Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện cách đây khoảng 2.000 năm. Đến với khu di chỉ Óc Eo du khách sẽ có cơ hội tham quan, tìm hiểu và khám phá về nền văn minh cổ xưa. Rất nhiều du khách đi Tour du lịch miền Tây có hành trình về An Giang đã dành thời gian để ghé thăm khu di chỉ Óc Eo.
Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công Nguyên. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel, vào khoảng đầu Công Nguyên, Óc Eo là một cửa biển thông qua vịnh Thái Lan. Khu vực này nằm trên trục đường thương mại hàng hải giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ, một bên là sông Mê Kông và Trung Quốc. Do đó, Óc Eo trở thành một địa điểm trung chuyển khá thuận lợi giữa các khu vực. Đến khoảng thế kỷ VI – VII, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Từ đó, Óc Eo mất dần vị thế hấp dẫn, sức thu hút giảm dần vì hàng hóa không còn phong phú như trước. Nền văn hóa Óc Eo dần bước vào thời kỳ suy sụp khi nước Chân Lạp bắt đầu trỗi dậy cùng với đó là sự phát triển thương mại vùng Mê Kông.
An Giang nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng và phong phú, du lịch đến đây du khách có cơ hội khám phá nhiều điểm đến ấn tượng. Du lịch An Giang mùa nước nổi cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những du khách thích trải nghiệm. Dù là du lịch An Giang mùa nào thì du khách cũng nên dành thời gian để ghé thăm khu di chỉ Óc Eo. Đây là khu di tích mang giá trị lịch sử to lớn thu hút đông đảo du khách, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ đến tham quan, tìm hiểu. Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp tên là Louis Malleret đã dùng không ảnh (chụp hình từ trên không) chụp miền Nam Việt Nam. Khi chụp ảnh, Malleret đã phát hiện ra khu vực quanh chân núi Ba Thê có nhiều khả năng ẩn chứa các di chỉ của một nền văn hóa cổ. Năm 1944, Malleret đã tiến hành khai quật khảo cổ và phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ cùng nhiều hiện vật như hạt cườm, mảnh vàng, đồ trang sức được chế tác tinh xảo... Khu vực tìm thấy hiện vật có diện tích khoảng 4.500ha. Các kết quả nghiên cứu cho rằng tại Nam Bộ hơn ngàn năm về trước từng hiện diện vương quốc Phù Nam vốn được ghi chép nhiều qua các thư tịch cổ Trung Hoa.
Tên gọi “Óc Eo” ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian của văn hóa Óc Eo có thể tìm thấy ở nhiều ở các khu vực như Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn… (Kiên Giang); Gò Tháp (Đồng Tháp)
Sau ngày đất nước thống nhất, các nhà khảo cổ, nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tiếp tục khai quật, nghiên cứu thêm hàng loạt di chỉ ở khu vực quanh núi Ba Thê và đã phát hiện thêm vô số di chỉ, di vật quý giá. Một số di chỉ được tìm thấy như các loại tượng to nhỏ, nhẫn, hoa tai, hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, con dấu, bùa đeo, cộng cụ bằng đồng và bằng đá… Bên cạnh đó là các loại hiện vật bằng đất nung như dọi xe sợi, bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò… Những thực thể và các di chỉ khảo cổ này được xếp thuộc nền văn hóa Óc Eo, do đây là nơi phát hiện đầu tiên và có nhiều di chỉ đặc trưng, tiêu biểu nhất của nền văn minh Phù Nam. Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, năm 1998 khu di tích Óc Eo được công nhận là khu di tích quốc gia. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định xếp hạng di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê là di tích quốc gia đặc biệt.
Những di chỉ khảo cổ được phát hiện trong đợt khai quật gần đây nhất ở vùng quanh núi Ba Thê là các di chỉ kiến trúc như mộ táng và di chỉ cư trú với trên 270 hiện vật. Trong số các hiện vật được tìm thấy có 196 hiện vật bằng vàng, 22 hiện vật bằng đá, 47 hiện vật bằng đất nung… Đây đều là những di vật của nền văn hóa Óc Eo. Ngày nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón nhận nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn rất nhiều du khách từ trong và ngoài nước đến tham quan.
|
Nếu có dừng chân qua vùng Thất Sơn – An Giang thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào quên ghé thăm để thưởng thức cái đẹp của vùng bảy núi. Nhưng các bạn muốn vừa du lịch vừa tìm hiểu lịch sử thì xin dừng chân lại ngọn đồi Tức Dụp thuộc núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) tại tỉnh An Giang.
