Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kham khảo:
Tâm hồn phụ nữ Việt Nam sáng trong như viên ngọc đã chiếu sáng trong dòng chảy lịch sử, đã in đậm trong thơ ca dân tộc bao đời nay. Trong “Trường ca mặt đường khát vọng ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho
Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
Tình cảm cao đẹp ấy của người đàn bà nước Nam đã được nói lên thật hay, thật cảm động trong ca dao dân ca dân tộc. Bài ca dao:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
Có thể coi đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hoá giao kết, giao hoà bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thuỷ của lứa đôi trong cuộc đời.
Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ ngân vang bồi hồi tha thiết:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng”
Chữ “ơi" và chữ “chăng” đã hoà thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi"thuyền ơi’’ xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏa rộng trong tâm hồn người. Câu hỏi tiếp theo “có nhớ bến chăng” đầy ắp nỗi thương nhớ của đôi lứa ở hai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mồ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đẫm lệ.
Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ ly biệt đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chốn nào, và biết bao giờ mới trở lại? Cũng như thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau tha thiết sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.
Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyền nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt ly trong cõi nhân gian xưa nay.
Hai thanh trắc “một dạ” làm cho giọng thơ trĩu xuống như một nỗi niềm cứ thấm sâu vào hồn người:
“Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Bến và thuyền nằm ở hai vị trí đầu, cuối câu ca, cấu trúc ấy mang ý nghĩa thẩm mỹ đặc sắc gợi tả một không gian cách biệt xa xăm, một thời gian ly biệt dằng dặc. “Khăng khăng" nghĩa là đinh ninh không đổi thay. "Một dạ khăng khăng đợi thuyền” là một lời thề nguyền đã khắc sâu vào lòng, đã “khắc cốt ghi tâm”, đinh ninh son sắt, không bao giờ phai nhạt, đổi thay! Thuyền vẫn đi xa, đi xa mãi chưa trở về, bến vẫn mong, bến vẫn đợi, bến vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Câu ca “Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ thương đợi chờ, tấm lòng son sắt thuỷ chung của người vợ hiền đối với người chồng thân yêu đi mãi chưa về. Câu ca còn biểu lộ niềm tin và hy vọng vào một ngày mai, thuyền sẽ trở lại bến, bến sẽ gặp lại thuyền, vợ chồng sẽ được đoàn tụ yên vui hạnh phúc.
Trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX, đất nước ta chìm trong loạn lạc và nội chiến kéo dài. Hàng triệu trai tráng phải ra trận, dãi thây trên chiến địa. Khắp nơi diễn ra cảnh ly biệt buồn thương:
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non”
Biết bao người phụ nữ, nhan sắc, tuổi trẻ mỏi mòn trong những năm tháng chờ đợi. Họ sống trong cô đơn lạnh lẽo, nỗi thương nhớ chồng chất, lòng dạ héo hon:
“Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời,
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”
(Chinh phụ ngâm)
Bài ca dao này chỉ có thể ra đời trong bối cảnh lịch sử và xã hội ấy. Nó đã phản ánh bi kịch gia đình và thời đại, nỗi đau buồn thương nhớ, đợi chờ của lứa đôi. Nó đã ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài lấy hình tượng “thuyền– bến” để nói về tình thương nỗi nhớ trong biệt li xa cách:
“Thuyền đi để bến đợi chờ,
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.
Chẳng nên tình trước nghĩa sau,
Bến này dãi bóng trăng thâu đợi thuyền”
Bài ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” là tiếng đồng vọng của lòng người vào thời gian năm tháng. Nó giàu giá trị nhân bản phản ánh một thời ly loạn và bi kịch cuộc đời. Với giai điệu ngọt ngào thiết tha, nó ca ngợi tấm lòng đôn hậu, tình nghĩa thuỷ chung của những người vợ, người mẹ trong xã hội. Thuyền và bến là hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp nhân văn, thể hiện một cách độc đáo cảm hứng nhân đạo về tình thương nỗi nhớ, khát vọng được sống trong sum họp yên vui hạnh phúc của lứa đôi. Nó mãi mãi là bài học vô giá về tình nghĩa thuỷ chung và lòng biết ơn những người mẹ, người chị, người vợ quê ta.
Cái hay cái đẹp của bài ca là tính hàm súc, tính truyền cảm, và tính tượng hình. Bài ca dao này có văn bản ghi như sau:
“Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Hai chữ "thuyền về” đã làm cho bài ca trở nên nhạt nhẽo và vô nghĩa.
