K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

Theo tôi, trong bài viết "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc", kết luận quan trọng nhất về văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa phong phú, đa dạng, có bản sắc riêng và mang đậm tính nhân văn.

Kết luận này được tác giả Trần Đình Hượu dẫn dắt và chứng minh qua nhiều dẫn chứng cụ thể về các khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam như ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật,...

Kết luận này gợi cho tôi những suy nghĩ sau:

1. Tự hào về văn hóa Việt Nam:

Nền văn hóa phong phú, đa dạng và mang đậm tính nhân văn của Việt Nam là một điều đáng để tự hào. Chúng ta có quyền tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông đã dày công vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử.

2. Trách nhiệm giữ gìn và phát huy văn hóa Việt Nam:

Là một người Việt Nam, mỗi chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của văn hóa và có những hành động cụ thể để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó.

3. Giữ gìn bản sắc dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế:

Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc giữ gìn bản sắc dân tộc là vô cùng quan trọng. Văn hóa là một phần quan trọng của bản sắc dân tộc. Do vậy, việc giữ gìn và phát huy văn hóa Việt Nam cũng là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế.

4. Phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ cho sự phát triển đất nước:

Văn hóa là nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được phát huy để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống tinh thần cho con người.

Kết luận về văn hóa Việt Nam trong bài viết "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" là một lời nhắc nhở cho mỗi người Việt Nam về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Chúng ta cần chung tay góp sức để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
12 tháng 5 2019

Đáp án C

Có bao giờ bạn thử hỏi, hạnh phúc là gì hay chưa? Hạnh phúc của bạn có thể là những con điểm 10 tuyệt đối, những tấm giấy khen cuối năm,...Hoặc đối với một số người, hạnh phúc là có nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu bản thân, lo cho gia đình. Đôi khi hạnh phúc lại là có một người tri kỉ, một người thương sớm hôm hỏi han, làm động lực cho nhau mỗi khi mệt mỏi. Thì đúng, những điều đó cũng là hạnh phúc. Nhưng với tôi hạnh phúc lớn nhất không phải những thứ kể trên cũng chanqgr phải công việc cao quý, dấn thân nghệ thuật,...mà đơn giản chỉ là được ở cạnh em gái ruột của mình.

 

Em gái của tôi cũng như bao người con gái khác, có thể cũng giống em gái của các bạn thôi. Một khuôn mặt tròn, dễ thương, da trắng, nhưng dáng người nhỏ nhắn, xì-tai ăn mặc lại cực kì hiện đại, vô tình khéo léo và tháo vát. Có lẽ khi kể đến đây mọi người sẽ thốt lên "người em gái hoàn hảo", "em gái của năm" hoặc "em gái quốc dân" đúng không? Đúng thật là thế đó, em gái tôi có vô số những ưu điểm, những sự đáng yêu mà người khác mong muốn có được. Nhiều khi nhiều người bảo với tôi rằng : "Sao em gái mày đẹp thế mà mày lại xấu như vậy?", "Em mày đa tài thật còn mày thì sao Đạt?". Những câu nói có thể làm tổn thương người khác nhưng đối với tôi, nó còn như lời khen, thì ra em gái của mình quý giá đến như thế. Con bé có thể làm những việc mà nhiều người đàn ông chưa chắc làm được, chẳng hạn trang trí nội thất gia đình, sửa một số đồ dùng gia dụng,,..cũng có thể nấu những món ăn mới-độc-lạ nhưng đảm bảo an toàn, làm ti tỉ thứ đồ thủ công, có thể trang điểm cho người khác tuyệt đẹp,...Những thứ đồ tôi diện trên người cũng chính là những món tôi nhờ em gái mình đặt trên mạng, vừa tiết kiệm chi phí lại mang gu thời trang hợp thời, hợp tuổi, đi theo xu thế toàn cầu. Thật là một cô bé tài năng nhỉ?

