K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển công nghệ ngày một tiên tiến hơn, ngày càng có rất nhiều những phương tiện để giúp cho việc đi lại của chúng ta. Đó là xe máy xe đạp ô tô và cả máy bay nữa. Thế nhưng đối với rất nhiều người hiện nay thì một chiếc xe đạp để có thể đi lại cũng không thể thiếu được. Chiếc xe đạp đã trỉa qua một thời gian khá dài nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị của nó đối với tất cả mọi người.

Vậy chiếc xe đạp được bắt nguồn từ đâu? Xe đạp thì rất nhiều người biết nhưng nếu hỏi nó được bắt nguồn từ đâu thì không mấy ai hiểu rõ. Chiếc xe đạp được phát minh ra ở Châu Âu và được du nhập đến nước ta vào đầu khoảng thế kỉ hai mươi. Xe đạp là phương tiện giao thông chuyển động bằng sức người cấu tạo đơn giản dễ điều khiển và rất thuận lợi cho chúng ta trong việc đi lại. Nó đã gắn liền với con người rất nhiều từ những năm tháng kháng chiến nhưng bây giờ xe đạp không còn phổ biến ở những thành phố lớn nữa. Nó đã bị nhấn chìm bởi các thiết bị hiện đại các phát minh mới hơn so với xe đạp.

Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Đa sô xe đạp chuyển động nhờ vào lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng bằng nhờ luật bảo toàn mô men quán tính. Xe đạp được coi là phương tiện thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở rất nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người thấp được sử dụng là phương tiện giao thông chính. Ở nhiều nước phương tây thì xe đạp không được sử dụng nhiều trong việc đi lại nhưng nó lại được sử dụng cho các hoạt động vui chơi thể thao hay đi dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp được khuyến khích ở rất nhiều nước bởi nó rất hợp với môi trường. Phương tiện này cũng rất thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp mà các loại phương tiện khác không thể nào vào được như các phố cổ có kiến trúc xưa kia.

Cấu tạo của xe đạp gồ có hệ thống điều khiển và chuyên chở. Hệ thống xe gồm khung xe bàn đạp trục ở giữa dây xích đĩa ổ líp hai trục ổ bi và hai bánh trước sao. Khi đi người ta ngồi lên trên yên xe tay cầm gi đông chân đạp bàn đạp cho trục xe chuyển động đĩa chuyển động kéo theo dây xích cũng chuyển động làm quay ổ líp và bánh sau tạo lực cho xe chuyển động đẩy xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn so với ổ líp, số răng cưa cũng nhiều hơn gấp đôi so với răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng rồi thì ổ líp đã chuyển động được hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động là bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 750mm, gấp mười lần so với đường kính ổ líp. Như vậy ổ líp quay được một vòng thì bánh xe lăn được một quãng đường dài. Ổ líp sẽ quay làm cho xe chạy nhanh về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm gi đông có hai tay cầm có thể quau qua trái và qua phải dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh trước đi theo ý muốn. Gi đông vừa là tay lái vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh gồm thắng phanh bóp phanh càng mạnh thì sức ép xuống càng nhanh khiến cho má phanh ép vào hai bên bánh xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chuyển động chậm lại hoặc đứng hẳn khi cần thiết. Nhờ có bộ phận phanh mà người đi xe có thể đi nhanh hoặc đi chậm khi cần thiết tùy vào từng trường hợp. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe bộ phận đèo hàng hoặc chở giỏ hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi cua người đi xe tùy vào từng chiều cao của mỗi người mà yên xe được chỉnh cao thấp khác nhau. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên dựa trên trục bánh xe sau có thể chở được cả hàng tạ, giỏ đựng hàng được gắn thêm phía đầu xe dựa trên trục bánh trước.

Hiện nay ở các thành phố lớn số lượng xe máy quá nhiều khiến cho ách tắc giao thông lại gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là một phương tiện cá nhân không thể thiếu vừa sạch sẽ lại tiện lợi.

26 tháng 11 2017

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.

Chọn mua nồi

Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.

Sử dụng

Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.

Sửa chữa

Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.




