Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
Việt Nam rừng vàng biển bạc, tài nguyên nước ta vô cùng phong phú, khắp nơi đều có muôn vàn những loại cây thảo mộc, cây xanh đa dạng khác nhau. Chính vì thế nước Việt Nam “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau” Từ núi cao cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi vùng sinh thái đều tươi xanh những loài thảo mộc, hoa trái đặc trưng. Nhưng thân thương xiết bao, khi đâu đâu cũng bốn mùa xanh những lũy tre tươi tốt. Tre làm bạn với làng, bản, xóm, thôn, từ ngàn xưa, bóng tre xanh âu yếm đã phủ đầy nếp sống thanh cao, cần mẫn của người dân Việt ta. Cây tre cao, thẳng thắn như vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của tâm hồn người dân Việt Nam. Có lẽ, cây tre xanh xanh đã trở thành người ban thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam, sống bền bỉ, dai dẳng và âm thầm làm êm dịu cho vẻ đẹp tâm hồn người dân đất Việt.
Tre là loại cây thân gỗ, cao vút, thân nhỏ khoảng bằng cánh tay người trưởng thành. Xung quanh thân cây có những chiếc gai nhọn, sắc. Tre thường mọc cành và lá ở phần ngọn, lá tre xanh xanh, thon thon như chiếc thuyền nan. Trên lá có những đường gân song song trông rất duyên dáng. Tre già măng mọc, cứ như thế tre luôn sinh sôi phát triển. Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm". Chính vì thế mà dù đất nước có phát triển, ngày càng tiến bộ hiện đại thì bóng tre xanh vẫn sống trong lòng người Việt Nam ta không bao giờ mất đi.
Tre ăn ở với người kiếp kiếp. Từ khi còn ấu thơ chúng ta vẫn nằm trong chiếc nôi tre, võng tre ầu ơ trong tiếng ru của bà của mẹ lớn lên từng ngày đó thôi. Đến khi đã gần đất xa trời, về với tổ tiên thì cây tra lại là linh hồn gắn với chiếc xe đưa tiễn ta trên đoạn đường cuối cùng. Tre xanh xưa kia còn là cánh tay đắc lực giúp người nông dân làm các công cụ bằng tre, các đồ vật như làn, rổ, rá bằng nứa rất dẻo dai và bền bỉ. Tre xanh đi vào những câu ca dao, những câu thơ rất điệu rất duyên đằm sâu vào tâm hồn người Việt Nam ta:
“Lạt mềm gói bánh chưng xanhCho tre lấy trúc cho anh lấy nàng”.
Như thế tre đã sống với tất cả tấm lòng và tâm hồn thanh ao, chân thật cùng người dân ta, cả khi chiến tranh, gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Đến khi hòa bình, tre được dùng để làm các đồ nội thất trong gia đình. Tre là loại cây mộc mạc, đơn sơ, không phải vẻ sang trọng, khí phách quân tử như những cây tùng, cây bách cũng không cuốn hút, hấp dẫn lòng người bởi hương thơm, nhưng tất cả những gì cây tre mang lại là nguồn dưỡng tảo tần đã gắn bó với người dân ta đời đời kiếp kiếp. Chính vì thế, với cây tre xanh, không chỉ đơn thuần là loại cây vô tri vô giác nữa mà đó là cây linh hồn của người dân Việt Nam. Dưới bóng tre xanh, tâm hồn ta được tỏa bóng mát, được êm dịu và lắng nghe những khúc nhạc du dương của đồng quê, của tiếng diều sáo vi vu, đó chính là những sợi nhớ, sợi thương của quê hương mà cây tre xanh xanh đã giăng mắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử, cả do đến từ mọi phía lẫn do nội sinh, để trường tồn và phát triển. Cùng với dân tộc ta, cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, cây tre xanh âm thầm bền bỉ nuôi dưỡng những tinh hoa của đất Việt, hun đúc nên những phẩm chất được bạn bè năm chau mến mộ. Cây tre xanh là những gì thiêng liêng và cao quý vô ngần của tâm hồn người Việt Nam xưa và nay chưa bao giờ mất đi, chưa bao giờ tiêu biến, làm nên những nét rất riêng cho văn hóa, linh hồn quê hương.
