K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2016

Là học mà không biết mình học gì? Học như vầy chỉ để đối phó chứ sẽ khó thuộc lâu bền. Là học sinh chúng ta không nên học vẹt

16 tháng 3 2016

Học vẹt là học cho có, học để đối phó chứ học không kĩ. Học vẹt là tính xấu và ngày nay học sinh chúng ta vẫn có. Vì thế chúng ta không nên học vẹt ok

9 tháng 2 2018

bài làm : “Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”. “Học tủ” hơi khác so với “học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.

27 tháng 1 2020

Tham khảo:

Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhiệm vụ của nền giáo dục là trang bị cho học sinh những tri thức nền tảng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp, kiện toàn năng lực, cho học sinh sẵn sàng bước vào làm việc trong cuộc sống. Sẽ không có thành công nếu không gắng sức học tập. Thế nhưng, tình trạng học sinh học chay, học vẹt, học đối phó vẫn còn phổ biến trong các trường học nước ta.

b. Thân bài

  • Giải thích
    • Học chay là gì?
      • Học chay là học lí thuyết suông không gắn với thực hành rèn luyện kĩ năng, kiện toàn năng lực của học sinh.
    • Học vẹt là gì?
      • Học vẹt là học như con vẹt, chỉ biết nhai lại, bắt chước, lặp lại một cách vụng về mà không hiểu gì.
  • Hiện trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay
    • Hầu hết ở các trường học, việc dạy học giáo viên thiên về trình bày bài giảng, học sinh ghi chép, ít được luyện tập, thực hành, thực tế. Học sinh vẫn còn ghi chép nhiều, ít giờ thực hành, trao đổi.
    • Số phòng thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu thiếu nghiêm trọng.
    • Các hoạt động ngoài giờ chưa thật sự được chú ý nâng cao hiệu quả giáo dục. Học sinh vẫn học chay, học vẹt, lý thuyết không gắn với thực hành.
    • Hầu hết học sinh học để lấy điểm, học để thi, học vì bằng cấp, không xem trọng việc rèn luyện kĩ năng.
    • Giáo viên truyền đạt một chiều, giờ học mang tính tiếp nhận thụ động cao.
    • Có thể nói, tại các trường học hiện nay, học sinh không còn hứng thú học tập, nhất là các môn khoa học xã hội, học bài nhiều.
  • Nguyên nhân khiến học sinh học chay học vẹt
    • Đầu tiên là do chương trình nước ta nặng về dạy học lý thuyết, ít thực hành khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng.
    • Cơ sở vật chất tại các trường học chưa đảm bảo, không thể đáp ứng được yêu cầu học tập, thực hành, nghiên cứu của học sinh.
    • Lực lượng giảng dạy còn khá thụ động, chưa thực sự bắt kịp sự thay đổi của thời đại.
    • Tâm lí học để lên lớp, học để lấy bằng cấp của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội khiến cho học sinh chỉ học đối phó, không thật sự đam mê trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
    • Học sinh lười biếng, đua đòi lối sống thời thượng, lơ là trong học tập.
    • Nội quy và các biện pháp kỉ luật trong trường học chưa thật sự nghiêm khắc, không có tính răn đe học sinh, từ đó không thể bắt buộc các em học tập và rèn luyện hiệu quả.
  • Hậu quả của lối học chay, học vẹt
    • Học sinh học nhiều, học căng thẳng nhưng không hiểu bài, chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng.
    • Học sinh học chay, học vẹt, làm các giờ học thụ động, nhàm chán tăng cao càng khiến cho học sinh chán nản, rời bỏ việc học.
    • Phòng thực hành, phòng thí nghiệm thiếu dụng cụ khiến cho các giờ thực hành diễn ra chậm, thiếu chính xác, việc rèn luyện kĩ năng không đạt hiệu quả cao.
    • Học sinh lên lớp, ra trường nhưng năng lực không tương xứng, càng học càng thấy khó. Số học sinh bỏ học hằng năm tăng cao.
    • Chất lượng giáo dục thấp kém, việc đào tạo và giáo dục con người không đạt hiệu quả cao, con người khó tìm việc làm, bất mãn với cuộc sống, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội.
  • Giải pháp khắc phục học chay học vẹt
    • Xây dựng chương trình giáo dục tiên tiến, bắt kịp với tri thức của thế giới đồng thời phù hợp với tình hình dạy và học ở nước ta.
    • Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo được yêu cầu học tập, thực hành của học sinh. Đặc biệt là các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng vi tính,…
    • Kiên quyết chống dạy chay, học chay, học vẹt trong các trường học.
    • Bồi dưỡng, nâng cao trình độ độ ngũ giáo viên, đảm bảo năng lực giảng dạy tốt.
    • Khuyến khích học sinh thi đua học tập. Thay đổi phương pháp giảng dạy, quy chế tuyển sinh và thi cử. Gia đình và xã hội cần khuyến khích học sinh say mê học tập. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng, hướng đến lý tưởng cao đẹp, phục vụ đất nước.
  • Bài học nhận thức
    • Nói không với hiện tượng dạy chay, học chay, học vẹt.
    • Xây dựng cách học lành mạnh, tiến bộ, hiệu quả, hướng đến rèn luyện bản thân, kiện toàn năng lực, sẵn sàng làm việc xây dựng sự nghiệp cho bản thân, xây dựng quê hương đất nước.

