K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2019

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á:

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông –Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin, văn hóa, ...



17 tháng 1 2021

trình độ phát triển kinh tế giữa các nước khác nhau khá rõ nét . nhưng cx có điểm tương đồng vs nhau .

phân tích ra theo từng đặc điểm . gợi ý : dịch vụ khá giống nhau còn nông và công nghiệp lại khác nhau

27 tháng 4 2022

Câu 1 Kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước

Các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...

Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Điều kiện thuận lợi tự nhiên:

Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.

Điều kiện thuận lợi xã hội:

Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.

Câu 2 Nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam

Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.

Câu 3 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Câu 4 Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta

* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

27 tháng 4 2022

Cám ơn bạn

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về kinh tế?A. Do là trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năngC. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Do có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.Câu 2: Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở vùng Đông Nam Bộ là:A. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.B. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh.C. HCM, Thủ Dầu Một, Biên...
Đọc tiếp

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về kinh tế?

A. Do là trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng

C. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Do có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.

Câu 2: Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.

B. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh.

C. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tây Ninh.

D. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Vũng Tàu.

Câu 3: Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên dòng sông nào?

A. Sông Sài Gòn B. sông Bé C. sông Đồng Nai D. sông Vàm Cỏ

Câu 4: Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Hồ Chí Minh. B. Đồng Nai C. Bình Phước. D. Tây Ninh

Câu 5: Khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Hoa Lư. B. Xa Mát. C. Đồng Tháp. D. Mộc Bài.

Câu 6: Trong bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%), em hãy cho biết trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp B. Dịch vụ

C. Công nghiệp xây dựng D. Khai thác dầu khí

Câu 7: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ. B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí. D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 8: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:

A. Điều B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu

Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:

A. Thủy lợi B. Phân bón

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Phòng chống sâu bệnh

Câu 10: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:

A. 30 % B. 45 % C. 90 % D. 100 %

* Phần tự luận:

Câu 1: Vì sao nói Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm lớn của cả nước?

Câu 2: Cho bảng số liệu sau

Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2002, %)

Tổng số           Nông nghiệp          Công nghiệp            Dịch vụ

                              1,7                        46,7                        51,6

Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và rút ra nhận xét.

0
26 tháng 10 2023
Câu 1: Từ sự phát triển của tổ chức ASEAN, có thể nói rằng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Điều này có thể được giải thích bằng việc ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các quốc gia thành viên. ASEAN đã tạo ra một môi trường ổn định và thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại trong khu vực. Đồng thời, ASEAN cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xây dựng một môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.  
26 tháng 10 2023

Liên hệ với Việt Nam, sự phát triển kinh tế của ASEAN đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Với việc tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận thị trường lớn và thu hút đầu tư từ các quốc gia thành viên khác. Điều này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như cạnh tranh với các quốc gia thành viên khác và thích nghi với các quy định và tiêu chuẩn chung của ASEAN.

 

10 tháng 11 2021

C

10 tháng 11 2021

Thank you nhiều nha

Số dân Việt Nam năm 2003 là 82,3 triệu