Tuổi thơ ta với tiếng diều sáo vi vu, với tiếng võng kéo cà kẽo kẹt cũng đi lên từ tre xanh xanh ngát. Tre xanh là vẻ đẹp tâm hồn, là nét đẹp truyền thống rất Việt Nam rất truyền thống rất nền nã của nhân dân ta. Có lẽ sau này, dù công nghiệp hóa hiện đại hóa có phát triển mạnh mẽ như vũ bão chăng nữa thì cây tre xanh vẫn mãi mãi là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Thuyết minh về cây tre Việt Nam mẫu 5"Tre kiên cường, tre bất khuất...tre anh hùng lao động...”. Từ bao đời nay tre gắn bó mật thiết với hình ảnh của làng quê Việt Nam hàng ngàn năm nay, là biểu tượng luôn in sâu trong tâm trí của người Việt ta.
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rễ ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - Hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập-Tự do cho Tổ Quốc. “Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích, đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy,… Tre góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến. Nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Tre ngày nay còn là nguyên liệu làm ra các sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích: những mặt hàng dùng để trang trí những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam.
Bắt gặp hình ảnh những khóm tre trong cuộc sống hiện đại ngày nay, quả thực, chẳng dễ dàng. Nhưng luôn in đậm trong tâm trí của mỗi người con đất Việt sẽ luôn là những khóm tre xanh tươi tốt, luôn hướng lên trời cao, hướng về một tương lai tươi sáng.
Hoa sen là một loài hoa đẹp, sống dưới nước. Các bộ phận gồm cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thoát với màu sắc rất tươi sáng mà không phải loại hoa nào cũng có được. Một trong những đặc tính đáng quý của cây sen đó là, tuy chúng được mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Nó luôn tỏa ra một mùi thơm hấp dẫn, tô điểm thêm vẻ đẹp cho cuộc đời Sen được người Việt xếp vào hang tứ quý: Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Sen phát triển tốt nhất ở môi trường có khí hậu nhiệt đới. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Với khí hậu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm. Vẻ đẹp của hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Hoa sen không chỉ gần gũi ngoài đời thường mà nó còn đi vào nhiều sáng tác thơ ca. Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và vô nhiễm đối với môi trường xung quanh. Vì thế nhiều người coi cây sen như chính con người Việt với bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh. Hoa sen còn là biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp. Hoa sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật, gắn liền với nghệ thuật về phật giáo. Chùa Một Cột có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ngoài việc mang giá trị tinh thần, hoa sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt giúp an thần, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị đặc biệt. Uống lá sen mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen không chỉ là bài thuốc chữa bệnh lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngoài ra sen còn được dùng làm mứt sen, chè sen, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Hoa sen mãi mãi là loài hoa thanh khiết đáng quý mà thiên nhiên đã dành tặng cho con người. Hoa sen đã mang đến vẻ đẹp quý phái cho thiên nhiên và cho con người. Sen là món ăn góp phần tạo nét độc đáo trong ẩm thực của người dân Việt. Chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ loài hoa đáng quý ấy.
Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.
Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.
Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...
Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.
Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.
Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách.
Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng.
Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.
Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...
Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.
Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.
Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt). Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.
Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.
Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng … một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.
Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.
Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.
Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.
Người Hải Phòng còn làm hài lòng du khách với những món ăn đặc sản của biển và nhiều cuộc khám phá đầy ấn tượng trên vùng đất được tạo hóa và con người của nhiều thế hệ vun đắp nên.
Bún tôm Hải Phòng
Từ lâu món bún tôm của miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết độc đáo riêng.
Nguyên liệu chính làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này chính là những con tôm biển còn tươi nguyên được đưa lên từ Hải Phòng. Sau đó, chúng được bóc bỏ vỏ, xào cùng một chút hành khô cho thật săn. Cùng với tôm là những miếng chả cá vàng ươm, vài miếng chả lá lốt, thêm ít dọc mùng, thì là, rắc thêm một chút hành răm thái nhỏ và mấy lát cà chua. Bát bún tôm càng thêm đậm đà bởi vị ngọt, ngậy đặc trưng của nước dùng hàng bún, cùng với vị thơm của tôm, của rau và các loại gia vị. Thực khách yêu thích món bún tôm Hải Phòng đã ăn một lần là nhớ mãi đến hương vị ngọt lừ của món ăn độc đáo ấy.