Đồi Tức Dụp nằm tại xã An Tức huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Gọi là Tức Dụp vì người Khơ- me gọi riêng nó là nước đêm. Đồi cao khoảng 216 m, diện tích hơn 2 km vuông, chu vi hình cánh cung khoảng 3m.
Tương truyền ngày xưa các nàng tiên nữ giáng trần dạo chơi trên ngọn núi Tô, các nàng nghịch phá lấy đá ném xuống chân núi các phiến đá chồng chất lên nhau tạo thành đồi Tức Dụp với nhiều lò ảng (hang trong núi) chi chít như tổ ong vĩ đại, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy An Giang.
Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX , Tức Dụp đã mang trong mình ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Năm 1940 là căn cứ của các chiến sĩ vô danh. Năm 1960 là căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang. Cho đến năm 1968 Quân đội Hoa Kỳ đã biết chỗ ẩn náu của cách mạng nên bắn phá dữ dội.
Những trận chiến liên tục nổ ra nhưng trận chiến khiến mọi người nhớ nhất đó là trận 128 ngày. Để chuẩn bị cho trận chiến này Quân lực VNCH đã chuẩn bị rất cặn kẽ. Trung tướng Mĩ Ét-ca đã cho 18000 quân gồm các sư đoàn 9, 21 và các tiểu đoàn biệt động quân, biệt động dù, biệt động mĩ,… với những vũ khí chiến tranh hết sức hiện đại như một thiết đoàn M.113( 36 chiếc), một lữ đoàn pháo binh với 6 trận đại pháo từ 105 li đến 155 li, 12 khẩu đại bác, bom B52,B57,F4…. bên phía cách mạng có 40 người với những vũ khí thộ sơ , những trái bom tự chế và những chiến lợi phẩm không đáng kể.
Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra nhưng bên phía những người cách mạng đã giành thắng lợi. Thiệt hại của người Mĩ là 2700 quân nhân thiệt mạng, 11 xe thiết giáp bị phá hủy, làm hỏng 9 khẩu pháo 105 li , 2 máy bay bị bắn rơi cùng 3 trực thăng. Thiệt hại về chiến phí của Mỹ lên đến 2 triệu USD và cũng từ đó ngọn đồi này nổi tiếng với cái tên “ngọn đồi 2 triệu đô la”.
Chiến tranh đã qua đi cho đến 1/4/1985, Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được nhà nước trao tặng 8 chữ vàng ” kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô”.
Bây giờ Tức Dụp không còn xơ xác như xưa nữa, nhờ bàn tay con người, màu xanh đã trùm lên trên ngọn đồi này. Các bạn có thể thử tài thiện xạ của mình khi các bạn vào phòng bắn súng. Các bạn có thể đi hóng mát, dã ngoại quanh đồi Tức Dụp.
Ngoài ra còn có sở thú với nhiều loài thú qúy hiếm như đà điểu châu Phi, cá sấu, vọoc mũi sếch và các bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian,…. thưởng thức những món ngon đồng quê. Đặc biệt các bạn có thể vào trong hang để khám phá di tích lịch sử,….
Tức Dụp đã được con người điểm tô trở nên xinh tươi và đẹp đẽ hơn nhưng có phai đâu những dấu tích xương máu những biến cố chiến tranh đã in hằng vào vách đá. Nó đã được lưu giữ mãi mãi. Nó đã được người dân chúng tôi bảo vệ xây dựng để ngày càng đẹp hơn. Tức Dụp- niềm tự hào của An Giang và cũng là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đang hiện hữu sừng sừng uy nghiêm giữa đất trời Việt Nam.
Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.
Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.
Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong - đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.
Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.
Tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Đến Hương Sơn, không thể không nói đến quần thể di tích lịch sử văn hoá - nhà thờ, mộ, tượng đài và chùa Tượng Sơn - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một con người rất thông minh, học giỏi nhưng không màng đến danh lợi. Ông luôn tìm tòi nghiên cứu, trồng thuốc, chữa bệnh, làm thơ và viết lên những bộ sách lớn như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh; Thượng kinh ký sự….ông đã có công sưu tầm, bổ sung nhiều phương thuốc có giá trị còn lưu truyền trong dân gian và để lại cho muôn đời.
