Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-946, ta hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam Việt Nam. Đối với Trung Hoa Dân Quốc, ta nhân nhượng một só quyền lợi nhất định về chính trị và kinh tế nhưng không đánh mất chủ quyền dân tộc.
- Từ ngày 6-3-1946 đến trước 19-12-1946: khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc câu kết với nhay và kí Hiêp ước Hoa – Pháp, ta nhân nhượng với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. Trong nội dung của Hiệp định Sơ bộ chỉ đồng ý cho Pháp đưa 15000 quân ra miền Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật nhưng phải rút dân trong vòng 5 năm. Đồng thời, hai bên phải ngừng bắn và giữ quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi để đi đến đàm phán chính thức.
=> Chính sách của đang linh hoạt, mềm dẻo và Đảng ta có thể nhân nhượng một số quyền lợi nhưng chủ quyền dân tộc sẽ luôn được giữ
Đáp án C
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dưng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:
- Sức mạnh thời đại:
+ Thời cơ “ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
+ Sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
- Sức mạnh dân tộc:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.
+ Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài, …vừa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước
Đáp án C
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dưng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:
- Sức mạnh thời đại:
+ Thời cơ “ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
+ Sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
- Sức mạnh dân tộc:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.
+ Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài, …vừa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước
Thời gian | Sự kiện |
2 - 1951 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. |
1950 - 1951 | Chiến dịch Trung du, Chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà Nam Ninh. |
Đông - xuân 1951 -1952 | Chiến dịch Hòa Bình. |
Thu - đông 1952 | Chiến dịch Tây Bắc. |
Xuân - hè 1953 | Chiến dịch Thường Lào. |
9 - 1953 | Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông xuân 1953 - 1954 . |
1954 | Chiến dịch Điện Biên Phủ. |
21 - 7 - 1954 | Ký kết Hiệp định Giơnevơ |
Đáp án C
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:
- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện
=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.
- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:
+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.
+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.
+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…
- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.
- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị.
Bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Ngày 19 - 12 - 1946, mở đầu kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Ngày 6 - 3 - 1946, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ nhằm tránh cuộc đụng đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù nguy hiểm.
- Ngày 14 - 9 - 1946, ký với Pháp Tạm ước tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của kẻ thù, làm thay đổi chiến lược chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
- Chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, khai thông con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa.
- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Lúc 20 giờ 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, ta tiến công các vị trí quân Pháp, dựng chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố để ngăn địch.
+ Trung đoàn thủ đô được thành lập đánh quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Bien, ga Hàng Cỏ, chợ Đồng Xuân...
+ Sau hai tháng chiến đấu kiên cường - ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.
- Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng …quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
- Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
+ Ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã...cuối tháng 11/1947.
+ Mặt trận hướng Đông, đường số 4, ta phục kích ở đèo Bông Lau (30/10/1947). Đường số 4 trở thành “con đường chết”, thu nhiều vũ khí của địch.
+ Mặt trận hướng Tây, sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.
+ Như vậy ta bẻ gãy hai gọng kìm Đông - Tây của Pháp. Ngày 19/12/947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
Những bài học lịch sử tiêu biểu của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay:
- Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bài học về tinh thần đoàn kết toàn dân tộc
- Bài học về phát huy sức mạnh nội lực
- Bài học về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
- Bài học về xây dựng và phát triển nền quốc phòng toàn dân