Từng sợi bún trắng mềm hoà quyện vào màu đỏ của tôm, cà chua, màu xanh của hành, của dọc mùng và màu vàng của chả cá tạo nên một bức tranh sống động nhiều màu sắc.
Trong khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngậy của nước dùng, vị thơm của tôm, của chả cá và đặc biệt là mùi hăng hăng không thể thiếu của vài miếng chả lá lốt. Nhưng đặc biệt hơn cả là hương vị của nước me chua thay thế hoàn toàn cho dấm và chanh vốn là những gia vị mà chúng ta đã quá quen thuộc. Món bún ăn kèm với một ít rau sống và thêm vào vài miếng ớt khi ăn. Tất cả làm nên một tô bún tôm thật đặc biệt và hấp dẫn.
Về Hải Phòng ăn bánh đa cua
Không biết từ bao giờ, món ăn dân dã, rẻ tiền ấy lại gắn liền với mảnh đất này. Chỉ biết rằng, bất cứ ai đã đến thăm Hải Phòng đều ít nhất một lần nếm thử và bị vị ngon của nó cuốn hút.
Thành phố Hải Phòng với những con đường rợp bóng phượng vĩ, với những hè phố rộng, từ lâu đã trở thành địa điểm kinh doanh lý tưởng của những món ngon đậm chất bình dân, bánh đa cua cũng ở những nơi như thế. Đi trên bất cứ con phố nào, bạn đều có thể bắt gặp một vài chiếc bàn, chiếc ghế được kê ngay ngắn bên hè phố, gần đó là cái bảng nhỏ với vài chữ không cần nắn nót “Bánh đa cua”... Người dân Hải Phòng rất tự hào về đặc sản của đất mình, nhưng không phải ai trong số họ cũng biết rằng, tại một ngôi làng nhỏ cách trung tâm thành phố không xa, những mẻ bánh đa vừa ngon, vừa giòn, vừa dai, vừa quánh vẫn hàng ngày, hàng giờ được ra lò từ những đôi bàn tay khéo léo, cần cù, yêu lao động...
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa - thời kì mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng đc mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trí đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.
Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên “bê” nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề ...
Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác... Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày” (Ph.Angghen ). Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới .
Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm đc diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.
Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.
Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong... Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ “bay bổng”. Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy .
Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy “ Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu.”
Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.
Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì ko có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đoc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm rà và dễ bị mắc lõi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn
Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là “HIỂU – NHỚ - VẬN DỤNG”. Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện
Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây... và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.
Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.
Nhìn chung, để học văn đạt hịêu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình . Maxim Gorky đã từng nói “văn học là nhân học”. Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều tấm gương sáng vươn lên bằng ý chí và nghị lực, họ vượt khó để chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận. Ngày nay không có ít những tấm gương sáng của tuổi thiếu niên nghèo mà hiếu học. Có những người còn được ca ngợi trên báo chí được cả nước biết đến nhưng trong đó vẫn có những người âm thầm vượt lên với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng được và thực hiện những ước mơ khát vọng cháy bỏng của mình. Sau đây là một tấm gương sáng học sinh nghèo luôn học giỏi trong nhiều năm, cái tên đó là: Trần Bình Gấm, cô bé bán khoai đậu ba trường đại học.
Chắc mọi nguời vẫn nhớ vì cách đây sáu năm báo chí viết nhiều về chị. Chị Gấm là một cô con gái lớn trong một gia đình nghèo, ba chị đi đạp xích lô. Mẹ chị đi bán khoai để có thêm thu nhập cho gia đình. Cuộc sống mỗi ngày chỉ kiếm đươc mấy chục nghìn đồng, số tiền ít ỏi ấy dùng cho sáu người. Vì gia đình không có nhà riêng nên phải sống ở nhà bà ngoại ven kênh. Dưới chị là mấy em nhỏ. Thương ba mẹ làm vất vả, các em còn nhỏ thơ nên chị Gấm đã một mình lo toan công việc gia đình.