- Không chép mạng đc không ạ <3 Dù sao cũng camon bạn nha
Em tham khảo:
a,
Tác giả đã sử dụng phép hoán dụ làm nổi bật được cảnh thiên thiên đất trời. " Núi không đè nổi vai vươn tới" Núi non hùng, những hàng cây xanh phủ một màu xanh tốt nổi bật giữa nền trời. Những người chiến sĩ ngày đêm làm việc, bảo vệ 1 vùng trời của tổ quốc. " lá ngụy trang reo với gió đèo" Dù công việc vất vả nhưng họ vẫn luôn cười. Vẫn bất khuất kiên cường.Đó là những đức tính tốt của nhân dân VN ta.
b,
,Thuyền là ẩn dụ chỉ người con trai, bến là ẩn dụ chỉ người con gái. Đây là những lời ẩn dụ để thể hiện tình cảm của người con gái với người con trai. Trong bài này sự ẩn dụ để chỉ nỗi nhớ mong, lòng thủy chung chờ đợi của người con gái với người con trai.
Cây đa, bến cũ ở đây là chỉ người con gái, con đò ở đây chỉ người chàng trai. Qua hình ảnh ẩn dụ qua đó thể hiện sự trung thủy đợi chờ của người con gái vẫn luôn dành tình cảm cho chàng trai nhưng chàng trai lại thay lòng có người khác.
1. Biện pháp ẩn dụ: "thuyền" - người con trai; bến - người con gái
- Tác dụng:
+ Tăng giá trị biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Bày tỏ kín đáo tình cảm của người con gái dành cho người con trai
+ Cho thấy sự thủy chung son sắc của người con gái với tình yêu của mình
2. Biện pháp nhân hóa: "Quyên đã gọi hè" và biện pháp ẩn dụ "Lửa lựu" - Hoa lựa nở đỏ như những đốm lửa
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
+ Cho thấy vẻ đẹp của cảnh vật khi mùa hè về
+ Cho thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người.
3. Biện pháp ẩn dụ "từng giọt long lanh rơi"
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
+ Giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện làm say đắm lòng người
+ Cho thấy sự giao hòa, gắn kết giữa tác giả với thiên nhiên
a) Ăn quả, kẻ trồng cây
- Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với “Sự hướng thụ thành quả lao động
- Kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người dựng (tạo ra thành quả). Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi dược hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo được thành quả đó.
b) Mực, đen; đèn, sáng
- Mực, đen có nét tương đồng vể phẩm chất với cái xấu.
- Đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay.
c) Thuyền, bến
- Thuyền chỉ người đi xa.
- Bến chỉ người ở lại.
d) Mặt trời (trong câu Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ)
- Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ. Bác đã đem lại cho đất nước và tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.
e)
Ánh nắng chảy đầy vai: từ xúc giác chuyển sang thị giác.
- Tác dụng: Cảm nhận cụ thể, chính xác
phép ẩn dụ:
''thuyền'' và '' bến'':
+thuyền chỉ người ra đi
+bến chỉ người ở lại
" Thuyền về có nhớ bến trăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền "
Đây là câu ca dao nói về tình cảm nam nữ ngày xưa. Khi đọc câu ca dao sau , ta sẽ nhận ngay được câu trên sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. Thuyền tức người con trai còn thuyền tức người phụ nữ. Vậy tại sao không phải ngược lại ? Chúng ta cũng biết ngày xưa , con trai , những người đàn ông đặc biệt là thanh niên phải đi đánh giặc. Họ đi không biết sẽ bao lâu , không biết sống hay chết thế nhưng người vợ , người phụ nữ vẫn ở nhà chờ chồng cũng giống như "bến" thì không thể di chuyển , chỉ ở yên một chỗ chờ "thuyền" đến vậy. Từ đây ta thấy được người phụ nữ ngày xưa rất chung thủy , yêu thương chồng của mình.
P/S : tự làm đó ><
#Yiin - girl ><
"Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. “thuyền”, “bến” không phải là để chỉ thuyền và bến, mà nó là hình ảnh để nhân vật trữ tình gửi gắm tình cảm, mượn hình ảnh thuyền và bến để nói chuyện đôi lứa. Ở đây có sự so sánh ngầm giữa các đối tượng có tính tương đồng, “thuyền” là nhân vật nam (thuyền: thường di chuyển, chỉ người con trai), “bến” là nhân vật nữ (cố định, chỉ người con gái ở lại đợi chờ). Thay vì nói: Chàng ơi có nhớ thiếp chăng Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Thì cách nói trên ý nhị hơn, kín đáo hơn.