Con bé có một sự vui tính nhất định, khi nhìn thấy hình dáng nó, khi nghe nó "đổi giọng" để giỡn với mọi người, người cô đơn cũng cảm thấy ấm lòng, người nhọc nhằn cũng cảm thấy nhẹ nhõm, người mệt mỏi cũng cảm thấy tràn trề năng lượng,..Đối với mọi người thì em gái tôi có một sự giao tiếp khéo léo, đáng yêu. Nhưng đối với tôi hay với những người trong gia đình, nhiều lần con bé to tiếng, nhiều lần em gái tôi có những hành động và cử chỉ "hỗn láo". Điều đó có làm các bạn nghĩ rằng út nhà tôi nó rất giả tạo?

 

Thật ra là không các bạn ạ, con bé luôn cố gắng trong mọi phương diện của cuộc sống. Tuy nhiên, là con người thì ai cũng "nhân vô thập toàn", không ai là hoàn hảo cả đúng không nào? Tôi biết mọi người nghĩ tôi đang bao che, bao biện với những hành động bất kính, bất hiếu của em gái mình. Nhưng mà...Thật ra đằng sau đó còn là một câu chuyện dài các bạn ạ. Gia đình tôi gồm 3 chị em, em gái tôi là con út. Sẽ thật bình thường nếu như cả ba chị em đều nhận trọn vẹn tình thương từ cả bố và mẹ. Nhưng chuyện đó lại không có đối với cả ba chị em, bố của chị hai tôi và mẹ tôi đã ly hôn sau khi chị tròn một tuổi, ba ruột của tôi cũng là ba ruột út nhà tôi đã mất khi con bé mới chỉ hơn hai tuổi. Và suốt mười bốn năm qua, mẹ tôi một mình nuôi nấng cả ba chị em ăn học những chúng tôi vẫn không hề thiệt thòi gì cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Phải chăng nếu có chút chạnh lòng là những khi thấy bè bạn có bố quan tâm thì chúng tôi lại phải nén cảm xúc vào trong thôi. Trái lại tình thương của ông bà nội, bà ngoại và mẹ lại đối với chúng tôi lại cực kì to lớn. Nhưng người ta nói, gia đình không có đàn ông thật khó là có thật, thú thật tôi cảm nhận mình chưa đủ lớn và trưởng thành với hai chữ "đàn ông". Mẹ tôi cũng sống như vậy hơn 10 năm rồi và cũng không ít người muốn sống cùng mẹ trong quãng đời còn lại. Ở độ tuổi 50, mẹ chắc chắn cũng rất cô đơn và cần một người bạn đời để chăm sóc nhau sau này, và rồi...mẹ tôi sống chung cùng một người đàn ông nữa. Nghịch lí là tôi và chị gái đều ủng hộ, em gái tôi thì không. Con bé có lẽ không ghét đàn ông những mà không muốn mẹ có người mới, con bé sợ tình cảm sẽ bị san sẻ, con bé sợ mẹ đẻ thêm em, con bé sợ rằng người đàn ông kia trong một phút nào đó sẽ không tốt với mẹ. Vô số những nỗi sợ ám ảnh lên con bé bởi lẽ đó mà gần hai năm qua, em gái tôi chuyển sang ngủ riêng, không còn ngủ với mẹ, khoảng cách giữa hai mẹ con xa hơn và dần có những chuyện to tiếng, hỗn láo. Con bé chưa bao giờ nói chuyện với người đàn ông mới của mẹ mặc dù bác ấy luôn quan tâm gia đình tôi, giúp đỡ tất cả mọi người và cũng có phần dễ gần. Nói thật thì vô số những nỗi sợ của em gái tôi cũng từng là những nỗi sợ của tôi, có khi tôi còn sợ nhiều hơn thế nữa,..Tuy nhiên, em gái tôi và mẹ đã nói chuyện với nhau nhiều hơn, đi chơi chung và cũng gần gũi hơn hẳn mặc dù giữa hai người dường như vẫn còn đâu đó cái khoảng cách vô hình khó tả.