Khuôn viên mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 01 năm 1720; mất ngày Rằm tháng giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 5 (1791) tại quê mẹ xã Tình Diệm xưa, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời ông thường thả diều trên đỉnh Núi Giả, Hồ Sen và ông dặn dò con cháu đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất an táng ông ở đó. Mộ của ông bây giờ nằm ở dãy núi Cánh Diều dưới chân núi Minh Tự, xã Sơn Trung. Ngôi mộ nằm ở độ dốc 30 o , đầu hướng lên đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự, chân mộ chiếu thẳng vào đỉnh cao của dãy Trường Sơn. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thuỷ mặc, bên phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hướng về phía Tây 7 km là đến với khu Nhà thờ Lê Hữu Trác được gọi là vườn đào Hải Thượng thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn - một vùng đất nằm sát bên bờ sông Ngàn Phố. Đây là chốn thâm sơn cùng cốc xưa nhưng là nơi phong cảnh hữu tình, nhân dân ở đây sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh. Đến nhà thờ Lê Hữu Trác - nơi có Núi Giả, Hồ Sen nằm sát nhau ở góc vườn, Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Chính nơi đây Lê Hữu Trác đã thường xuyên quan sát hướng gió để xem mạch, chữa bệnh và là chốn tri ân, nơi ông thường cùng bạn bè lên đó ngắm trăng, đón gió, uống rượu, đánh cờ, đọc sách và ngâm vịnh thơ ca.
Nhà thờ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xã Sơn Quang
Trên đường từ mộ đến nhà thờ ghé qua chùa Tượng Sơn (còn gọi là chùa Hầm Hầm) - một di tích lịch sử văn hoá nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố. Chùa Tượng Sơn nằm trên một vùng đất bằng phẳng, đẹp đẽ giữa cánh đồng xóm Vĩnh Tuy, xóm Chùa, làng Yên Hạ, làng Quát huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Tượng Sơn là một trong những nơi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng làm nơi đọc sách nghiên cứu và chữa bệnh cho nhân dân; chùa là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ liệt tổ nội, ngoại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Chùa Tượng Sơn, xã Sơn Giang
Quần thể di tích lịch sử văn hoá Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng năm 1990. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, quần thể di tích được các thế hệ nhân dân gìn giữ, ngưỡng mộ. Để tôn vinh những đóng góp to lớn và những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Công trình được khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004. Đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, được xây dựng rất khang trang và đưa vào sử dụng để đón các đoàn khách đến tham quan.
Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia
Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi tham quan hấp dẫn, nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, nơi giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời đây là nơi giao lưu các giá trị văn hoá của mảnh đất, con người Hương Sơn với bạn bè gần xa. Mảnh đất Hương Sơn luôn thân thiện đón chào quý khách đến với vùng quê của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nơi ông đã gắn bó cuộc đời mình và cống hiến cho đời một kho tàng các trị văn hoá tốt đẹp mà muôn đời các thế hệ mai sau ngưỡng mộ./.
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.
Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.
Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Có đôi câu đối ở đây đã viết rằng:
“Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng
Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp”.
Với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên là một sự Đến hay Trở về, song cả hai hành trình đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thủy tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc. Đó là cảnh núi rừng nguyên sơ, là những ngôi Cổ tự, Thảo am Tịnh thất cheo leo trên độ cao ngút ngàn hay nguồn Bát Nhã tuyền róc rách ca lên khúc nhạc hoàn hương từ vô thủy. Xa xa dòng Thác Bạc trắng xóa như dải ngân hàng vắt mình thả xuống từ trời cao xanh thẳm tạo nên một bầu không khí thanh bình.
Từ xa, du khách đã nhìn thấy Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Đây là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác và là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam.
Nằm phía bên tay trái cổng Tam Quan dẫn vào Khu trung tâm lễ hội là Đại Bảo tháp Tây Thiên - một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa đang dần hoàn thiện để chào đón Phật tử và du khách về thăm quan. Đại Bảo tháp Tây Thiên được thiết kế ba tầng, cao 37m. Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, không khí).
Điểm dừng chân tiếp theo của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thỏng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thỏng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Tất cả là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này..
Qua đền Thỏng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.
Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.
Men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất từ đền Cô sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.
Tây Thiên miền đất thiêng, nơi giao hòa giữa đạo Mẫu và đạo Phật; nơi đây thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – Bà là Vương phi của Vua Hùng Vương thứ 7. Bà đã cùng Vua hùng mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình trịnh trị. Với những công lao đó Bà được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ chính tại Đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Sau khi mất bà vẫn thường hiển linh giúp các đời vua Hùng sau giữ nước, vì thế Bà đã được suy tôn danh hiệu “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương – Thượng Đẳng Phúc Thần”. Bên cạnh Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là những ngôi đền các vị mẫu thần cai quản trời, đất, núi, rừng như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Thoải, Mẫu Thượng Địa và Mẫu Thượng Thiên
Đến với Tây Thiên, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng của núi rừng Tam Đảo, được tận hưởng bầu không khí trong lành, được thưởng thức một bản nhạc được phối bởi tiếng nước róc rách, tiếng chim hót líu lo …
Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có cảnh quan sơn thủy hữu tình, địa thế “long chầu, hổ phục”… đã biến Tây Thiên thành điểm du lịch tâm linh ít nơi nào sánh kịp. Tây thiên đã và đang được trùng tu tôn tạo hệ thống đền, chùa, thảo am… từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ xưa vốn có.
