K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Nghệ thuật thời Phục hưng

Phục Hưng là một phong trào văn hóa bao gồm giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Những thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn minh nhân loại. Thành tựu của phong trào văn hóa phục hưng Là một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ các nền văn học tiếng Latinh cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.

- Về hội họa và điêu khắc: điểm độc lạ của mỹ thuật thời Phục Hưng là tính hiện thực cao, những tác giả biểu lộ đậm chất ngầu và nội tâm khác hẳn thời kỳ trước . Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kì này là tùy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực. Nhà danh họa khổng lồ người Ý của thời kỳ này là Lêôna đơ Vanhxi với các tác phẩm như Nàng Giôcôngđơ, Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỷ XV, ông đã có ý tưởng thay mái chèo của thuyền bằng cánh quạt đẩy nước, vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay, dù thoát hiểm,… Bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”, dựa vào câu chuyện trong bữa tiệc chia tay nhau, Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ của mình rằng: “Trong các ngươi sẽ có một kẻ phản bội ta”. Bức tranh đã thể hiện được nội tâm của các nhân vật dự tiệc khi nghe câu nói đó: người thì ngạc nhiên, người thì tức giận, người thì buồn bã, người thì biểu thị sự ngay thẳng trung thực của mình... Đây là một bức tranh rất hoàn hảo về mô tả nhân vật, bố cục và màu sắc. Raphaen (1483-1520) cũng là một họa sĩ thiên tài của Ý. Tuy ông chết tương đối sớm (37 tuổi) nhưng ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cô gái làm vườn xinh đẹp, các bức tranh vẽ về thánh mẫu... Ông là một họa sĩ có sở trường về vẽ chân dung, đặc biệt là thể hiện được một cách sống động vẻ đẹp tươi tắn của các cô gái, vẻ hiền hậu dịu dàng của người mẹ và nét ngây thơ đáng yêu của các em bé.

- Về phương diện kỹ thuật, các thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng lịch sử 10 có thể kể đến như:

+ Phát minh in ấn, chế tạo ra giấy => bình dân hóa việc học, thúc đẩy văn hóa phát triển.

+ Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang mà luyện được thép.

+ Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành công nghiệp.

+ Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm.

Về khoa học tự nhiên, thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đem lại nhiều bước tiến vượt bậc với sự góp phần của nhiều nhà khoa học: Nhiều nhà khoa học đã dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ như Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Kiến trúc thành Thăng Long

Sau khi ra chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã cho xây dựng thành quách, cung điện chùa chiền thành một kinh thành Thăng Long nguy nga tráng lệ để đóng đô.

Kinh thành Thăng Long gồm 3 vòng thành, mọi hoạt động của hoàng tộc qua các triều đều tại Cấm Thành, phía bên ngoài là cung điện, phủ đệ, cụm kiến trúc giáo dục tín ngưỡng,…

Trong liên lục 8 thế kỷ Thăng Long tồn tại với một toà thành hoa lệ, bề thế. Vào thời Lý Hoàng Thành dựa trên vị trí của thành Đại La. Trải qua các triều đại nhà Trần, hậu lê, toà thành vẫn ở trên vị trí này, có chỉnh trang lại.

Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô dời vào Phú Xuân (Huế), Hà Nội trở thành Tổng Trấn Bắc. Quy mô của thành Hà nội vào thời kỳ này nhỏ hơn các thời kỳ trước đó.

Thành cổ Hà nội xưa có 3 vòng (tam trùng thành quách). Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm Thành, là nơi chỉ dành cho nhà vua, hoàng hậu cùng số ít cung tần mỹ nữ trú ngụ. Qua các triều đại kinh thành Thăng Long có nhiều tên gọi khác nhau, thời lý gọi là Cung Thành, thời Trần gọi là long Phượng Thành, thời Hậu lê gọi là Cấm Thành.

Một cửa duy nhất nối liền giữa Cấm Thành và Hoàng Thành là Đoan môn.
Hoàng Thành là vòng thành thứ 2 ở giữa Cấm Thành với thành ngoài. Trong Hoàng Thành là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan trong triều, giữa Hoàng Thành với Kinh Thành Thăng Long có khá nhiều cửa, nay chỉ còn lại một cửa là bắc Môn, hiện thuộc địa phận phố Phan Đình Phùng.

Vòng ngoài cùng gọi là Kinh Thành, đắp bằng đất. Đây là chỗ dân cư sinh sống. Kinh Thành có nhiều cửa trổ ra bên ngoài. Vào thời Lê, Kinh Thành Thăng Long có tất cả 16 cửa ô. Vào thời Nguyễn còn 12 cửa ô. Đầu thế kỷ 20 chỉ còn 5 cửa ô là Ô Dừa, Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng.

Ngày nay, riêng Ô Quan Chưởng, tên cũ là Đông Hà môn có nghĩa là cửa dành cho thuyền ra vào bến sông, còn được tồn tại. Cửa Ô Quan Chưởng gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Trên có vọng lâu, bên tường phía trái có một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của tổng đốc Hoàng Diệu, cấm binh lính sách nhiễu dân chúng qua lại. Bốn cửa ô khác chỉ còn trong trí nhớ mơ màng của người dân đất Hà Thành mỗi khi hoài niệm về thuở xa xôi. Một số đoạn thành đất của Kinh Thành xưa còn để lại dấu vết như là đường Đại La, Hoàng Hoa Thám và La Thành.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Trình bày theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; để từ đó, làm rõ cho một nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục).

b. Thông tin của đoạn văn này được trình bày kết hợp theo hai cách sau:

+ Theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (được thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần, sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV, để từ đó, làm rõ cho nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).

+ Theo cấu trúc so sánh – đối chiếu (được thể hiện qua việc trình bày sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).

Hiệu quả của các cách trình bày thông tin ấy trong VB: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính của VB.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:

+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.

+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

+ Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

●   Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

●   Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các thông tin trong văn bản 1 và 2):a. Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.b. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự...
Đọc tiếp

Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các thông tin trong văn bản 1 và 2):

a. Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.

b. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những “chứng tích thời đại”.

c. Theo gợi ý của V. Lênin, một số tài liệu cho rằng M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, trong đó có “Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào?”,...

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Lỗi sai

Cách sửa

a

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu

Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, Nguyễn Vỹ đã viết “Thần – chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.

b

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.

“Tuấn – chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những chứng tích thời đại" trong khoảng 45 năm đầu thế kỷ XX.

c

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.

Một số tài liệu cho rằng: theo gợi ý của V. Lê-nin, khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông, trong đó có “Thời thơ ấu”, "Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…

Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh

- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.

- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.

- Nghệ thuật lập luận:

+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

+ Lập luận chặt chẽ

+ Luận điểm rất rõ ràng

- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?
"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…".

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình (bài II).
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Đề nào có tính  định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

1
17 tháng 3 2019

- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.

- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Khi trình bày ý kiến, đánh giá về một vấn đề xã hội, để phản hồi hiệu quả các ý kiến trái chiều của người nghe chúng ta cần:

- Xác định rõ mục đích và ý kiến trái chiều

- Lí giải hậu quả cả ý kiến trái chiều đó, đồng thời đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn để thuyết phục người nghe.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)

+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?

+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?

+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.

- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.

Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.

- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:

+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.

- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1