 

Bé út nhà tôi đa tài vậy đó nhưng có mỗi cái đáng lo là lên lớp 10 rồi vẫn chưa biết đi xe. Hằng ngày, trên con xe của mình tôi vẫn chở em đi học và nhiều khi tôi bận thì mẹ đưa đón em đi học thêm. Tôi cũng đã trước ngưỡng cửa của kì thi Đại học, năm sau tôi sẽ xa nhà. Liệu hè này có tập xe kịp cho con bé hay không? Liệu năm sau mất bao lâu để tay lái em bé có thể vững vàng? Dù là người đi xe chưa phải gọi quá cứng, nhưng mà tôi chỉ cảm thấy yên tâm khi mình hoặc những người thân quen chở em gái tôi. Tôi sợ những người khác họ lạ đường, họ tay lái chưa cứng, họ không đáng tin,...Rồi nhiều phần tôi có ý muốn "gap year" (học đại học trễ một năm) để có thể kết nốt em gái với mẹ nhiều hơn, muốn đưa em đi học cho an tâm hơn và ở cạnh gia đình cùng em gái càng lâu càng tốt. Có thể mọi người nghĩ tôi đang đánh cược tương lai với một đứa nhỏ...

 

....Nhưng không, đối với tôi gia đình là quan trọng nhất, và em gái là một trong những sự ưu tiên hàng đầu. Có lẽ nhờ em gái năng động mà cuộc sống của tôi bớt tẻ nhạt. Tôi học được cách yêu thương và nhường nhịn người khác, cảm thấy bản thân mình to lớn hơn, có thể ở cạnh che chở làm chỗ dựa cho em gái. Hồi đó, nếu mẹ và ba kế hoạch hóa muộn hai năm, có lẽ bây giờ ngồi đây, tôi chẳng phải là một Thành Đạt vui vẻ, có lẽ bây giờ tôi chẳng có đứa em nào cả, chắc sẽ đáng tiếc lắm nhỉ? Vâng, sự tồn tại của em gái là một món quà mà thượng đế đã ban tặng cho tôi. Và được sống cùng con bé mỗi ngày như thế này thôi, đối với tôi đó là điều hạnh phúc nhất rồi.

 

(Trên là toàn bộ những gì có thật.)

5 tháng 5 2021

ĐIỀU GÌ KHIẾN EM HẠNH PHÚC?

 ''Hạnh phúc'' - hai từ nghe có vẻ khá xa xỉ với nhiều người đúng không ạ? Áp lực công việc, tiền bạc... khiến cho con người ta không còn thời gian, cảm xúc để nghĩ... đến hạnh phúc nữa. Đối với em, hạnh phúc lớn nhất là lúc được ở bên gia đình, được vui chơi cùng bạn bè hay đơn giản là được chia sẻ nỗi niềm cùng ''ai đó'' (ủa ai đó nhở?)

   Gia đình em cũng giống như những gia đình khác: Bố dạy ở trường cao đẳng, mẹ là giáo viên tiểu học và một đứa em gái kém 5 tuổi. Ai cũng nghĩ rằng, là giáo viên thì sẽ có nhiều thời gian cho gia đình hơn? Nhưng không, bố mẹ em rất bận rộn vì gia đình em còn kinh doanh thêm tại nhà để kiếm thêm thu nhập nữa, ngoài quản lí công việc, bố mẹ em còn phải lo cơm nước, nhà cửa để hai chị em có thể về nhà là có cơm ăn, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, đó là điều làm em cảm thấy thương bố mẹ nhiều hơn. Đôi lúc em cảm thấy buồn vì bố mẹ lúc nào cũng công việc, công việc... mà không dành thời gian cho 2 chị em đi chơi, hay là việc bố mẹ rất khắt khe trong việc em đi đâu, làm gì, với ai... Ngày trước, em hay thắc mắc rằng: ''Sao bố mẹ cứ làm việc nhiều thế làm gì, cứ khắt khe với mình là gì ?'' Nhưng sau này, em mới hiểu rằng, bố mẹ làm việc vất vả, khắt khe với em cũng chỉ là muốn tốt cho hai chị em, để 2 chị em thích gì mua đó, để 2 chị em nên người. Nhiều người hay nói với bố mẹ em rằng: ''Nhà 2 con vịt giời sao không sinh thêm thằng con trai nữa?'' Bố mẹ em đều trả lời rằng: ''Con nào cũng là con, con gái mà tốt thì có chục thằng con trai cũng chả bằng''. Câu trả lời của bố mẹ làm em thấy bố mẹ yêu quý 2 chị em em đến nhường nào. Em chỉ mong bố mẹ luôn khỏe mạnh để ở bên cạnh hai chị em. Còn em gái em- 1 đứa mà nếu không biết thì sẽ tưởng là con trai. Bạn ấy hơn em ở khá nhiều mặt: tài năng, xinh xắn và thông minh hơn em. Hai chị em đôi khi ở nhà vẫn cãi nhau, không hòa hợp nhưng ra ngoài, em gái lúc nào cũng nhớ đến chị, mua gì cũng nhớ, ăn gì hay làm gì cũng nhớ... Đó là điều khiến em luôn coi bạn ấy là ''homie'' dù khoảng cách tuổi tác cũng xa. Đây là điều làm em hạnh phúc nhất trong suốt mười mấy năm qua và cũng là điều quan trọng nhất cả cuộc đời.

