K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2023

- Theo em, người phụ nữ trong xã hội hiện nay không có cuộc đời, số phận giống với người phụ nữ xưa. Những người phụ nữ hiện đại đang góp sức vào công cuộc gây dựng đất nước, ngoài ra, họ cũng tìm được chỗ đứng và quyền bình đẳng trong xã hội.

- Một số người phụ nữ nổi tiếng: Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội nhiệm kì 2016 - 2021); Phạm Băng Băng (Diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người sáng lập, nhà sản xuất phim người Trung Quốc); Rihanna (Robyn Rihanna Fenty, nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc, diễn viên, nhà ngoại giao và doanh nhân người Barbados).

14 tháng 11 2018

I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.
II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’
III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

14 tháng 11 2018

Tham Khảo

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm” lại là một nhà thơ nữ tiêu biểu đại diện cho những người phụ nữ thời xưa. Những tác phẩm của bà thể hiện khá rõ nét về thân phận người phụ nữ thời xưa. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “ Bánh trôi nước” với những vần thơ tuy bộc bạc nhưng lại giản dị và chân thành đã khái quát được cuộc đời thân phận người phụ nữ Việt Nam xưa đã một thời từng trải.

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Bánh trôi nước là loại bánh thường được làm vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm,người dân gọi đó là Tết Hàn thực. Đây là những nét đẹp cả về truyền thống và nét đẹp về ẩm thực của con người Việt Nam. Nhà thơ đã liên tưởng ví von thân phận người phụ nữ như hình dạng chiếc bánh trôi” vừa trắng lại vừa tròn” như muốn nhấn mạnh vẻ đẹp cao quý và tinh khôi của người phụ nữ thời xưa. Hồ Xuân Hương không dùng những câu văn hoa liễu để miêu tả họ mà dùng những cụm từ hết sức giản dị nhưng lại chứa đựng những ẩn ý khiến cho lòng người phải rung động. Với việc điệp từ “ vừa” càng làm tăng giá trị của người phụ nữ như bao trùm cả ý bài thơ dù có ra sao thì người phụ nữ vẫn “ vừa “ cho lòng người. Cuộc đời người phụ nữ phong kiến xưa thường phải chịu những áp lực và tủi nhục bất hạnh. Họ phải chịu những chế độ phân biệt : trọng nam khinh nữ” hay “ tam tòng tứ đức” những chế độ quá bất công . Họ không được đi học ,không được biết chữ viết…tất cả đều nghiêng về phía những người đàn ông. Số phận lênh đênh “ Bảy nổi ba chìm” lúc lên lúc xuống như những chiếc bánh trôi kia lại càng cảm thương hơn cho những tâm hồn yếu đuối đó.

Họ phải sống một cuộc sống luôn phải lệ thuộc và luôn phải dựa vào quyết định của người khác thì làm sao họ được phát triển hết khả năng của mình trong cái thời đại đó. Số phận họ chịu quá nhiều thiệt thòi long đong lận đận với cuộc sống “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”,càng thấm đậm cái nhìn về những người phụ nữ, họ bị vùi dập họ bị đối xử không khác gì người nô lệ. Hình ảnh những cô gái những người phụ nữ được liên tưởng đến việc nặn bánh đủ để thấy cuộc đời họ bị chà đạp,bị xâm hại quá nhiều về đời tư. Họ không dám lên tiếng đấu tranh, không dám lên tiếng để bảo vệ công bằng cho mình. Cụm từ “ mặc” ở đây như nói về sự mặc cảm bất cần mà họ phải chấp nhận ,nó cũng như một lời than vãn bấy lâu mà chẳng có ai có thể đồng cảm được những số phận bấp bênh như họ. Sự bạo dạn của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài là một niềm động lực lớn đối với những người phụ nữ. Dường như bà cũng có chút gì đó đồng cảm thấu hiểu được những tâm tư nỗi lòng đó,cho nên bài đã sáng tác những câu thơ này một cách ngay thẳng đến vậy. Mặc dù bị chà đạp lên thân phận đến vậy thế nhưng họ vẫn luôn thủy chung,chăm lo và yêu thương gia đình của mình. Phẩm chất người phụ nữ “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” như khẳng định lại lần nữa dù phải sống trong bất kì hoàn cảnh nào, tủi nhục kia đến đâu chẳng nữa thì họ vẫn giữ được vẻ đẹp son sắc thủy chung không bao giờ thay đổi.

