K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 4

Dưới đây là một mô tả ý tưởng cho việc thiết kế một poster hoặc infographic giới thiệu về vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Cúc Phương:

Tiêu đề: "Khám Phá Vẻ Đẹp Tự Nhiên tại Vườn Quốc gia Cúc Phương"

- Ảnh chính: Chọn một hình ảnh đẹp và đại diện cho Vườn Quốc gia Cúc Phương, có thể là cảnh đẹp tự nhiên, hoặc một hình ảnh về động vật hoặc thực vật nổi bật trong vườn.

- Phần giới thiệu: Mô tả ngắn về vườn quốc gia, vị trí, và sự đa dạng sinh học của khu vực.

- Quần thể động, thực vật: Tạo một phần tách biệt để giới thiệu về đa dạng của quần thể động và thực vật trong vườn. Sử dụng biểu đồ hoặc hình ảnh nhỏ để đại diện cho loài động, thực vật.

- Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá

- Thông tin liên hệ: Đưa ra thông tin liên hệ để người xem có thể tìm hiểu thêm hoặc đặt lịch trước nếu cần.

Lưu ý:

+ Sử dụng màu sắc tự nhiên và hòa quyện để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

+ Bố cục phải sắp xếp hợp lý, dễ đọc và hiểu.

+ Chọn font chữ phù hợp với không gian và chủ đề tự nhiên.

+ Mục tiêu là tạo ra một thiết kế hấp dẫn và thông tin để khám phá vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

13 tháng 8 2023

Câu trên là nghi vấn dùng hành động nói trần thuật.

Trả lời luôn câu hỏi nếu bạn cần: Vì khi giới thiệu tác giả cần nhắc đến nhân vật chính của cả truyện thơ của mình, khi miêu tả vẻ đẹp tác giả dùng nghệ thuật đòn bẩy để bật lên vẻ đẹp của Kiều.

14 tháng 8 2023

thnk ơi ạ

 

Bốn câu đầu: giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em thúy kiều-câu thơ đầu: giới thiệu chung                                "Đầu lòng hai ả tố nga"+Thúy Kiều thúy vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ vương+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "tố nga" ngầm chỉ hai cô gái đẹp như hằng nga giáng thế+Từ thuần việt "đầu lòng", "ả" => lời giới thiệu nhân vật gần gũi, thân thiện-Câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Bốn câu đầu: giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em thúy kiều

-câu thơ đầu: giới thiệu chung

                                "Đầu lòng hai ả tố nga"

+Thúy Kiều thúy vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ vương

+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "tố nga" ngầm chỉ hai cô gái đẹp như hằng nga giáng thế

+Từ thuần việt "đầu lòng", "ả" => lời giới thiệu nhân vật gần gũi, thân thiện

-Câu thơ thứ hai: thứ bậc của mỗi người

                                   Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

+Phép liệt kê=>trong hai chị em thúy kiều là chị còn em là thúy vân

+Từ "chị em" đứng giữa câu=> mối quan hệ thân thiết, gắn bó ko rời

-Câu thứ ba: vẻ đẹp chung của hai chị em

                             Mai cốt cách tuyết tinh thần

+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "mai,tuyết" và phép đảo ngữ nhấn mạnh cả hai đều có ngoại hình mảnh mai, duyên dáng, thanh tao và tâm hồn trong sáng, thánh thiện=> đẹp người đẹp nết

-Câu cuối: khái quát vẻ đẹp chung và riêng 

                             Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

+Dù cả hai đều rất đẹp nhưng mỗi người lại có nét riêng

+Thành ngữ"mười phân vẹn mười" cả hai đều đẹp hoàn hảo, hoàn mĩ,là vẻ đẹp lí tưởng

Viết đoạn văn diễn dịch cảm thụ bốn câu đầu đoạn trích "Chị em thúy kiều" đã cho gợi ý.Gạch chân chỉ rõ 1 lời dẫn trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp, 1 câu bị động

CẦN RẤT GẤP!!!!!!

