Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tương đồng: khi sinh ra đều không biết nói, cười nhưng khi nghe vua tìm người đánh giặc thì đều biết nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi thắng trận thì bay về trời.
- Khác biệt: Thánh Gióng sau khi biết nói, được dân làng mang cơm, cà cho ăn thì lớn nhanh như thổi rồi đi đánh giặc.
Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than là:
- Nôn nóng khi các em họ “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua.
- Chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã.
Ví dụ 1:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)
Từ tượng hình; tẻo teo
Ví dụ 2:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Từ tượng hình: Lom khom
Ví dụ 3:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ tượng thanh: Ầm Ầm
- Nhân vật chính trong văn bản chính là người kể chuyện xưng tôi.
- Nhân vật tôi được miêu tả qua các phương diện:
+ Tôi là một chú bé chuẩn bị bước vào lớp 1.
+ Cảm xúc: ngày đầu tiên đi học đã khiến trong tôi nảy nở nhiều cảm xúc khó tả (náo nức, lạ lẫm, sợ hãi,...)
+ Suy nghĩ: tôi được miêu tả qua dòng hồi tưởng với những suy nghĩ đúng với lứa tuổi (những suy nghĩ lạ lẫm, lo sợ trong ngày đầu tiên đi học).
+ Hành động, lời nói: Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước, viết dòng chữ đầu tiên,...
Văn bản “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Chi tiết mà em ấn tượng nhất chính là khi thầy Đuy-sen sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho học trò của mình. Điều này không chỉ cho thấy tình cảm chân quý mà thầy dành cho các nữ sinh mà nó còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của thầy. Trước hoàn cảnh xã hội đất nước Cư-rơ-gư-xtan lúc bấy giờ, phụ nữ không được coi trọng và việc để phụ nữ đi học lại càng không. Thầy Đuy-sen đã dũng cảm chống lại những suy nghĩ lạc hậu đó để bảo vệ học trò của mình. Chính sự dũng cảm ấy đã cứu rỗi cả một cuộc đời của cô bé An-tư-nai, nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà sau này An-tư-nai đã trở thành một người có ích cho xã hội, khẳng định được vị thế của người phụ nữ.
Đoạn tham khảo
Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.
- Nhận xét: sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn; sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem.
- Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi nó thể hiện nhiều góc nhìn của người lớn và trẻ nhỏ với cùng một bức tranh.
- Một số thông tin bổ sung về hiện tượng lũ lụt:
+ Các tác giả của nghiên cứu đã phân tích dữ liệu toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) về rủi ro ngập lụt từ biển, sông và lượng mưa cao, cũng như tình hình phân bố dân cư và nghèo đói. Kết quả cho thấy khoảng 1,81 tỷ người (tương đương 23% dân số thế giới) có nguy cơ phải hứng chịu ngập lụt với mực nước trên 15cm trong trận lũ nghiệm trọng cỡ 100 năm mới xảy ra một lần. Trong số này, 89% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Cụ thể, 780 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sống với ít hơn 5,5 USD/ngày, và 170 triệu người chỉ sống với 1,9 USD/ngày. Tóm lại, cứ 10 người thì có 4 người chịu rủi ro lũ lụt trên toàn cầu sống trong cảnh nghèo đói. Các quốc gia có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và vùng đồng bằng rộng lớn có tỷ lệ dân số chịu rủi ro cao hơn.
Lũ lụt không chỉ gây ra các thiệt hại về người. Theo một nghiên cứu được công bố bởi công ty tư vấn môi trường và kỹ thuật GHD (Mỹ), các thảm họa về nước (hạn hán, bão và lũ lụt) có thể gây thiệt hại 5,6 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050. Trong đó, lũ lụt được dự báo sẽ gây ra khoảng 36% tổng thiệt hại.
- Thán từ: quá, ơi, lắm, ôi, Chao ôi. => Thể hiện thái độ bất ngờ, ngạc nhiên, tức giận của các nhân vật
- Trợ từ: a, ạ, đấy, tất cả, này, à, ư => Bổ sung và nhấn mạnh điều được nói đến trong lời thoại
Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca là hình ảnh quả quyết, gan dạ yêu nước được thể hiện rõ ràng chân thật thông qua các chi tiết để lột tả con người cũng như ý chí đánh giặc và miêu tả trận chiến, mưu lược của của Hoài Văn Hầu nhưng trong Đại Nam quốc sử diễn ca hình ảnh anh hùng hiện lên hào hùng tuy nhiên không được toàn vẹn và đanh thép thông qua lời thoại để thấy được cốt canh cũng như tính cách thông qua lời nói một phần.
Hai tác phẩm đều thể hiện toàn vẹn anh hùng nhưng ở hai mặt khác nhau để vẽ lên hình ảnh của anh hùng lịch sử