Bằng việc ví thân phận người phụ nữ như những chiếc “ bánh trôi” trôi nổi trên mặt nước trên cuộc dòng đời xô bồ của những khó khăn ,Hồ Xuân Hương đã khái quát được những số phận của người phụ nữ thời xưa. Họ đã phải chịu đựng những tủi nhục,những chà đạp của cuộc sống. Tuy như vậy nhưng vẫn phải đề cao phẩm chất thủy chung son sắc của họ. Bài thơ cũng là lời tâm tình ý nguyện của nhà thơ nói riêng và những người phụ nữ nói chung về một đất nước không còn có bạo lực,không còn sự phân biệt tồn tại nữa.

8 tháng 3 2017

1.Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước con người gợi cho em tình cảm vô cùng tự hào về những địa danh là vùng đất vùng núi trên dải đất hình chữ S thân yêu.Qua đó mong ước sau này lớn lên trở thành người có ích xây dựng quê huwowg đất nước ngày càng giàu đẹp

2.Sự đồng điệu:đều nói lên số phận hẩm hiu nhỏ bé của người phụ nữ thời xưa và đồng thời phản kháng tố cáo xã hội phong kiến đã cướp đi sự lựa chọn niềm hạnh phúc của họ

4 tháng 10 2016

câu 2: nêu cảm nghĩ của em về thân phận của phụ nữ xưa qua bài bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

4 tháng 10 2016

Giống nhau:Đều nói về thân phận nghèo khổ đăng cay của phụ nữ

Khác nhau:

-Bánh trôi nước:người phụ nữ ngày xưa được ví như cái bánh  trôi nước.Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng.

-Những câu hát than thân:Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.

14 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/89598.html

14 tháng 9 2016

Bài 1:

a)-Bài ca dao 1 và 2 đó là lời của tác giả dân gian(con người trong xã hội phong kiến).Dựa vào nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

b)Nội dung của 2 bài ca dao

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.Tóm lại, cả ba bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ châm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thông trị kéo dài bao thế kỉ.c)*Ca dao 1:

–  Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

*Ca dao 2: trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề.

d)Để nói lên nỗi khổ thân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến

e)*Cuộc sông của người lao động năm xưa:đói khổ mệt nhọc bị tra tấn bọc lột dã man

*Cuộc sông của người phụ nữ:vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh.

Bài 3 và 4:

a)Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:

b)Nội dung:Người xưa châm biếm ngay trong cách gọi anh chàng cai lệ là cậu cai, mới nghe qua tưởng trầm trọng nhưng thực ra đó là thái độ mỉa mai, phê phán thói háo danh đến mức lố lăng, kệch cỡm của những kẻ có tí chức quyền, dù là bé cỏn con, không đáng kể.

c)những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

10 tháng 11 2017

cau nay kho quabucminh

5 tháng 12 2017

a)ĐP được mệnh danh là thi thánh đời đường Trung Quốc nên những tác phẩm ông để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay.Thế nên khi có dịp đến thăm bảo tàng thì các nhà khoa hoc Việt Nam rất thích thú khi đọc lại thơ thi thánh -ĐP.Khi đọc những bài thơ này chúng ta thấy ĐP có tầm nhìn xa trông rộng với một tâm sáng ngời ,lo cho cuộc sống của muôn dân.Đó là ngôi nhà chung.Ngày nay cả thế giới đang sống trong ngôi nhà chung cùng nhau xây dựng.

b)Cậu tự làm nhé

14 tháng 12 2016

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Đó là phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc mà nhà văn đã phát hiên để trân trọng, nâng niu, gìn giữ. Đó cũng là sự am hiểu và lòng yêu mến của tác giả đối với quê hương đất nước qua tình yêu sâu sắc 1 đặc sản của Hà Nội.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!