7 tháng 12 2016

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền Nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

 

2 tháng 1 2017

Mb: trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì sự tiếp cận với công nghệ, vi tính, điện tử ngày càng nhiều,... là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mắt. chiếc kính mắt trở thành một vận dụng vô cùng quen thuộc với đời sống hằng ngày. kính không chỉ điều trị các bệnh về tật khúc xạ, kính còn đem lại thẩm mĩ qua nhiều loại có kiểu dáng, màu sắc phong phú

Tb:

1, nguồn gốc, xuất xứ

- nó ra đời ở Ys vào năm 1920. đầu tiên thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một sợi day đè lên mũi. vào năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng( ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính được ghá vào một cách chắc chắn.

2, cấu tạo

- đối với kính ấp tròng loại kính này chỉ có hai mắt kính gắn vào trong tròng kính nhưng kính này không đeo được thường xuyên và phải rửa bằng thuốc chuyên dụng. loại kính này gọn nhẹ và không gây bất tiện cho người sử dụng như kính có gọng nhưng có một điều là giá cả của chiếc kính này rất đắt

- đối với kính có gọng, gồm có hai bộ phận là tròng kính ( mắt kính ) và gọng kính

+ gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính, dài 12-13 cm. gồm hai phần là phần trước và phần sau. giữa phần gọng trước và gọng sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ

chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, inox, nhựa,... nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền đẹp. phần đầu gọng kính đeo vào tai làm bằng nhựa hoặc cao su giúp người đeo không bị đau và kính không bị rơi ra ngoài tai. phần khung kính giáp với mắt có hai miếng đệm dài khoảng 2 cm giúp cho kính được cố định chắc chắn khi đeo

+ bộ phận còn lại của kính và cũng là bộ phận quan trọng nhất của kính là tròng kính hay mắt kính; không thể thay đổi được và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. mắt kính ban đầu có hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,... sau khi chọn được loại gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó

tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh meca . mắt kính được áp dụng công nghệ chống chầy xước, công nghệ đổi màu và đều cần tuân theo quy tắc chống tia UV ( một loại tia gây hại cho mắt và tia cực tím

ngoài ra một chiếc kính đeo mắt còn một số bộ phận khác như ốc,vít dùng đẻ giữ lại các bộ phận khác của kính

3, phân loại:

kính có nhiều loại, rất đa dạng phong phú để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

-phân theo cấu tạo có kisng áp tròng và kính có gọng

- phân theo mục đích sử dụng có nhiều loại như kính râm, kính trắng không số( dùng để che nắng, che bụi khi đi đường), kính thuốc( cận, viễn, loạn) dùng để điều trị các bệnh về mắt, kính lão( dùng cho người già mắt kém. người bị bệnh về mắt cần phải đo thị lực để kiểm tra từ đó mới chọn được kính chính xác, tránh gây tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu

4, công dụng

kính rất hữu ích trong việc bảo vệ và chữa trị các bệnh về mắt cho con người. cần đeo kính để bảo vệ mắt

- kính thuốc là loại kính dùng để chữa trị các bệnh về mắt

+ kính cận: dùng cho người mắt kém không có khả năng nhìn xa rõ

+ kính viễn: dùng cho người mắt kém không có khả năng nhìn gần rõ

+ kính lão dùng cho người già mắt kém

tùy theo mức độ bệnh của mắt kính có độ dày, mỏng khác nhau

- kính râm ra đời muộn nhất vào năm 1952. loại kính này thường được sử dụng vào trời nắng giúp mắt không bị mỏi,chói do ánh sáng mặt trời

- kính thười trang dùng để làm đẹp. loại kính này được giới trẻ ưa chuộng. kính này có kiểu dáng đa dạng, phong phú

5, cách bảo quản, sử dụng

- khi lấy và đeo kính nên dùng cả hai tay, sau khi dùng xong nên lau chùi cẩn thận bằng khăn mềm và dung dịch chuyên dụng. tránh để vật nặng đè lên kính sẽ làm gẫy kính, tránh làm rơi kính vì như thế kính sẽ bị trầy xước

- đối với gọng kính bằng kim loại nên thường xuyên tra và vặn ốc vít đr giữ chặt tròng kính

phải dùng kính đúng độ thị lực để không bị suy giảm thị lực của mắt

cần phải kiểm tra mắt định kì để kịp thời phòng và điều trị các bệnh về mắt

đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng cần phải nhỏ từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt

Kb: kính là một vật dụng không thể thiếu trong đời sống hiện đại. nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt kính sẽ phát huy được ối đa công dụng của nó.

