Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ ghép đẳng lập là 2 từ đều có nghĩa (hiểu nôm na là 2 từ bổ sung nghĩa cho nhau)
Từ ghép chính phụ là từ chính đứng trước từ phụ đứng sau, từ phụ bổ sung nghĩa cho từ chính. (cx có thể từ phụ đứng trước và từ chính đứng sau)
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Từ ghép đẳng lạp có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ).
Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Chúc bạn học tốt !
Em tham khảo:
Từ láy là gì? Từ ghép là gì, Từ Phức là gì, Các loai từ Láy, Ví Dụ
từ đơn : có 1 tiếng - 1 từ
từ phức : được hiểu là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành
từ ghép ;
+là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau.
+Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức
từ láy :
từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần.
từ đơn là từ đó 1 tiềng có nghĩa tạo thành
Từ phức là từ có từ 2 tiếng trở lên
Từ láy là từ có quan hệ về mặt ngữ âm
Từ ghép là từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa
Từ thuần việt là tự do cha ông ta sáng tạo ra tựa muốn là tư ở nước ngoài
Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. + Vai trò: Từ đơnđược dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc. + Khái niệm: Từghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.
Từ láy là từtạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc
Từ ghép- một loại thuộc từ phức-là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.
Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Từ ghép chính phụ: trong từ ghép được chia làm từ chính và từ phụ, từ phụ có nhiệm vụ giúp bổ sung nghĩa cho từ chính. Thông thường từ chính sẽ được trước còn từ phụ đi theo sau bổ nghĩa cho từ chính, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.
Từ ghép đẳng lập sẽ không có phân biệt từ nào chính từ nào phụ. Thông thường nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn so với các từ đơn lẻ.
Ví dụ về từ ghép– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…
– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…
Từ láy là gì ?Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.
Có mấy loại từ láy ? Phân loại thành 2 dạng:
– Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.
– Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.
Ví dụ về từ láy– Từ láy bộ phận: lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy…
– Từ láy toàn bộ: khăng khăng, xa xa, xanh xanh,…trường hợp đặc biệt thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối ví dụ như: dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm…
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
1) từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo lên câu. Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng
2) Từ đơn là từ có 1 tiếng và không có nghĩa rõ ràng. Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên và phải có nghĩa rõ ràng, trong từ phức có từ đơn và từ ghép.
3) Từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên, có nghĩa rõ ràng, hai từ đơn lẻ ghép lại thành từ ghép. Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa.
4) Từ mượn là từ ta vay mượn tiếng nước ngoài để ngôn ngữ chúng ta thêm phong phú.Bộ phận quan trọng của từ mượn là (mình chịu)
VD: Nguyệt: trăng
vân: mây
5) Không mượn từ lung tung
VD: Em rất thích nhạc pốp
6) Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có 2 cách để giải nghĩa của từ.
7) Từ nhiều nghĩa là từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở nghĩa chuyển.Nghĩa chuyển là từ hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
Nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu . Nghĩa chuyển là nghĩa biến đổi của từ ấy qua thời gian , cách dùng của nhiều trường hợp khác nhau.
1. Lỗi lặp từ
- Sử dụng từ đó quá nhiều lần, dẫn đến câu văn bị lặp, rườm rà, gây cảm giác nằng nề.
- Chữa lỗi này:
+ Bỏ từ lặp viết lại câu văn sử dụng các từ thay thế như này, đó...
+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa
2. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
- Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.
Ví dụ: - Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Phân biệt hai từ thăm quan và tham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan
- Cách sửa: đọc nhiều sách báo để có vốn kiến thức rộng hơn, tránh để từ bị sai.
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại .
Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ chủ ngữ , vị ngữ ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác .
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.
– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
Có 2 loại câu ghép :
a. Câu ghép chính phụ: QHT – VP – QHT – VC hoặc VC – QHT – VP.
* Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht.
* Phân loại:
– CGCP chỉ quan hệ nguyên nhân-kq.
VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!
– CGCP chỉ qh điều kiện (gt).
VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!
– CGCP chỉ qh nhượng bộ – tăng tiến.
VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
– CGCP chỉ qh hành động – mục đích.
VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
b. Câu ghép đẳng lập.
* Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.
* Phân loại:
– CG đẳng lập không dùng qht.
VD: Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
– CG đẳng lập có dùng qht.
+ Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.
VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
+ Chỉ qh tiếp nối.
VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.+ Chỉ qh tương phản.
VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
* Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.
VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt.
- 3 vế câu và có 2 loại qh.
+ Vế 1, 2: qh tương phản.
+ Vế 2, 3: qh nguyên nhân.
P/s : qh là quan hệ
giúp mik với
Từ láy là:
_Các từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau thì được gọi là từ láy