Nửa ngày chị Gấm đi học, nửa ngày còn lại chị đi bán vé số để tăng thu nhập cho gia đình. Có những ngày gặp mưa, vé số bán hoài không hết, chị cố gắng vào quán cà phê năn nỉ khách mua dùm. Tấm thân gầy guộc ấy run rẩy lẩy bẩy vì lạnh trong những ngày mưa mà không oán trách một câu gì. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt bị cận thị nặng không ai có thể đoán ra được đó là người có ý chí nghị lực phi thường, vươn lên trước số phận nghiệt ngã.
Rồi một ngày bất ngờ xảy ra đối với gia đình chị, ba chị ra đi vì lao lực, chị vô cùng đau khổ. Gánh nặng gia đình đổ hết lên đôi vai nhỏ bé của mẹ chị. Nhưng chị vẫn không lùi bước. Hôm nào cũng san sẻ gánh nặng đó cho đôi vai của mẹ nhẹ bớt sự lo toan. Chị luôn tìm cách để giúp đỡ cho mẹ đỡ vất vả. Tan học,chị về nhà ngay rồi đi bán khắp các con hẻm. Khách mua khoai rất đông và phần lớn toàn lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Có điều rất lạ là dù nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học giỏi, nhất là những môn tự nhiên.
Rồi một ngày cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học đã khiến cho cả xóm nghèo chấn động. Rất nhiều niềm xúc động, sự khâm phục của mọi người đối với chị. Người trong xóm luôn đem chị ra làm tấm gương cho con cháu họ. Cuối cùng chị chọn vào trường đại học y để thỏa mãn ước trở thành bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ chị đã tốt nghiệp đai học trở thành bác sĩ chuyên khoa não. Cuộc sống của cô gái đấy nghị lực đó đã được cải thiện và đầy đủ hơn.
Đó là môt tấm gương sáng vượt khó trong muôn vàn tấm gương về học tập, nhìn vào đó ta thấy chị Gấm đã kiên trì vươt lên hoàn cảnh, bất chấp số phận nghiệt ngã, không ngừng cố gắng học tập để đưa gia đình qua khỏi cảnh nghèo khổ, cực nhọc.
Có những con người được may mắn sống trong một gia đình giàu có, với điều kiện tốt, họ học tốt là điều đương nhiên. Những con người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng có ý chí vươn lên học tập tốt với là những con người đáng ca ngợi và tự hào. Tấm gương đó không ai xa lạ, chính là bạn Lan, học cùng lớp với tôi.
Lan là một cô con gái lớn trong một gia đình nghèo có tới 5 chị em. Mẹ Lan là người ốm yếu bệnh tật, người trụ cột trong gia đình là cha cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn một ngày để nuôi sống cả gia đình.
Là chị lớn trong gia đình nên Lan cũng phải lo toan mọi việc trong gia đình. Tan trường về nhà, Lan dọn dẹp mọi việc cho cha mẹ rồi đi bán vé số để tăng thu nhập cho gia đình.
Cuộc sống của gia đình Lan vốn dĩ đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Vào một ngày giá rét, ba của Lan đã đột ngột ra đi, gánh nặng gia đình đổ hết lên đôi vai nhỏ bé của mẹ quanh năm đau yếu. Khó khăn là thế nhưng Lan không hề quỵ ngã trước sự nghiệt ngã của số phận. Tan học, Lan đào khoai về luộc và đi bán khắp các con hẻm. Khách mua khoai rất đông và phần lớn toàn lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Vừa học, vừa lao động kiếm sống nhưng Lan học rất giỏi, có thể xếp vào hàng nhất nhì của lớp. Cuộc sống của Lan luôn gắn liền với nỗi lo cơm áo gạo tiền, vậy mà không hề ảnh hưởng tới kết quả học tập của bạn. Từ lớp 6 cho tới tận bây giờ bạn luôn là học sinh xuất sắc nhất của lớp tôi.
Tôi đã tự hỏi lòng mình, tai sao trong hoàn cảnh thiếu thốn như vậy, mà Lan vẫn làm được điều phi thường. Phải chăng ông trời đã cho bạn một trí tuệ hơn người, hay nhờ ý chí nghị lực phi thường mà bạn được kết quả học tập như vậy.