   Hạnh phúc chỉ là gia đình thôi chưa đủ, còn bạn bè nữa chứ. Em cảm thấy may mắn là ở cấp 2 có những đứa bạn thuộc kiểu ''cần gì con trai'' lúc nào cũng luôn hiểu và làm em cười, mặc dù đôi lúc em hay dỗi chúng. Lên cấp 3, tuy không còn học chung lớp, không còn nhiều thời gian chơi với nhau nhưng em nghĩ tình bạn sẽ không mờ nhạt và kỉ niệm sẽ không bao giờ nhạt phai. Đó là những ngày tháng và kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thanh xuân với em.

   Còn như em đã nói ở trên, ''ai đó'' cũng là người làm em cảm thấy yêu đời và hạnh phúc. Tuy cả hai không có nhiều thời gian cho nhau vì còn bận làm, bận học nhưng khi có chuyện lại luôn cố gắng lắng nghe, lo lắng cho nhau. Từ khi ''ai đó'' xuất hiện, em cũng đã thay đổi nhiều, biết lắng nghe, biết kiềm chế những cơn nóng giận hay là cái tính hay dỗi của mình. Cũng xin lỗi vì đôi khi mệt mỏi đã buông ra những lời làm ''ai đó'' buồn.

   Những điều làm em hạnh phúc chỉ có vậy, em cảm thấy mình thật sự may mắn khi có những người luôn động viên, yêu thương. Hi vọng hạnh phúc này sẽ kéo dài mãi mãi.

    Ngoài ra còn một tình yêu to lớn nữa là các các bạn tại Hoc24, cảm ơn các bạn đã luôn ở bên giúp đỡ và ủng hộ mình. Yêu thương <3

29 tháng 10 2019

Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh

- Mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch

- Con người hiền hậu, nghĩa tình, có văn hóa nhân bản

Thể hiện qua:

    + Công trình kiến trúc chùa Một Cột, lăng tẩm cho vua chúa

    + Trọng lời ăn tiếng nói: ca dao, dân ca, tục ngữ đúc kết lối ăn nói khéo léo

13 tháng 5 2017

Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).

- Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng trong văn học:

a. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).

b. Thương thay thân phận đàn bàn Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.

13 tháng 5 2017

Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng:

+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn, ....

+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe; Lời chào cao hơn mâm cỗ, ....

+ Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quốc), ....

6 tháng 10 2019

Dàn ý bài văn nghị luận về nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện, kịch bản văn học

- Giới thiệu được tác phẩm mới đang được công chúng quan tâm

- Tóm tắt được nội dung tác phẩm đó ( nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật)

- Người đọc quan tâm tới vấn đề nào trong tác phẩm

- Nêu quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc phản đối

Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, phủ định sai lầm cần bác bỏ

19 tháng 2 2018

Đáp án cần chọn là: A

19 tháng 3 2019

Đáp án A