Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đặc trưng của kiến trúc Việt là có hình khối và thể nằm ngang, có tính đều đặn và đối xứng.
- Đặc trưng của kiến trúc Việt được biểu hiện cụ thể qua kiến trúc đền chùa:
+ Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân.
+ Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng.+ Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
- Văn bản thông tin cung cấp cho bạn đọc thông tin để ta thấy được quan điểm, suy nghĩ của người viết. Văn bản trên đã cung cấp đến cho bạn đọc thông tin về sự sống và cái chết trên Trái Đất.
- Các yếu tố miêu tả được tìm thấy nhiều nhất ở các đoạn 2,3,4 với cách sử dụng nhiều danh từ riêng, động từ, tính từ. Yếu tố tự sự xuất hiện nhiều ở các đoạn 1,3,4 với các sự kiện, tình tiết, giọng người kể chuyện. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong các đoạn 1,2 với các từ bộc lộ thái độ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”,...Các yếu tố nghị luận xuất hiện trong các đoạn 1,3,4 với những lí lẽ, bằng chứng nhằm thể hiện quan điểm người viết và thuyết phục bạn đọc. Các phương thức biểu đạt được sử dụng xen kẽ, phối hợp với nhau đem lại hiệu quả cho văn bản.
- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.
https://tailieumoi.vn/bai-viet/30877/de-bai-nhung-dac-trung-cua-loai-van-ban-thong-tin-da-duoc-the-hien-nhu-the-nao-trong-van-ban-nay-mnqgw
Biểu hiện:
- Là tác phẩm tự sự dân gian.
- Kể về nhân vật lịch sử: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ, Triệu Đà và các sự kiện lịch sử An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Triệu Đà đem quân sang đánh chiếm Âu Lạc.
- Thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với công lao của An Dương Vương.
Em tham khảo nhé:
1. Tính truyền miệng
Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
Ảnh hưởng:Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.2. Tính tập thể
Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .
==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Cảnh Đăm San múa khiên, đoạn cuối tả hình ảnh, sức khỏe chàng
- Trong ba đoạn, nổi bật nhất nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:
+ Thủ pháp so sánh:
Chàng múa trên cao gió như bão
Chàng múa dưới thấp, gió như lốc
Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực
- Thủ pháp phóng đại: “Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh”, khi chàng múa nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh dễ bật tung…
- Thủ pháp trùng điệp: Nội dung và cách thức thể hiện. Các hành động, đặc điểm của Đăm San luyến láy nhiều lần tạo nên sự kì vĩ, lớn lao
+ Chàng vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây
- Sự kết hợp linh hoạt của các biện pháp nghệ thuật cùng trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, góp phần tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi
- Họa sĩ và nhà điêu khắc chỉ là một người phụ trợ của kiến trúc sư. Nền kiến trúc chủ yếu có tính tôn giáo. Đặc trưng của nó là hình khối và thể nằm ngang. Nó có xu hướng thể hiện cái vĩ đại và sự bí ẩn, mà nó không tách rời với sở thích về tính đều đặn và đối xứng.