K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2022

In addition, the story also sends the message : life does not have the word "if only". "If only Vu Niang knew her husband's mentality, and avoided what could make Truong Sinh jealous and suspicious, it wouldn't be so bad. Husband and wife who do not know each other 's character, even though they love each other, sooner or later, tragedy will happen

26 tháng 8 2016

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

  • Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
  • Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
  • Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

  • Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
  • Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.
  • Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
  • Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
  • Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.
  • Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.
  • Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

  • Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .
  • Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
  • Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
25 tháng 7 2023

Câu 1:

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh dựa trên cơ sở vật chất, tình cảm mến mộ.

Câu 2:

Trước khi Trương Sinh đi lính, cuộc sống của vợ chồng họ rất sum vầy vì Vũ Nương luôn biết giữ gìn khuôn phép chưa từng để xảy ra thất hòa.

+ Lúc tiễn Trương Sinh đi lính, hành động và lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất luôn yêu thương chồng hết lòng hết dạ, muốn cho chồng bình an không cầu danh lợi tiền tài, tự cho bản thân là kẻ dưới.     

Câu 3: 

Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương đối xử với mẹ chồng chăm lo tận tụy hết mực khi mẹ ốm nàng hết lòng thuốc than lễ bế thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

Câu 4:

Chiếc bóng có ý nghĩa:

+ Với bé Đản: đóng vai trò là một người cha trao cho bé đủ đầy tình yêu thương trọn vẹn của gia đình.

+ Với bản thân Vũ Nương: vừa là thứ giúp một người mẹ như nàng thể hiện sự yêu thương lo nghĩ cho con vừa là thứ giúp nàng được minh oan nỗi oan khiến mình phải tự gieo thân xuống bến Hoàng Giang.

Câu 5:

Hai chi tiết kỳ ảo trong văn bản: "Linh Phi lấy thuốc thần đổ giúp Phan Lang tỉnh lại" và "Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện."

Ý nghĩa chi tiết 1: thể hiện tấm lòng biết ơn nghĩa tình luôn tồn đọng trong suy nghĩ, trái tim mỗi con người Việt.

Ý nghĩa chi tiết 2: giúp cho cái kết của câu chuyện trở nên có hậu hơn, từ đó chứng tỏ nguyện vọng nhân đạo của chính tác giả là luôn yêu thương số phận người phụ nữ tài sắc vào thời phong kiến.

25 tháng 7 2023

E cảm ơn ạ

4 tháng 10

Hạnh phúc là một khái niệm tương đối và khác nhau đối với mỗi người. Với tôi, hạnh phúc không chỉ đơn thuần là sự thoả mãn tạm thời của những niềm vui nhỏ, mà còn là trạng thái tâm hồn ổn định và sự cân bằng trong cuộc sống. Hạnh phúc không chỉ nằm ở những thành công vang dội và danh vọng, mà còn nằm trong những niềm vui nhỏ nhặt, những khoảnh khắc bình dị và sự gắn kết với gia đình và người thân yêu. Hạnh phúc là có thời gian để làm những điều mình yêu thích và theo đuổi đam mê của mình. ..

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/doc-hieu-hanh-phuc-cua-thanh-huyen

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất. Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà.

NK
27 tháng 12 2020

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Ánh trăng ở khổ cuối bài thơ

2. Thân bài

- Hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh

- Hình ảnh vầng trăng đã chuyển thành ánh trăng. Ánh trăng soi rọi vào quá khứ, vào những tháng ngày mà con người vẫn còn gắn bó với trăng để từ đó đánh thức lương tâm con người.

- Trăng không trách mắng, trăng chỉ lặng im, một cái lặng im đáng sợ hơn cả lời nói. Sự lặng im ấy biểu thị cho sự nghiêm khắc của quá khứ.

- Hai chữ " giật mình" thể hiện sự ăn năn của tác giả. Đó là một cái giật mình đầy tính nhân văn, mang một ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc rằng đừng quên quá khứ mà hãy sống thủy chung với quá khứ

=> Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ cuối này là nhắc nhở con người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung. Phải biết trân trọng quá khứ, không thể quên đi quá khứ của chính mình.

3. Kết bài

Hình ảnh ánh trăng gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con người ghi nhớ quá khứ, bắn bó với quá khứ. Có như thế thì tương lai mới trở nên tốt đẹp hơn.

 

19 tháng 9 2021

Qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" tác giả muốn nói :
1. Giá trị hiện thực:
- Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).
- Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc.
- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.
2. Giá trị nhân đạo:
a. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ đời sống và tính cách nhân vật.
Ngay từ đầu, nàng đã được giới thiệu là “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về.

4 tháng 10

 + Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, có nhân cách sáng ngời, sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, ông viết sách và để lại một số thơ và cuốn văn xuôi cổ Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán.

    + Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thương tâm về cái chết oan khuất của nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong xã hội phong kiến...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong

28 tháng 10 2019

Vũ Nương nhờ Phan Lang nhắn với chồng nàng là Trương Sinh nếu còn tình nghĩa xưa cũ xin lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về.

27 tháng 10 2021

mình hỏi là tại sao lại vt v ạ ?