Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôn trọng kỉ luật là biết chấp hành quy định của tập thể, của các tổ chức và xã hội mọi nơi mọi lúc. Biểu hiện của việc tôn trọng kỉ luật.
Hành vi: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, thực hiện nội quy nhà trường trường, tôn trọng thầy giáo cô giáo.
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ý chí, nghị lực, tinh thần bất khuất trước kẻ thù và những đóng góp, hy sinh to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng đã được khắc họa trong nhiều tài liệu lịch sử Đảng và tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật. Bài viết dưới đây chỉ xin đề cập một khía cạnh: Thời niên thiếu và những hoạt động yêu nước đầu tiên của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.
Người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Hữu Tiến sinh ngày 5/3/1901, tại trang Long Xuyên (còn có tên trang Lủng Xuyên), xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam Thượng (nay là tổ phố Lũng Xuyên, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên). Nguyễn Hữu Tiến sinh trưởng trong một gia đình nền nếp, được nuôi dưỡng, học hành chu đáo. Ông nội - Nguyễn Hữu Điều (1858 - 1925) theo học chữ Hán và luôn hướng con cái theo con đường học hành. Cha - Nguyễn Hữu Lập (1880-1924) là người theo học chữ Hán rất bài bản nhưng gặp thời Pháp thuộc (thời chữ Hán không còn được coi trọng) nên đã chuyển sang thi vào trường hậu bổ (trường do người Pháp mở) để học quốc ngữ và tiếng Pháp; năm 1904 tốt nghiệp, được bổ nhiệm thông sự phủ Ngõa Hưng (nay là Nghĩa Hưng, Nam Định). Mẹ - Bùi Thị Mền (1882-1908) là người phụ nữ chịu thương chịu khó nhưng thiệt phận, qua đời sớm khi chưa đến 30 tuổi.
Nguyễn Hữu Tiến có may mắn hơn số đông thiếu niên cùng thời là được nuôi dạy, học hành chu đáo. Từ nhỏ được ông nội dạy chữ nho; lớn lên theo cha đi công cán, ra học tiểu học ở thị xã Kiến An (nay thuộc Hải Phòng) và đỗ bằng tiểu học ở đây. Thời gian sau, khi cha chuyển về châu Thạch An (Cao Bằng), Nguyễn Hữu Tiến đi theo giúp việc cho cha nên không tiếp tục học nữa. Vốn là người ham học, có tư tưởng tiến bộ nên mặc dù còn trẻ Nguyễn Hữu Tiến đã sớm nhận thấy những bất công của chế độ thực dân, phong kiến. Từ nhận thức đó nên khi cha qua đời (1924), Nguyễn Hữu Tiến quyết định không đi theo con đường làm việc cho chính quyền thực dân, phong kiến mà quay trở về Lũng Xuyên mở trường dạy học.
Chí lớn và những khát khao
Sáng dạ, thông minh, sẵn có tâm thế của một thiếu niên “chí khí hơn người” nên dù là học ở nhà hay ở trường, Nguyễn Hữu Tiến đều học rất chăm và học giỏi. Cũng bởi có “chí khí hơn người” mặc dù gia đình, dòng họ rất kỳ vọng Nguyễn Hữu Tiến sẽ chuyên tâm theo con đường học hành, tiếp nối truyền thống dòng tộc nhưng người thanh niên trẻ tuổi quê Lũng Xuyên đã quyết định chọn con đường dạy học để có thể tự lập cuộc sống, có thêm kiến thức, sự vững vàng và theo đuổi những khát vọng thầm kín nung nấu bấy lâu.
Trong bối cảnh phần lớn thanh, thiếu niên cùng thời được đi học đều hướng đến mục đích lo mưu sinh bằng việc học hành, thi cử, bằng việc tìm kiếm một vị trí trong chính quyền thực dân, phong kiến… thì Nguyễn Hữu Tiến đã quyết định cho mình con đường dấn thân và cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mang tư tưởng tiến bộ, với cái tên “Giáo Hoài”, thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến luôn có những bài giáo huấn về lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, khích lệ học trò tham gia các hoạt động thể hiện lòng yêu nước, thương nòi.
nếu gặp Thánh Giong mik sẽ bảo gióng tư vấn về cách học tập sao cho hiệu quả nhất và hứa sẽ cố gắng hết mình trong năm học mới này .
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,… con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.
Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,… mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển cùa thế giới.
Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.
Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,.. thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.
Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.
k mk nhé