Một số biện pháp được thể hiện trong bài thơ:
Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
- Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
“Đêm thở sao lùa nước Hạ Long" là hình ảnh nhân hóa đẹp, tiếng thở của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng. Những đốm sao lung linh trên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách hùng vĩ. Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho rằng :” Nhờ câu thơ này, toàn bộ không khí biển khơi lung linh dào dạt sống động và kỳ ảo hẳn lên”
Tóm lại có các biện pháp sau: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Từ đó phân tích giá trị của nó trong câu thơ.
2.
đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
Có thể nói đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hóa giao kết, giao hòa bằng những tình cảm sâu nặng.
Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thủy của lứa đôi trong cuộc đời.
3.Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người
->>Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong
4. biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình; hình ảnh thơ gợi cảm, có tính chất biểu tượng; giọng thơ vừa tâm tình vừa suy tư, trầm lắng, góp phần tạo nên chiều sâu triết lý cho bài thơ.
1. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Biện pháp tu từ so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
- Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
2.
Ẩn dụ : thuyền, bến
Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi thay )
Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gái
Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái
3.
Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người
->>Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong.
4. "Trăng cứ tròn vành vạnh" - Không phải chỉ là cái "vành vạnh" của vầng trăng thiên tạo mà là sự vẹn tròn tình nghĩa. Và ánh trăng im phăng phắc là một thái độ - Thái độ nghiêm khắc. Nếu trăng giận dữ, kể tội con người đã quên tình nghĩa thì trăng đã thành nhỏ mọn. Nhưng bằng phẩm chất cao thượng Trăng - người bị bội bạc đã khiến kẻ vô tình kia tỉnh ngộ.
TK
Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
1.Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nòi gì hôm nay
2.Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
3.1 trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời 1 khối óc lớn đã ngừng sống
4.Tai làm hàm nhai
5.Mới tìm được nấy
Tham khảo:
Bài 1:
- Ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
- Nhân hoá : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
Bài 2:
Câu 1:
PTBD: biểu cảm
Câu 2:Phép tu từ so sánh thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương.
Câu 3:Hai từ láy thể hiện rõ tâm trạng lo lắng, sẻ chia, yêu thương của những Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt dành cho Trường Sa.
Câu 4:
Nguồn:Hoidap247
Vấn đề giữ gìn biển đảo của nước ta thực sự là một vấn đề nhạy cảm mang tính chất chính trị dân tộc sâu sắc. Vì sao lại vậy? Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu TQ chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Họ chính là những người lính hải đảo với tình yêu biển đảo, yêu dân tộc sâu sắc của mình mà hy sinh hạnh phúc cá nhân, sống xa vợ con để mà cống hiến cho quê hương, giữ gìn từng tấc biển của dân tộc. Tình yêu đối với biển đảo của người dân VN đâu chỉ có thế, mà nó còn được thể hiện qua việc làm thiết thực hướng tới biển đảo của người dân. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, các bạn trẻ thanh thiếu niên đã nhận thức được trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc của mình khi chủ quyền đất nước bị xâm lăng. Trong nhận thức của những người trẻ, mỗi cá nhân đều cần nhận thức được tình yêu của mình đối với tổ quốc và hành động xâm lăng của Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói chung là không thể chấp nhận được. Đó là sự chuyển biến trong nhận thức rất đáng kể. Thứ hai, các bạn thanh thiếu niên, người dân cả nước tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của địa phương, của các tổ chức đoàn thể uy tín để ca ngợi công ơn của các chiến sỹ hải đảo. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ những bạn trẻ hay người dân thiếu hiểu biết nên bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục đi biểu tình hoặc gây nên bạo loạn ở 1 số vùng vì đây là vấn đề nhạy cảm. Theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân đặc biệt là các bạn trẻ cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, nhà nước cũng luôn cần các chính sách vận động, tuyên truyền người dân về biển đảo để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong mỗi người dân, để tình yêu ấy luôn được trong sáng và mãnh liệt nhất.
Câu nghi vấn: in đậm
Tham khảo:
Bài ca dao:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ”
đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
Có thể coi đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hoá giao kết, giao hoà bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờcó thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thuỷ của lứa đôi trong cuộc đời.
Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ ngân vang bồi hồi tha thiết:
“Thuyền ơi có nhớ hến chăng”
Chữ “ơi" và chữ “chăng” đã hoà thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi"thuyền ơi’’ xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏarộngtrongtâm hồn người. Câu hỏi tiếp theo “có nhớ bến chăng” đầy ắp nỗi thươngnhớ của đôi lứa ởhai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mồ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đầy lệ.
Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ li biệt đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chốn nào, và biết bao giờ mới trở lại? Cũng như thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau tha thiết sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.
Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyến nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt li trong cõi nhân gian xưa nay.
Chúc bạn học tốt!
dài thế ạ