1

Với bốn câu thơ đầu bằng cách giới thiệu hết sức khái quát, Nguyễn Du đã giới thiệu cho người đọc thấy sơ qua về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân Thúy Vân và Thúy Kiều. Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng từ "tố nga" - chỉ những cô gái đẹp như hằng nga hạ thế. Dụng ý rất rõ ràng. Nhà thơ muốn nói với người đọc về vẻ đẹp sắc nước hương trời của Kiều - Vân. Cả hai đều là những giai nhân mĩ lệ hiếm có trên thế gian. Ngoài ra, thi nhân còn giới thiệu mối quan hệ của cả hai người: "Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân". Hai từ "chị em" đặt cạnh nhau cho thấy mối quan hệ gắn bó thân thiết. Để làm nổi bật vẻ đẹp của cả hai chị em, Nguyễn Du dùng đến hai hình ảnh ước lệ "mai, tuyết". Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” một cách tinh tế và đẩy ẩn ý. Vẻ đẹp của họ đều đã đạt đến mức "mười phân vẹn mười". Chị em Kiều - Vân được miêu tả gắn với cái đẹp hoàn mĩ trở thành vẻ đẹp lí tưởng ở thời đại bây giờ. Song người ta thường nói "Hồng nhan bạc mệnh". Cách hé mở về vẻ đẹp của hai chị em khiến độc giả không thể ngừng tò mò về số phận của họ ở tương lai.

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc đầy mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa - tuyết - ngọc cũng phải thua, phải nhường. So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh ; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.

1 tháng 9 2019

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc

II. Thân bài

1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga…

+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm

b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài

2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh

- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”

- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp

- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì

3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

1 tháng 9 2019

Học giỏi văn mak vx gửi câu hỏi ak lolang

30 tháng 10 2021

C

21 tháng 8 2018

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)

15 tháng 10 2017

Hai chị em thúy vân ,thúy kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng.Đầu tiên phải nói đến cô em thúy vân,ở cô có một nét đẹp phúc hậu mà đoan trang.Khuôn mặt tròn như vầng trăng ,đôi lông mày to rậm như mày ngài.Rồi nụ cười của cô như bông hoa tươi thắm,tiếng nói trong dịu ngọt như ngọc .Nhưng ta thấy,vẻ đẹp vủa thúy vân chính là đòn bẩy để nói đến vẻ đẹp của thúy kiều.Bởi kiều không chỉ đẹp mà còn đẹp hơn cả thúy vân.Ánh mắt nàng trong sáng ,long lanh không gợn sóng như làn nước mùa thu.Cũng như trên khuôn mặt xinh đẹp ấy là đôi lông mày thanh tú cong như dáng núi mùa xuân .Vẻ đẹp đằm thắm như vậy nên thiên nhiên mới gen hờn trước vẻ đẹp của thúy kiều.

19 tháng 10 2017

Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều đẹp một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà hiếm có. Mắt nàng trong như nước hồ mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Hoa phải ghen, liễu phải hờn trước vẻ thắm, vẻ tươi của nhan sắc Thúy Kiều.
Quả là trong đời ít có người con gái nào tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều. Thi hào Nguyễn Du say mê ca ngợi:Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn thông minh, đa cảm, đa tài vẻ đẹp của nàng ẩn chứa sự thông tuệ, tài năng, đức hạnh cùng với một tâm hồn mẫn cảm, tinh tế và tấm lòng đầy thành tâm, thiện ý. Nhưng ngần ấy tinh hoa tụ lại trong một con người liệu có thái quá chăng? Người xưa thường nói: Thái quá bất cập và Nguyễn Du dường như cũng tiên đoán được số kiếp truân chuyên của Thúy Kiều nên đã viết:

Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa! Đó có phải là định mệnh khắt khe không gì thay đổi được, nhất là trong xã hội phong kiến đầy bất công, ngáng trái thuở xưa?
25 tháng 10 2018

Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc đầy mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa - tuyết - ngọc cũng phải thua, phải nhường. So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh ; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.

Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều - Văn 9 tập 1 - Tech12h

3 tháng 10 2019

Tham khảo:

1.Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc , ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.

– Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.

2. Thân bài

– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”

– > Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị

– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa

– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu

+ Dẫn chứng những câu ca dao tục ngữ

– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến

+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng-> Nàng bán thân mình để chuộc cha

=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.

+Chữ nghĩa. Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía

  • Mối tình với Kim Trọng vì chữ hiếu mà không được chọn vẹn
  • Mối tình với Thúc Sinh Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
  • Mối tình với Từ Hải một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan

3. Kết luận

– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ

– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát

5 tháng 10 2021

a. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.

b. "Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng."

c. 

 Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã đưa “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi), mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Từ thân phận nô lệ, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước. Họ chung tay trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc với niềm vui hào hứng, phấn khởi. Trong cảm hứng ca ngợi con người mới, cuộc sống mới ấy, Huy Cận đã viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ sáng tác ở Hòn Gai ngày 4 tháng 10 năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh và được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Tác phẩm là một khúc tráng ca, khắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của người dân lao động trước thiên nhiên – vũ trụ kỳ vĩ.

e. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.

 
5 tháng 10 2021

Bạn thông cảm cho mình nhé, tại mình chỉ viết được có nhiêu đó thôi à!