Mở bài
- Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
-
Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
- Địa chỉ / nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
- Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
- Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
2. Nguồn gốc: (Nói rõ hơn là lịch sử hình thành)
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
3. Cảnh bao quát đến chi tiết
a) Cảnh bao quát
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
b) Chi tiết:
- Cách trang trí:
- Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
- Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
4. Giá trị văn hóa, lịch sử:
- Lưu giữ:
- Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
- Tô điểm cho… ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng và đại danh.
- Tóm lại các nét đặc biệt từ bài viết đó
Tham khảo:
Theo đường Hạ Long, vòng núi Nhỏ, từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa, hoặc theo đường Thùy Vân, lên núi Nhỏ đến Mũi Nghinh Phong, theo một đường bậc thang khá đẹp lên núi Nhỏ để đến thăm Tượng Chúa Ki Tô.
Tượng Chúa Ki Tô còn được gọi là Tượng Chúa Giang Tay, hoặc thượng Thánh Gioóc được khởI xây dựng từ năm 1972 nhưng công trình bị bỏ dở, bức tượng mới chỉ xong phần xây lắp thô ở bên trong và hoàn thiện về cơ bản ở bên ngoài, đường lên chưa có.
Do yêu cầu của đồng bào công giáo, và du lịch ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định cho xây dựng tiếp công trình này. Ngày 02 tháng 12 năm 1994 công trình đã được hoàn tất như hiện nay.
Tượng Chúa được xây trên đỉnh núi Nhỏ, ở độ cao 136 mét. Tượng đài cao 32 mét, hai cánh tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên phần bệ hình khốI có chạm trổ Chúa và 13 tông đồ trên mặt.
Phía trong bụng Tượng Chúa có thể chứa cùng một lúc hàng trăm người theo cầu thang xoắn ốc bằng đá mài 133 bậc từ chân đến tận cổ tượng chúa. Từ đây du khách có thể chui ra hai ống tay Chúa. Mỗi cánh tay cùng một lúc có thể chứa được từ 4 đến 5 người đứng ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu. Bàn tay tượng dài 2,2 mét. Ngón tay tượng dài 1,1 mét. Bàn chân tượng rộng 1,1 mét.
Trên đỉnh đầu tượng Chúa có 9 tia sáng hào quang chính là hệ thống thu lôi được nối liền từ tay tượng dẫn xuống hầm hợp chất than, cát, muối để chống sét.
Dưới chân tượng trong gian phòng rộng có trưng bày những bức tranh, ảnh nói lại quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này.
Để lên thăm Tượng Chúa Ki Tô bà con giáo dân đã xây dựng xong một con đường dốc bậc thang sạch đẹp, uốn lượn trông xa như Vạn Lý trường thành ở Trung Quốc.
Tượng Chúa Ki Tô được xây dựng bằng kiến thức khoa học, lối kiến trúc mang tính nghệ thuật văn hóa dân tộc. Được làm bằng bàn tay lao động của con người, không sử dụng cơ giới.
Cảnh đẹp nơi đây thật là sơn thủy hữu tình, hàng ngày đón hàng trăm du khách thập phuơng kể cả khách quốc tế đến thăm một công trình du lịch mang tính tôn giáo nổi tiếng này.
Tham khảo: :vvv
Theo đường Hạ Long, vòng núi Nhỏ, từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa, hoặc theo đường Thùy Vân, lên núi Nhỏ đến Mũi Nghinh Phong, theo một đường bậc thang khá đẹp lên núi Nhỏ để đến thăm Tượng Chúa Ki Tô.
Tượng Chúa Ki Tô còn được gọi là Tượng Chúa Giang Tay, hoặc thượng Thánh Gioóc được khởI xây dựng từ năm 1972 nhưng công trình bị bỏ dở, bức tượng mới chỉ xong phần xây lắp thô ở bên trong và hoàn thiện về cơ bản ở bên ngoài, đường lên chưa có.
Do yêu cầu của đồng bào công giáo, và du lịch ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định cho xây dựng tiếp công trình này. Ngày 02 tháng 12 năm 1994 công trình đã được hoàn tất như hiện nay.