28 tháng 11 2018

Thuyết minh về cây bút bi 2


Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Xem xong nhớ cảm ơn nghe

28 tháng 11 2018

Thuyết minh về cây bút bi 1


Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn. 
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút. 
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.

Vẽ đẹp của a thanh niên trong Lặng lẽ sapa

Copy nhớ ghi rõ nguồn .

8 tháng 12 2018

Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.

Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:

"Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ...''
(Thơ cổ )

Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,... Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.

Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,... Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.

Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,... Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:
"Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà"

Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.

Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.

28 tháng 11 2018

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn!

28 tháng 11 2018

=))) Tớ làm nhưng cậu nên thêm ý vào để bài văn dc hoàn chỉnh ạ

A/Mở Bài

- Dẫn dắt các vấn đề có liên quan đến bút bi

- Giới thiệu đối tượng (bút bi) = cách gọi tên...

B/Thân Bài

1/Nguồn gốc xuất xứ

- Nguồn gốc từ Phương Tây

-Dược đưa vào nước ta vào khoảng năm 70,80 của thế kỉ XX

2/Mô tả đối tượng + tả bao quát + cấu tạo + công dụng

- Dài khoảng 1gang tay , đường kính 1cm

- Phần ngoài bút là ống = nhựa , bảo vệ ruột bút

-Phần ruột là ống thon dài chứa mực

-Đầu bút có viên bi dùng để....

-Gần đầu bút có miếng su tăng độ nhám

- Gắn bên nắp bút là cây gài dùng để gài vào sách vở tránh rơi mất

3/Công dụng

-Thường dc dùng rộng rãi trong trường học và sổ sách giấy tờ công ty

- Là sự lựa chọn phổ biến của h/sinh liện nay

4/Cách sử dụng 

( cái này tham khảo =) tự vt nhé)

C/Kết bài

-Tầm q trọng của bút bi

-nêu cảm xúc của bạn

13 tháng 12 2018

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn



25 tháng 12 2016

Mở bài: Giới thiệu chủ đề và vào đề

Thân bài:

  1. Giải thích Đồng phục là gì?
  • Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
  • Ví dụ về đồng phục: Đồng phục trường THPT A, cùng may theo quy cách áo trắng, quần đen. Trên túi có thêu tên trường, tay áo có logo trường … Đồng phục công ty: Viettel là áo phông, cổ bẻ màu trắng trên áo có thêu logo công ty.
  • Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.
  • (Chúng ta cần làm rõ "đồng phục" là gì? trước khi đi vào thuyết minh cụ thể về nó)

 

  1. Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?

Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:

  • Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
  • Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ khi đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
  • Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.
  • (Bộ đồng phục thể dục để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao - Một trong những lợi ích mà đồng phục đem lại cho bạn)

 

  1. Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
  • Với lứa tuổi học sinh nhiều bạn còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các bạn chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
  • Cùng với tư tưởng đó 1 số bạn đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách của các bạn. Như vậy các bạn đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
  • Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các bạn muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các bạn có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các bạn quên mất một điều đó là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, bạn tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như bạn đang tôn trọng nơi bạn tu dưỡng.

Kết bài: Bạn cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại từ đó trân trọng giữ gìn nó đó cũng là cách bạn thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.

26 tháng 12 2016

áo đồng phục trở thành một phần không thể thiếu, một nét đẹp của mái trường hiện đại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở những tà áo dài truyền thống, bộ đồng phục của các nam nữ sinh trung học ngày nay cũng được cách tân và trở nên tiện dụng hơn nhiều.

