn, sau bị bắt và giết. Hai con của ông là Vũ Tuân và Vũ Hoan theo Chiêu Thống sang tận Yên Kinh (Trung Quốc) rồi chết ở đó. Làng thờ Hoài Đạo cư sĩ, vừa là một Nho sĩ, vừa là một Đạo sĩ, rất giỏi kiếm thuật, từng ở chùa Sùng Khánh (làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc huyện Gia Lâm). Vào đời vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224), đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, dưới đồng bằng, giặc cướp nổi lên như ong, vùng biên cương giặc Man gây nhiễu, triều đình không thể dẹp yên được. Các quan trong triều đã tiến cử Hoài Đạo cư sĩ. Ông đã nhận lệnh lên đường dẹp loạn. Khi Trần Thủ Độ mưu toan soán ngôi nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi để lập ra nhà Trần, với tư tưởng trung quân, Hoài Đạo cư sĩ đã dấy quân chiếm cứ vùng Bắc Ninh - Bắc Giang, tự xưng là Hoài Đạo Vương, liên kết cùng Đoàn Thượng chống lại. Thủ Độ đem quân trấn dẹp nhưng không được, phải giảng hòa, rồi dùng kế ly tán để Hoài Đạo cư sĩ chống lại và đánh tan thế lực của Đoàn Thượng. Với thanh thế lẫy lừng, Hoài Đạo cư sĩ tự xung là Đại Thắng Vương. Thủ Độ lo sợ, phải xin vua Trần phong cho Hoài Đạo cư sĩ làm Hoài Đạo Hiếu Vũ vương, lại gả cho công chúa Ngoạn Thiền. Sau đó, Hoài Đạo đã cùng công chúa lập tư dinh ở xã Ninh Giang (nay là đất Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm), cùng chung sống đến cuối đời. Sau khi ông mất, được an tang tại xứ đồng Mạc, làng Phù Dực (nay thuộc xã Phù Đổng). Nhiều làng ven sông Đuống tôn thờ Hoài Đạo làm Phúc thần, tế lễ long trọng vào ngày mồng Một tháng Ba, tức ngày hóa của ông.
Có lẽ, từ xa xưa, làng Quán Tình đã có Đạo quán (Thái Linh quán), sau được chuyển hóa thành chùa - Thái Linh Quán tự. Tấm bia khắc năm Thịnh Đức thứ ba (1655) cho biết, Thái Linh Quán tự là cổ tích danh lam, triều trước dựng ở gần sông, sau bị trôi mất, nay phải dựng lại, do công của Chánh Vương phủ nội cung tần cung tiến của tiền.
Chùa quay hướng Đông Nam, gồm các hạng mục chính: cổng, sân, tiền đường, thượng điện, điện Mẫu, nhà tăng, nhà bia, tháp mộ,…
Cổng chùa là một kiến trúc xây bằng gạch, với ba cửa ra vào, có mái che. Bên trên ghi bốn chữ “Thái Linh Quán tự”. Qua cổng là một sân rộng lát gạch Giếng Đáy màu đỏ, có kích thước (30 x 30) cm. Sát hiên tiền đường đặt một lư hương đá, hai bên đặt 2 tượng sư tử hý cầu bằng chất liệu đá. Phía trước là một ao rộng, quanh sân là khu vườn chùa, trồng nhiều loại cây lưu niên, tạo cảnh quan bóng mát.
Tiền đường gồm 5 gian hai dĩ, xây gạch, được kết cấu theo dạng chồng diêm, hai tầng tám mái, lợp ngói ta, với các hệ thống trấn song con tiện bằng gỗ. Phía trước là một khoảng hiên rộng khoảng 1,6m, với 9 hàng chân cột bằng đá, hình trụ tròn, với mặt trước khắc câu đối bằng chữ Hán, bẩy hiên trang trí hình rồng lá, sư tử vờn cầu. Mặt trước tiền đường có hệ thống cửa bức bàn kiểu “thượng song hạ bản”, phía dưới trang trí hoa sen, bên trên là chữ Phúc, hoa văn hình học, cuốn thư. Phần nền tiền đường được tôn cao hơn mặt sân, với chín bậc lên xuống, bằng chất liệu đá. Hành lang xung được cấu trúc theo dạng tường lửng, có các cột trụ đỡ mái tạo sự chắc, khỏe cho kiến trúc, phía dưới các chân cột đá tạo tác hình hoa sen cách điệu. Bộ khung kiến trúc liên kết với nhau bằng các bộ vì kèo được làm theo dạng thức giá chiêng chồng rường con nhị, hạ cốn mê, bẩy hiên, tì lực trên 4 hàng chân, gồm 2 hàng cột cái và một hàng cột hiên. Các bộ vì cột trốn tì lực lên hệ thống tường hậu phía sau. Phía trước, tiếp giáp với tường hồi là cột đồng trụ, bên trên đắp hình bốn con phượng, trong tư thế chụm đầu vào nhau, tạo hình trái giành. Phía dưới là các ô lồng đèn, bốn phía đắp đề tài “tứ linh”. Thân trụ bổ ô đắp câu đối chữ Hán. Tiền đường là nơi bài trí tượng Đức Ông, Thánh Tăng, Hộ pháp (Khuyến Thiện, Trừng Ác). Các tượng này đều được đặt trên ban thờ cùng với hệ thống các đồ thờ khác, như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân đèn…
Thượng điện gồm 1 gian 2 dĩ, nối liền với gian giữa nhà tiền đường, với phần trong cùng được làm theo kiểu bát giác. Chính giữa xây bậc bên trên đặt 5 lớp tượng, gồm: Tam thế Phật; Di Đà Tam tôn; Hoa Nghiêm Tam Thánh; Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn; Phật A Di Đà (bằng đá xanh, cao khoảng 1,7m).
