K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2016

các quốc gia cổ đại phương đông ... cư dân sống ở các nước cổ đại có nền kinh tế phát triển làm chủ đạo và đã xây ...quyền lực tối cao của vua .. .

..thành lập ở hi lạp và roma ...kinh tế chính... mặc dù cư dân .còn lại tự làm ko nghĩ đc nữa chịu rùi

ko chắc là đúng đâu

thảo đấy

 

5 tháng 1

đáp án C nha

 

13 tháng 4 2016

Câu hỏi của Cao Huệ Sang - Học và thi online với HOC24

16 tháng 4 2016

Sorry minh cung chua bit lam

11 tháng 5 2017
KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV)


I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (THẾ KỈ X – XI)

1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

Năm 980, lợi dụng việc vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, triều đình Đại Cồ Việt gặp nhiều khó khăn, vua Tống sai quân xâm lược nước ta. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lập tức được bà Thái hậu họ Dương và nhiều tướng lĩnh tôn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Với truyền thống yêu nước sâu sắc và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng và đầy mưu trí, đánh tan các đạo quân xâm lược ngay ở vùng Đông Bắc. Một số tướng giặc chết hoặc bị bắt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. Quan hệ Việt - Tống trở lại ổn định.

Năm 1005, khi Lê Hoàn mất, một số đại thần nhà Tống xin vua Tống sai quân sang đánh nước ta một lần nữa, vua Tống trả lời: “Họ Lê thường vẫn sai con vào chầu, không thiếu trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ thăm viếng đã vội đem quân sang đánh, như vậy không đáng là bậc vương giả”.

2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)

Gần 100 năm yên bình trôi qua, Đại Việt thời Lý đang vươn lên trong xây dựng đất nước. Cùng lúc đó, nhà Tống suy yếu lại gặp nhiều khó khăn ở trong nước cũng như ở vùng biên giới phía Bắc. Theo đề nghị của Tể tướng Vương An Thạch, vua Tống hạ lệnh chuẩn bị gấp rút cuộc xâm lược Đại Việt với mục tiêu: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”.

Được tin đó, vua Lý mời các đại thần vào cung hội bàn. Thái uý Lý Thường Kiệt đã chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Được sự tán đồng của mọi người và được sự ủng hộ của quân sĩ, Thái uý Lý Thường Kiệt - người chỉ đạo cuộc kháng chiến, đã thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, kết hợp với lực lượng dân binh của các dân tộc miền núi, đem quân đánh lên phía bắc. Năm 1075, quân ta đánh sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc), rồi tập trung bao vây thành Ung Châu (Nam Ninh - Quảng Tây), đánh tan hoàn toàn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và rút về. Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta. Bằng trận quyết chiến trên bờ Bắc sông Như Nguyệt (sông Cầu - Bắc Ninh), quân ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, đã đánh tan quân xâm lược. Bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tạm dịch là:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
(theo Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, H., 1971)
Mãi mãi vang vọng non sông.

II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)

Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với một cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân Mông – Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta (vào các năm 1258, 1285 và 1288). Dưới sự chỉ huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước, cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Cùng với hai hội nghị lịch sử - Bình Than và Diên Hồng, vang lên lời hịch của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” (theo Thơ văn Lý - Trần)

Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông – Nguyên giày xéo, bộ tổng chỉ huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần “sát Thát”, thực hiện kế “thanh dã”, chủ động đối phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của dân tộc.

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.


Tạm dịch:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thủa vững âu vàng.


Cùng trong khoảng thời gian này, năm 1282, quân Mông – Nguyên đã đánh vào Cham-pa. Dưới sự chỉ đạo của vua Cham-pa và Thái tử Ha-ri-gít, quân và dân Cham-pa đã rút khỏi kinh đô Vi-giay-a, rồi sau đó phản công chiến đấu quyết liệt, buộc giặc phải tách một bộ phận rút lên mạn bắc, để rồi theo lệnh trên đánh lên Đại Việt.

III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC ĐẦU THẾ KỈ XV VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Bằng một cuộc cải cách lớn, Tể tướng Hồ Quý Ly mong cứu vãn tình thế để có đủ lực lượng chống lại sự đe doạ xâm lược của nhà Minh. Đầu thế kỉ XV, do không đoàn kết được nhân dân, nhà Hồ chịu thất bại trước cuộc xâm lược của quân Minh. Năm 1407, Đại Việt lại rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã bùng lên ở miền xuôi cũng như miền ngược, nhưng đều bị đàn áp. Xuất phát từ niềm tự hào:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương (Bình Ngô đại cáo)


Năm 1418, một cuộc khởi nghĩa lớn đã dấy lên ở đất Lam Sơn (Thanh Hoá), do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.

Với tinh thần “quyết không đội trời chung cùng quân giặc”, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu ngoan cường, bất khuất, sẵn sàng chịu hi sinh gian khổ để rồi vượt qua được giai đoạn khó khăn, chủ động đánh vào Nam, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá, và sau đó, làm chủ Thanh Hoá. Tháng 9 – 1426, nghĩa quân mở cuộc tấn công đại quy mô ra Bắc. Với tư tưởng “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo”, nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mà còn phân hóa được lực lượng của kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động. Không còn cách nào khác, quân giặc phải sai người về nước xin cứu viện. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chủ động, sáng tạo đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tành 10 vạn viên binh của giặc. Quân xâm lược Minh đầu hàng và phải rút về nước.

Mùa xuân năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù.

… Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
15 tháng 5 2016

1.Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.

Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.

Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.

Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.

b)  Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân

Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.

Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).

Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

c)  Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

d)  Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.

Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.

Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4  Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

15 tháng 5 2016

dài hơn 200 từ, nhưng bn tự lượt bớt ra nha

1 tháng 5 2016

1.Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.

Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.

Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.

Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.

b)  Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân

Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.

Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).

Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

c)  Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

d)  Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.

Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.

Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4  Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.