Tượng Chúa được xây trên đỉnh núi Nhỏ, ở độ cao 136 mét. Tượng đài cao 32 mét, hai cánh tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên phần bệ hình khốI có chạm trổ Chúa và 13 tông đồ trên mặt.
Phía trong bụng Tượng Chúa có thể chứa cùng một lúc hàng trăm người theo cầu thang xoắn ốc bằng đá mài 133 bậc từ chân đến tận cổ tượng chúa. Từ đây du khách có thể chui ra hai ống tay Chúa. Mỗi cánh tay cùng một lúc có thể chứa được từ 4 đến 5 người đứng ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu. Bàn tay tượng dài 2,2 mét. Ngón tay tượng dài 1,1 mét. Bàn chân tượng rộng 1,1 mét.
Trên đỉnh đầu tượng Chúa có 9 tia sáng hào quang chính là hệ thống thu lôi được nối liền từ tay tượng dẫn xuống hầm hợp chất than, cát, muối để chống sét.
Dưới chân tượng trong gian phòng rộng có trưng bày những bức tranh, ảnh nói lại quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này.
Để lên thăm Tượng Chúa Ki Tô bà con giáo dân đã xây dựng xong một con đường dốc bậc thang sạch đẹp, uốn lượn trông xa như Vạn Lý trường thành ở Trung Quốc.
Tượng Chúa Ki Tô được xây dựng bằng kiến thức khoa học, lối kiến trúc mang tính nghệ thuật văn hóa dân tộc. Được làm bằng bàn tay lao động của con người, không sử dụng cơ giới.
Cảnh đẹp nơi đây thật là sơn thủy hữu tình, hàng ngày đón hàng trăm du khách thập phuơng kể cả khách quốc tế đến thăm một công trình du lịch mang tính tôn giáo nổi tiếng này.
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.
Dãy núi Trường Sơn trập trùng chạy dài theo "khúc ruột miền Trung" có hàng trăm con thác hùng vĩ:
Trập trùng Thác Lửa, Thác Chông,
Thác Dài, Thác Khó, Thác ông, Thác Bà..
(Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)
Bao con thác, bao huyền thoại, gắn liền với chiến tích hào hùng của anh bộ đội Cụ Hồ thời đánh Mỹ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Trong hàng trăm con thác ấy có Thác Trắng năm gần Định Đô một bản của người Hơ rê, thuộc huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Thác Trắng cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi trên 30 km. Đến thị trấn Minh Long, du khách có thể đi xe máy, đi xe đạp hoặc đi bộ vượt qua đoạn đường núi dài dộ 7 km là đến chân Thác Trắng. Cảnh núi đồi trập trùng xanh ngắt một màu bao la, những ô ruộng bậc thang nhấp nhô trải dài, trải rộng uốn quanh sườn núi, càng ngắm càng thích thú vô cùng.
Thác Trắng từ độ cao hơn 50m, nước chảy xuống theo ba dòng lớn trắng xoá như dát bạc trên sườn núi đá dốc đứng. Lúc hoàng hôn hay giữa cảnh khuya, nhất là sau những con mưa rừng, tiếng Thác Trắng dội ầm ầm vang động như tiếng sấm, như tiếng trống thúc quân của Thần Núi. Những đêm trăng, những buổi sớm bình minh, Thác Trắng như ba dải lụa màu lấp lánh hiện lên giữa màu xanh của bầu trời và ngàn cây vắt ngang sườn núi.
Dưới chân Thác Trắng có hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, nước xanh biếc và mát lạnh. Có thể bơi dọc theo các dòng suối trong vắt mà đến hồ. Mùa hè đến thăm Thác Trắng, leo núi và tắm mát, thật không có niềm vui thú nào bằng.
Cá niềng là đặc sản của núi, hồ Thác Trắng. Câu được vài ba con cá niềng to bằng bàn tay, đem nướng trên than hoa, chấm với nước mắm làm từ loại cá cơm nổi tiếng của xứ Quảng, nhâm nhi với chén rượu quê sẽ nhớ đời!
Quảng Ngãi có bao danh lam thắng cảnh như bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Sa Huỳnh, núi Thiên Ân, sông Trà Khúc, biển Sa Cần, núi Răng Cưa... Nếu du khách chưa một lần đến thăm thú Thác Trắng quê em có thể nói chưa biết hết về hồn thiêng sông núi Quảng Ngãi, một miền quê anh hùng, nơi chôn nhau cắt rốn của các chiến sĩ du kích Ba Tơ một thời oanh liệt.