K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2019

a. Bố cục bài thơ gồm 2 phần.

- Phần 1: Từ đầu đến câu "Những buổi ngày xưa vọng nói về".

   + Ý chính: Hình ảnh đất nước vươn dậy từ trong máu lửa, đau thương.

- Phần 2: Đoạn còn lại.

   + Ý chính: Hình ảnh đất nước vươn dậy từ trong máu lửa, đau thương

b. Mối quan hệ giữa các phần:

   Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn.

   + Đoạn 1 gồm các khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước (1948-1949), nhưng tác giả cảm thấy chưa đầy đủ, chưa phong phú.

   + Đoạn 2 là những cảm nhận bổ sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường hay "Những dòng sông chảy nặng phù sa"… mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ chiến tranh:

 

Nước Vit Nam t máu laRũ bùn đứng dy sáng lòa
16 tháng 1 2019

- Bố cục có thể chia làm 4 đoạn:

  + Đoạn 1 (từ đầu đến thơm nếp xôi): chặng đường hành quân vất vả gắn với hình ảnh núi rừng hùng vĩ, khắc nghiệt

   + Đoạn 2 (tiếp đến lũ hoa đong đưa): kỉ niệm của những người chiến sĩ cách mạng

   + Đoạn 3 (tiếp đến khúc độc hành): nỗi nhớ đồng đội da diết về những đồng đội của mình

   + Đoạn 4 (còn lại): Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về Tây Tiến

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp là kỉ niệm, nỗi nhớ về Tây Tiến và cuối cùng là lời khẳng định mãi gắn bó lòng với Tây Tiến

22 tháng 3 2018

- Kết bài 1: nội dung tổng hợp chun chung, chưa khái quát và khẳng định được hình tượng ông lái đò tài hoa, điệu nghệ. Phần này liên kết lỏng lẻo với thân bài

- Kết bài 2: Hoàn chỉnh, khái quát nhận định, có phần mở rộng và phát triển đề tài. Tính liên kết chặt chẽ với thân bài

3 tháng 3 2017

- Mở bài (1): Cấu tạo ổn nhưng đưa thông tin về lai lịch của tác giả không cần thiết

- Mở bài (2): Câu đầu đưa thông tin không chính xác, giới thiệu đề tài và định hướng nội dung làm bài

- Mở bài (3): Phần viết logic, hợp lí, cần học tập

3 tháng 6 2017

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích khác nhau:

- Trương Ba: mượn thân xác người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần

- Đế Thích cho rằng: mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt

- Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích:

    + Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một

    + Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác

Ý nghĩa:

    + Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa, tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn

    + Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời

- Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch

13 tháng 5 2017

– Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.

– Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: "ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Mượn thân xác để sống con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm mà ông đang phải trải qua.

– Ý nghĩa:

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

+ Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.

– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.

15 tháng 12 2018

Bài thơ chia làm 4 đoạn sau:

  • Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
  • Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo):kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.
  • Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành):hình tượng người lính Tây Tiến, đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.
  • Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến.

= > Bài thơ được sáng tác trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng.

27 tháng 9 2019

Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn nhân vật “em”

    + Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời

    + Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt

- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế

Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng

    + Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ

    + Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được

    + Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương

    + Sự chung thủy, gắn bó bền chặt

→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau

→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