Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
- Để đo nhiệt độ nước trong cốc em sử dụng nhiệt kế
- Để đo khối lượng nước trong cốc em sử dụng cân:
+ Lấy một chiếc cốc khô (cốc 2);
+ Cân khối lượng của cốc 2 khi chưa có nước.
+ Rót nước từ cốc 1 vào cốc 2.
+ Cân khối lượng của cốc nước 2 (chứa nước).
+ Lấy khối lượng cốc 2 khi đã chứa nước trừ đi khối lượng cốc 2 khi chưa có nước em sẽ xác định được khối lượng nước trong cốc.
- Để đo thể tích nước em sử dụng ống đong:
b) Sau 10 phút nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm xuống.
c) Sau khi thực hiện các thao tác, có kết quả để trả lời các câu hỏi trên, em đã sử dụng các kĩ năng như: kĩ năng quan sát (đọc được các giá trị về nhiệt độ, thể tích, khối lượng của nước), kĩ năng đo (biết dùng dụng cụ ống đong, nhiệt kế và cân) để xác định các giá trị cần tìm và kĩ năng dự đoán để dự đoán về sự thay đổi nhiệt độ của nước sau 10 phút.
Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.
→ Từ ví dụ trên cho thấy:
+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu:
- Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp → hạt nảy mầm.
- Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.
- Độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thấp → hạt không nảy mầm.
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.
Từ bảng trên ta thấy hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp của hạt: Khi hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp của hạt sẽ tăng lên rất nhanh.
Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy:
- Từ 5 oC – 40 oC, nhiệt độ tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp, nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình hô hấp của loài thực vật trên là 35 oC – 40 oC.
- Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt qua mức 40 oC thì cường độ hô hấp giảm dần.
- Nhu cầu nước trong một ngày của bò lấy sữa là cao nhất, và thấp nhất ở cừu và dê. Ở nhiệt độ càng cao thì lượng nước càng tăng.
- Ở các loài khác nhau, nhu cầu nước của chúng cũng khác nhau do nhu cầu về năng lượng và hoạt động của mỗi loài là khác nhau. Nhiệt độ càng cào, sự trao đỗi chất với môi trường càng cao, do đó nhu cầu về nước của động vật cũng tăng theo.
- Hạt đang có hàm lượng nước thấp, gây ức chế quá trình hô hấp tế bào. Do đó, mục đích của việc ngâm hạt trong nước là cung cấp đủ nước cho hạt để làm tăng cường độ hô hấp của hạt, kích thích sự nảy mầm.
- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào, đảm bảo năng lượng và vật chất liên tục trong suốt quá trình nảy mầm.
- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả, đảm bảo sự nảy mầm của hạt.
Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ,giải phóng năng lượng. Hô hấp tế bào gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzyme.
Các phản ứng này thì lại phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ của tế bào.
mà nước lại vừa là môi trường vừa là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hoá học đó.
=>Hàm lượng nước và nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Số tế bào ở thân cây trưởng thành lớn hơn số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành. Cây càng lớn, lượng tế bào càng nhiểu.
- KQ thí nghiệm: Sự đóng-mở nắp mang cá sẽ tăng dần từ khoảng nhiệt độ 26-30°C đến khoảng nhiệt độ 16-20°C và cao nhất sẽ ở khoảng nhiệt 6-10°C.
- Nhận xét: khi nhiệt độ càng giảm thì cường độ hô hấp tế bào càng tăng, do đó cơ thể cá cần nhiều O2 hơn nên sự đóng mở nắp mang tăng lên