K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2016

Hiến pháp quy định: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định".

Những trường hợp công an được phép bắt người bao gồm:

- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

- Bắt người phạm tội quả tang

- Bắt người phạm tội đang bị truy nã

Cụ thể: bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt;

Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh truy nã của cơ quan điều tra.

Với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, người dân cũng có quyền bắt người. Khi bắt, người dân có quyền tước vũ khí, hung khí, giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.

Theo Khoản 2, 3 Điều 80 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, những trường hợp sau, công an phải có lệnh bắt mới được phép bắt người:

- Bắt bị can, bị cáo

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Lệnh bắt người phải có: ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt; chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến.

Khác với lệnh bắt bị can, bị cáo, lệnh bắt khẩn cấp không cần có Viện kiểm sát phê chuẩn. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp sau đó phải được báo ngay cho Viện kiểm sát bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

Việc bắt người không được thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003:

1. Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản.

Ngoài những điểm đã quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật, tài liệu đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận.

Việc bắt người để tạm giữ và tạm giam cũng khác nhau.

Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về tạm giữ:

1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.

Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

Điều 87 bộ luật trên quy định Thời hạn tạm giữ:

1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Việc tạm giam quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

27 tháng 4 2016

Khi pháp luật có lệnh khám xét và vi phạm pháp luật

 

27 tháng 4 2016

Khi pháp luật của nhà nước cho phép

 

22 tháng 3 2017

Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định: -Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. -Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

14 tháng 4 2016

Va ren hứa sẽ chăm sóc cụ phan trước khi sang nhậm chức,nhưng đó là lời hứa dối trá,hứa để ve vuốt ,trấn an nhân dân VN đang đấu tranh dồi trả PBC.Vì vậy NAQ dã gọi đó là 1 trò lố.

 

20 tháng 4 2016

Bố em là một người rất quý cây cối nên khi xây nhà, bố đã để lại một khoảnh sân để trông cây. Khu vườn nhà em nhỏ xinh nhưng có rất nhiều cây. 

Lúc đầu, cả khu vườn chỉ có một cây hoa hoàng lan. Cây lan này ông nội em trồng cánh lá vươn đến tận ban công tầng ba, chạm vào cửa sổ của phòng em. Hoa hoàng lan nhỏ, cánh dài, mùi thơm thoang thoảng bay khắp phố. Hoa hoàng lan khi mới nở có màu xanh non, hòa vào cùng màu lá nhưng khi nở xòe thị chuyển sang màu vàng.

Biết em thích hoa hướng dương, bố trồng cho em ba cây. Hướng dương là loài hoa của mặt trời. Mặt trời đi đâu, ba bông hướng dương của em lại quay theo đó. Nhưng bông hoa hướng dương màu vàng rực rỡ, dưới ánh mặt trời nó làm khu vườn trở nên rực rỡ hơn. Nhưng chiều xuống, cũng là lúc mặt trời lặn, chúng ủ rũ trông thật đáng thương. Chắc phải chia tay với mặt trời nên chúng thấy buồn đó mà. Ngày mai khi gặp mặt trời, chúng sẽ vui ngay thôi.

Bố còn trồng một cây chanh giấy. Những quả chanh tròn xoe, da căng bóng, vỏ mỏng và mọng nước. Hàng xóm ai cũng mê cây chanh nhà em, thỉnh thoảng đi chợ quên mua chanh hay lá chanh, các bác thường chạy sang nhà em xin. Ai cũng xuýt xoa vì cây chanh sai quả, lại nhiều nước. Bố trồng cây chanh cho mẹ vì mẹ thích chấm rau muống với nước mắm chanh.

Bên cạnh cây chanh là cây lựu. Vì là lựu cảnh nên nó nhỏ xíu. Đến mùa ra hoa, nhưng bông hoa lựu lập lòe khoe sắc như những dốm lửa nhỏ cháy bập bùng, báo hiệu mùa hè. Hoa lựu đỏ góp thêm sắc màu chói chang cho mùa hè rực rỡ. Trong vườn còn có mấy bác chuối cảnh. Màu xanh mướt của những tàu lá chuối được điểm thêm sắc đỏ của hoa chuối khiến chúng trở nên nổi bật dàn hoa thiên lý cho món canh thiên lý của mẹ. Giữa mùa hè nóng nực mà có to canh hoa thiên lý nấu với cua hoặc thịt nạc thì mọi bực bội và mệt mỏi sẽ bay hết. Mà hoa thiên lý cũng rất thơm.

Khu vườn nhà em đủ các loại cây. Trông xa nó chẳng khác gì một khu rừng rậm nhiệt đới thu nhỏ. Một mảnh sân bé tí mà có bao loại cây cảnh sinh sôi, đơm hoa kết trái. Em rất yêu khu vườn nhà em.

Chúc bạn học tốt!!limdim

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  ViệtNam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quiđịnh của pháp luật”.Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:a. Khi lưu thông trên...
Đọc tiếp

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.

   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt

Nam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui

định của pháp luật”.

Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt………,tránh………….

 b. Gia đình có………………tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của

mình, đặc biệt là bậc Giáo dục ………...

Câu 6.Điền  những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau cho phù hợp:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi…………phải hoàn thành bậc giáo dục………

b. Chúng ta phải biết………….chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự ……….

chỗ ở của mình.

1
14 tháng 4 2016

Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:

Giải:

Câu 4:

Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật

Câu 5:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải

b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học

Câu 6:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học

b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.

Chúc bạn học tốt!hihi

28 tháng 3 2016

Em Đức đã bị xâm phạm quyền sống còn, bảo vệ.

29 tháng 3 2016

 quyền sống còn , quyền bảo vệ, quyền phát triển và tham gia

27 tháng 4 2016

a đúng

b đúng

c đúng

d đúng

e sai

27 tháng 4 2016

a) Đ

b) Đ

c) Đ

d) Đ

e) S

4 tháng 3 2016

Trong quá trình chế biến,các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị hao tổn bởi nhiệt như :

         + Chất đạm : đun ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng giảm
         
         + Chất béo : đun quá sôi -> sinh tố A bị phân hủy, chất béo biến chất

         + Chất đường bột : đun khô 180 độ, đường biến mất ; nhiệt độ cao-> tinh bột bị cháy đen, chết dinh dưỡng bị tiêu hủy

         + Chất khoáng : khi đun, một phần sẽ hòa tan vào nước

         + Sinh tố : khi chế biến, các sinh tố dễ tan trong nước dễ bị mất

    Do vậy để giữ cho món ăn có giá trị dinh dưỡng cao , cần sử dụng nhiệt hợp lý

30 tháng 3 2016

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

31 tháng 3 2016

mk kiếm trên mạng nên nếu thấy ko chắc chắn thì bn lên tra lại nha