Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dấu hiệu chuyển từ mùa thu sang mùa đông:
- Lá rụng nhiều.
- Thời tiết lạnh, hanh khô.
- Xuất hiện hiện tượng sương muối.
- Cây lá khẳng khiu.
Tham khảo!
Những chi tiết để có thể xác định được phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội là:
- Thời trẻ cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.
- Cô có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ với mọi người.
+ Thời chống Pháp: gia đình cô vẫn sống ở Hà Nội, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.
+ Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó.
+ Thời chống Mỹ: cho con tự quyết định việc tòng quân của mình, không khuyến khích cũng không ngăn cản, hết mực ủng hộ con cái.
+ Sau 1975: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó, ngoài ra còn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần.
+ Nếp nghĩ: Không chạy theo xu hướng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.
- Tính cách của cô cũng rất thú vị:
+ Là một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế, dám thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình mà không sợ điều gì
+ Coi người giúp việc như người nhà.
- Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn sẽ làm.
- Ngoài ra, cô còn là một người hết lòng yêu thương gia đình.
- Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.
→ Qua các chi tiết trên, có thể thấy cô Hiền là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, từ đó luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó. Cũng vì lý do đó mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội.
* Phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội: sắc sảo, khôn ngoan, thực tế, quyết đoán, thanh lịch đậm chất người Hà Nội.
* Những chi tiết xác định được điều đó:
- Xuất thân: Cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.
- Tính cách và phẩm chất:
+ Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn giữ vẹn nguyên cốt cách người Hà Nội thanh lịch, chân thành, thẳng thắn.
+ Trong hôn nhân: Gần 30 tuổi cô chọn lập gia đình với ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Sinh con đến năm 40 tuổi là dừng hẳn vì cô muốn chăm lo chu đáo cho con đến tuổi trưởng thành để tự lập.
+ Việc dạy con: Cô tỉ mỉ dạy con từ cái nhỏ nhất như cách ăn uống, nói năng, khuôn phép lịch sử, tế nhị, giữ gìn phẩm chất của người Hà Nội. Để con tự quyết định việc tòng quân để con sống hiên ngang, có lòng tự trọng.
+ Qua mỗi giai đoạn lịch sử đất nước, cô đều biết thức thời, khôn ngoan trong cách ứng xử với tình hình đất nước.
+ Nếp nghĩ: Thẳng thắn, thực tế, không ganh đua thời thượng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.
+ Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn sẽ làm.
+ Là một người hết lòng yêu thương gia đình.
+ Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.
→ Cô Hiền được coi là “hạt bụi vàng” của Hà Nội vì cô là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó.
Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng mùa lá rụng của Hà Nội khi thiên nhiên thay đổi tiết trời giao mùa từ đông sang xuân.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
Đoạn trích diễn đạt đầy đủ ý của câu trong đoạn, sử dụng những từ ngữ miêu tả trau chuốt, gợi hình, gợi cảm, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc đó.
- Vần: vần cách
- Nhịp: Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng
=> Giúp cho bài thơ trở nên sâu lắng, dễ đi vào lòng người đọc thể hiện rõ vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê.
Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng:
- Rét vẫn còn
- Chưa có mưa rây