Những bộ váy caro xếp nếp kết hợp với áo sơ mi trắng, những chiếc quần tây kết hợp cùng cà vạt đồng màu đã tạo nên một khung cảnh khá đẹp mắt mỗi dịp tựu trường. Bộ váy áo của các học sinh bậc tiểu học cũng được cải tiến rất nhiều về chất liệu. Bộ đồng phục đã đẹp hơn, mát hơn và thấm mồ hôi, giúp các em thoải mái ngay cả khi ở lại trường bán trú qua trưa.
Một mùa khai trường mới lại tới. Việc mặc đồng phục khi đến trường là một quy định bắt buộc với nhiều ngôi trường phổ thông hiện nay và không thể phủ nhận hình ảnh những học sinh trong chiếc áo trắng chỉnh tề khắp sân trường đã làm nên nét đẹp mới thể hiện sự quy củ, tính kỷ luật và nghiêm trang trong những mái trường của chúng ta. Nhưng làm thế nào để các em có bộ dồng phục đẹp nhất song cũng thoải mái và tiện lợi nhất cho việc học tập.
Trong những năm gần đây khi việc mặc đồng phục được coi như một nội quy bắt buộc đối với các học sinh mỗi khi đến trường thì đã có một sư đa dạng trong mẫu mã và kiểu dáng của bộ đồng phục học sinh. Nếu như trước kia, hễ nghĩ tới bộ đồng phục học sinh là người ta nghĩ ngay đến bộ quần xanh áo trắng dành cho học sinh nam và quần trắng áo dài dành cho học sinh nữ, thì giờ những mẫu đồng phục sau nhiều năm thực tế sử dụng đã biến đổi và trở nên rất phong phú đa dạng. Trước đây khi mới thực hiện việc mặc đồng phục đã có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này, song giờ đây việc mặc đồng phục đã tạo nên một phong trào giữa các trường phổ thông, giữa các lớp học, tạo nên một nét đẹp mới cho mái trường Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh việc mặc đồng phục thực sự có khá nhiều ưu điểm như:
- Xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các em học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Dù hoàn cảnh gia đình các em là nghèo hay giàu, thì các em cũng bình đẳng trong một môi trường sư phạm.
- Bộ đồng phục học sinh còn có tác dụng tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được những kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi học trò ở trong các nhà trường.
- Bộ đồng phục giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào và danh dự của nhà trường, giúp các em tránh được những hành động và việc làm không phù hợp ...
Bộ đồng phục quả là rất cần thiết đối với một môi trường sư phạm tiêu chuẩn. Nó không những giúp tạo một môi trường nghiêm túc đầy tính kỷ luật mà thẩm mỹ của bộ đồng phục đôi khi cũng giúp tạo nên nét đẹp, giúp nhà trường gây dựng hình ảnh truyền thống tốt đẹp để học sinh hướng tới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, bộ đồng phục phải thực sự đẹp và phù hợp với sự vận động của các học sinh. Song về phía nhà trường thì quả là rất khó để trọn được một mẫu đồng phục phù hợp với tất cả các em, bởi quan niệm thẩm mỹ của mỗi người lại khác nhau và hoàn cảnh kinh tế của gia đình các em lại càng không thể giống nhau. Một bộ đồng phục vừa đẹp, chất liệu vải tốt lại phải vừa túi tiền của tất cả các bậc cha mẹ học sinh là một bài toán khá khó đối với nhà trường.
Thay vì chờ đợi nhà trường thay đổi mẫu mã của bộ đồng phục chung, thì hiện nay một số lớp các bạn đã tự sáng tạo ra những kiểu đồng phục riêng cho lớp mình. Những bộ đồng phục riêng cho lớp này thường là sản phẩm của tập thể lớp chúng khá cởi mở và mang tính năng động cao, đương nhiên những bộ này chỉ là sự lựa chọn của riêng từng lớp chứ ko phải là tiêu chuẩn cho toàn trường. Các bạn mặc những bộ đồng phục lớp này khi nào? Đó là những dịp thi đấu tập thể giữa các lớp, những dịp vui chơi hay hội hè riêng của từng nhóm và đặc biệt là ngày chia tay năm học cũ.
Thuở sơ khai thì đồng phục lớp chỉ là áo phông in logo của lớp, song những năm gần đây, bộ đồng phục này cũng ngày càng trở nên phong phú và quy củ hơn.
Những chiếc váy xòe xếp nếp caro kết hợp với áo sơ mi trắng là lựa chọn của khá nhiều bạn gái. Việc tạo dựng hình ảnh lớp năng động trẻ trung của các bạn đã nhận được sự đồng tình của các thầy cô giáo.

Áo dài tuy là bộ trang phục truyền thống phù hợp nhất với nữ sinh trung học, song đặc tính loại áo này không thật tiện lợi đối với các hoạt đồng thường ngày của các em, do vậy một số nhà trường phổ thông đã ra quy định một ngày mặc áo dài duy nhất vào thứ 2 và bộ đồng phục quần xanh áo sơ mi trắng vào những ngày còn lại .

13 tháng 11 2018