Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bô lão hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, chứng nhận lịch sử, đồng thời cũng là sự phân thân của tác giả.
Nhân vật bô lão tạo nên nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên trận thủy chiến Bạch Đằng
- Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng
+ Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo
+ Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình
+ Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm
- Những hình ảnh điển tích được chọn lọc để tô đậm thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như chiến công, tài đức của vua tôi nhà Trần
- Bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách” niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng
tk
Dòng sông Bạch Đằng vẫn thản nhiên chảy mãi, mà Đằng Giang tự cổ huyết do hồng, mà nhục quân thù khôn rửa nổi! Đó là những lời bình luận tâm huyết của Trương Hán Siêu về ý nghĩa của những chiến công trên sóng nước Bạch Đằng. Cảm hứng tác phẩm bắt nguồn từ hồn thiêng Bạch Đằng với thiên nhiên kì vĩ được lồng ghép với tâm sự hoài cổ, ưu thời mẫn thế. Điều đặc biệt là những chất liệu nội dung đó được thể hiện một cách khéo léo, với một bút pháp nghệ thuật hết sức điêu luyện được thể hiện qua hình tượng các bô lão.
Ở đoạn 1, nhân vật “khách” là cái tôi của nhà văn thì ở đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể, vừa đại diện cho người bản địa, vừa là những cá nhân đã trực tiếp chiến đấu đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên Nhân vật các bô lão là những chứng nhân lịch sử, từ đó dựng lên những trận thủy chiến Bạch Đằng (qua lời kể). Họ là đại diện cho những người nơi bản địa. Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã và củng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao. Bằng hai câu dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả xây dựng không gian nghệ thuật đầy ấn tượng với những tôn nghiêm và trang trọng như bước nền chắc chắn để bước vào chiến trận ở phần tiếp theo.
Trận thuỷ chiến được khắc họa với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết: .
Thuyền bè muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Tì hổ ba quân,
Giáo gương sáng chói.
… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổ.
Trong không khí hoài niệm về quá khứ với những vang dội trong chiến thắng “buổi trùng hưng”, các bô lão chậm rãi, ôn tồn thuật lại bằng tất cả trân trọng. Khi “Muôn đội thuyền bè tinh kì phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói” đến “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ vừa chân thực, vừa cụ thể dưới con mắt đa chiều kết hợp tài tình cả âm thanh, màu sắc, trực cảm và tưởng tượng tạo nên không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (Trận đánh thư hùng chưa phân – chiến luỹ Bắc Nam chống đối), thậm chí làm biến đổi cả trời đất, xoay chuyển vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải mờ đi, trời đất phải đổi).
Sau những trận chiến không khoan nhượng đầy kiên gan và quả cảm các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Bên địch bên ta đều có điểm mạnh điểm yếu, địch kia hùng hậu lại gian manh (Tất Liệt thế cường – Lưu Cung chước đối) đã từng: Quét sạch Nam Bang bốn cõi. Còn ta, ta mạnh ở ý chí chiến đấu, ở trái tim một lòng hướng về dân tộc. Nhưng trái tim ấy sẽ trở thành điểm yếu khi ta chiến đấu vì chính nghĩa, chính nghĩa dù không khoan nhượng nhưng phải đồng thuận trên dưới, thuận với lẽ trời (trời cũng chiều người). Bởi cha ông ta từng răn dạy dù cuộc chiến có cam go ác liệt thì chính nghĩa luôn chiến thắng, phải chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (Trời đất cho nơi hiểm trở), thêm vào đó là khối óc đại tài, có tầm nhìn thấu sáu cõi của người chỉ huy kết hợp đường lối chiến thuật, chiến lược đứng đắn. Những yếu tố đó đủ để dân tộc ta chiến thắng vinh quang, đập tan bè lũ cướp nước. Bởi vậy mà thời gian có qua đi, đất trời có đổi thay, nước sông ngày ngày cuồn cuộn gột rửa mà cái nhục của quân thù vẫn không rửa nổi. Các bô lão không nói nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng. Nó ghi dấu mốc son chói lọi trong hành trình đấu tranh của dân tộc, nó trở thành chiến thắng lừng lẫy trong suốt chiều dài lịch sử. Yếu tố tinh thần luôn được nhấn mạnh dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Lời bình không chỉ là lời nói đơn thuần của những người địa phương mà còn như lời tâm sự của những bàn tay đã cầm súng, những đôi chân từng trải. Đến đây, không gian và thời gian không còn rành rọt mà như hòa làm một. Cách đặt thời gian với không gian để câu chuyện không chỉ ở bề nổi mà còn có chiều sâu, không chỉ là kể mà còn là bộc bạch, không đơn thuần là tái hiện mà còn là lưu giữ. Chính điều đó tạo sự lôi cuốn, tạo dấu ấn làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu.
Như vậy qua hình tượng các bô lão ta thấy nhiều suy ngẫm triết lí. Mỗi lời đáp của các bô lão là một lời ca mang âm vang lịch sử của dòng sông cuộc đời. Ta cũng hiểu ra một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: Bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ.
- Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão,) - Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới”), khí thế ''hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa'' được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. - Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. - Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ ỉệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của "khách ” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.
em tham khảo :
Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Tác phẩm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích: các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là lời ca khẳng định vai trò của con người.
Trước hết về hình tượng nhân vật khách, ông xuất hiện cùng với việc di chuyển qua nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… Đây đều là những phong cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng có một điều đặc biệt, với các địa danh này tác giả chỉ du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những địa danh khác: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng, đây là những địa điểm ông được đi du ngoạn thực tế. Đây cũng là địa điểm khoáng đạt, rộng lớn và vô cùng đẹp đẽ, không chỉ vậy các địa danh này còn ghi những dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc.
Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp, nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi trĩ thướt tha. Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gì mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.
Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận. Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn lại sự hoang vu, hiu quạnh. Khách đứng lặng giờ lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất này.
Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng. Các bô lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung chuyển: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong. Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch, bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì. Trương Hán Siêu đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.
Tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu tác phẩm đơn giản, bố cục chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật khách đặc biệt. Những lời văn biền ngẫu và ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng. Hình ảnh thơ mang tính khoa trương, phóng đại diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đồng thời tác phẩm cũng ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta. Qua đó còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị con người.