Đó là môt tấm gương sáng vượt khó trong muôn vàn tấm gương về học tập, chúng ta phải biết trân trọng và noi theo những tấm gương đó, phải kiên trì vươt lên hoàn cảnh, bất chấp số phận nghiệt ngã, không ngừng cố gắng học tập để đưa gia đình qua khỏi cảnh nghèo khổ, cực nhọc.
Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.
Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.
Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.
Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!
Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.
Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.
MB:
Trường em là 1 ngôi trường ...... khang trang nhất của ... ..... Đây là ngôi nhà chung của chúng em.
TB:
- Địa điểm trường tọa lạc tại………….
- Hình thành: Trường được khởi công xây dựng năm ...... và khánh thành năm ......, đưa vào sử dụng từ năm học ....-....... Đây là ngôi trường khá khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn “chuẩn quốc gia”, tương lai trường phấn đấu trở thành Trường chất lượng cao của….
- Các phần:
Trường có tổng diện tích là ......m2, diện tích xây dựng phòng học là .........m2, còn lại là sân chơi và sân thể dục. Trường có đầy đủ các phòng chức năng: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng dinh dưỡng, phòng bộ môn, hội trường, phòng truyền thống và ......... phòng học. Hiện nay trường có ....... lớp trong đó khối 10 là ...... lớp, khối 11 là .... lớp, khối 12 là 1.... lớp, với tổng số học sinh là ........ em.
Trường em là trường có toàn bộ học sinh học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ lớp 10, lớp 11, và lớp 12. Khối 10 được nhà trường quan tâm nhất tuyển những HS THCS có điểm thi từ ... điểm trở lên đào tạo .... lớp ban KHTN, .........lớp ban KHXH và ....... lớp ban KHCB. Trường có ....... GVCBCNV, trong đó có ....... GV trực tiếp đứng lớp và ....... giáo viên, cán bộ quản lí, hành chính.
- Thành tích:
Trường em đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Chỉ tính riêng HK I năm học ....-....... kết qủa đạt được về hạnh kiểm là 100% khá tốt không có HS đạo đức trung bình. Học lực đạt .......% giỏi, ......% khá, .....% trung bình, .......% yếu.Trường có HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ … Trong ngôi trường này, chúng em được sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. Chúng em đang lớn dần lên theo năm tháng cả về trí tuệ,về nhận thức lẫn thể chất. Công lao to lớn đó thuộc về thầy cô, người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, chắp cách cho những ước mơ của chúng em bay cao và xa hơn để chúng em mau trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
KL:
Ngôi trường học đã thật sự là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh chúng em. Chắc chắn những kỉ niệm dưới mái trường về bạn bè, thầy cô sẽ là những kỉ niệm đẹp làm hành trang trong suốt cuộc đời của mỗi người học sinh chúng em.
Bài tham khảo 1:
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.
Tham khảo bài 2:
Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Bài làm của 1 bạn viết về THCS Quang Trung
Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.
Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.
Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.
Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!
Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.
Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.
Bài tham khảo 1:
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.
Tham khảo bài 2:
Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Bài làm của 1 bạn viết về THCS Quang Trung
Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.
Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.
Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.
Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!
Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.
Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.
Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cá các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.
Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suôi hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốccây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường...
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.
Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ởđời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sông nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người
Mở bài
Thân bài
Xuất xứ, nguồn gốc:
Tóm lại: Chuối có từ rất lâu và có mặt ở hơn một trăm nước trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới như Đông Nam Á.
Giới thiệu về đặc điểm của cây chuối:
+ Củ chuối: Là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn. Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân.
+ Thân chuối (còn gọi là thân giả) bởi thân chuối được tạo nên bởi các bẹ của tàu chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn, bóng có màu xanh hơi vàng.
+ Tàu lá chuối: Trừ phần bẹ thì tàu lá chuối có thể dài tới 2 mét, to, có dọc dài suôi từ bẹ lên đến đầu tầu lá.
+ Hoa chuối: Hoa chuối thường lưỡng tính. Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối.
+ Buồng chuối: Là toàn bộ phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển. Mỗi buồng chuối có từ 3 đến 20 nải. Mỗi nải có thể có 8 quả trở lên. Khi non quả có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng.
Tác dụng của chuối
1. Kết bài