Các gian trong thượng điện đều treo cửa võng, trang trí bánh xe pháp luân và hoa cúc, bên dưới treo câu đối. Phía ngoài cùng, sát với gian tiền đường là tòa cửu long và tượng Thích Ca sơ sinh.
Điện Mẫu nằm bên cạnh chùa chính, mới được nhân dân tu bổ và tôn tạo. Chính giữa điện thờ là tượng đức Thánh Trần Hưng Đạo, vị tướng có công lớn trong sự nghiệp đánh giặc Nguyên - Mông bảo vệ xã tắc, phía dưới là Tam tòa Thánh Mẫu. Đây là một hình thức tín ngưỡng dân dã gắn Mẫu với chức năng tạo thiên, lập địa để mang tư cách như một anh hùng văn hóa của dân tộc…
Nhà Tăng ở phía sau, bên trái Tam bảo, được dựng năm 2005, gồm 5 gian tường hồi bít đốc. Nhà bia dược dựng trong thời kỳ hòa bình lập lại để làm nơi thờ Phật tạm thời. Sau khi tu bôt Tam bảo thì kiến trúc này được chuyển thành nhà bia. Khu vườn tháp ở phía sau điện Mẫu.
Ngoài giá trị về mặt kiến trúc - nghệ thuật, chùa Quán Tình còn lưu giữ được hệ thống văn bia, chuông, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX, cùng một số đồ thờ tự khác. Dây là những di vật có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, đồng thời còn là những di vật quý trong kho tàng di sản văn hóa nước ta, giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển, hình thành của cư dân làng xã, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
Các hoạt động văn hóa, lễ hội luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi di tích và góp phần không nhỏ vào việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy giá trị di tích, đưa đạo pháp đến với con người. Ngoài chức năng là nơi tu tập, hằng năm chùa Quán Tình còn tổ chức các lễ tiết sau (tính theo lịch Âm):
+ Ngày 15/1: Lễ Thượng nguyên.
+ Ngày 08/2: Lễ vía Đức Phật Thích Ca xuất gia đi tu.
+ Ngày 15/2: Lễ vía Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn.
+ Ngày 19/2: Lễ vía Bồ Tát Quan Âm.
+ Ngày 21/2: Lễ vía Bồ Tát Phổ Hiền.
+ Ngày 16/3: Lễ vía Đức Quan Âm chuẩn đề.
+ Ngày 04/4: Lễ vía Bồ tát.
+ Ngày 15/4: Lễ vía Đức Phật Thích Ca đản sinh (lễ Phật đản).
+ Tháng 6: Lễ vía Đức Bồ Tát Quan Âm thành đạo.
+ Tháng 7: Lễ vía Đức Đại thế Chí Bồ Tát.
+ Ngày 15/7: Lễ Vu Lan báo hiếu.
+ Ngày 30/7: Lễ vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
+ Ngày 19/9: Lễ vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia.
+ Ngày 17/11: Lễ khánh đản Đức Phật A Di Đà.
+ Ngày 08/12: Lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hành đạo.
+ Các ngày lễ khác theo tín ngưỡng thờ Mẫu, giỗ tổ chùa…
Bên cạnh đó, những ngày tuần rằm, mùng một, hoạt động cúng lễ tại chùa vẫn diễn ra thường xuyên, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Từ những nét khái quát trên đây, có thể nhận thấy, chùa Quán Tình là một di sản kiến trúc - nghệ thuật có giá trị của cộng đồng sở tại cũng như của quận Long Biên. Việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích này hứa hẹn sẽ mang lại những đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh hiện nay./.