c. Kết bài

  • Không ai sinh ra đã là một thiên tài. Con người thành công là bởi biết kiên trì rèn luyện và học tập đúng cách. Học là để nhận diện tri thức, còn thực hành mới thực sự đem lại cho ta trí tuệ, sự sáng suốt và thành công.
23 tháng 1 2020

Khi đọc văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, chúng ta thấy ông đã dành cho hậu nhân người Việt một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc về việc sùng ngoại và bài ngoại: “Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng được những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước.” Vậy vì sao sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức lại cản trở sự phát triển của đất nước.
Có thể hiểu, sùng ngoại là sự tôn sùng đến mức si mê những hàng hóa, văn hóa phẩm của nước ngoài; bài ngoại là sự chối bỏ, bác bỏ, tẩy chay, chê bai những gì có yếu tố ngoài nước. Để từ đó, qua câu nói của Vũ Khoan, ta có thể hiểu như sau: trong thời kỳ hội nhập, hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì việc sùng ngoại-bài ngoại quá mức đều làm cho đất nước kém phát triển.
Nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại là kết quả tất yếu của quá trình”hội nhập vào nền kinh tế thế giới và chúng để lại di họa cho thế hệ tương lai. Sùng ngoại quá mức sẽ tạo ra lối sống xa lạ với xã hội, dân tộc Việt Nam, làm thui chột đi truyền thống văn hóa dân tộc, khiến con người mất đi lòng tự tôn dân tộc. Thực tế cho thấy, giới trẻ đang ngày càng chuộng trang phục của nước ngoài mà xa lạ với những trang phục của dân tộc, người trưởng thành chỉ muốn ra nước ngoài sống mà không thích sống ở Việt Nam giúp Tổ quốc phát triển
Còn bài ngoại sẽ tạo ra một lối sống bảo thủ, trì trệ, những gì mới mẻ, hiện đại đều bị coi là lai căng, phù phiếm. Trên thực tế cho thấy, có nhiều người chỉ vẫn tin lời thấy cúng, thầy bói, thầy trừ tà mà không tin lời các y bác sĩ, không chịu uống thuốc dẫn đến người thân và bản thân chịu thiệt, có thể là mất mạng. Một số người không chịu mở mang kiến thức mà chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc “truyền thống”, “Việt Nam xưa”. Điều này thật đúng trong trường hợp của vua Tự Đức triều Nguyễn, ông và triều thần không chịu tìm hiểu đến khoa học kĩ thuật phương Tây, sùng Việt bài ngoại dẫn đến việc mất nước.
Để hai lối sống này không tồn tại, chúng ta cần làm chủ bản thân. Giới trẻ cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước bạn trên nền tảng văn hóa dân tộc. Đồng thời, lớp trẻ cần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục tập quan tốt đẹp. Chúng ta không được bảo thủ, chống lại những hủ tục và nạn mê tín dị đoan, ham học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống
Nói tóm lại, nhờ câu nói của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, ta hiểu được hậu quả của việc sùng ngoại và bài ngoại. Là học sinh, tôi sẽ hành theo Trung Đạo, không quá chuộng hàng nội và hàng ngoại, học theo văn hóa phương Tây một cách đúng đắn trên nền tảng văn hóa dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh vậy.

28 tháng 1 2019

Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

18 tháng 7 2018

Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

18 tháng 2 2021

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

 

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

- Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

- Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…

- Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

- Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

- Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

- Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

d. Giải pháp

- Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

- Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

- Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

 Giusp mình phần này với ạĐề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên...
Đọc tiếp

 

Giusp mình phần này với ạ

Đề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nến kinh tế mới chứa đợng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” – Vũ Khoan - SGK 9 –Tập II)

Hãy viết một văn bản nghị luận, trình bày suy nghĩ của em về những cách học (học chay, học vẹt) mà em cần thay đổi để có kết quả học tập tốt nhất.

0
11 tháng 3 2022

Sidney Jourard đã từng khẳng định: “Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình.”. Câu nói đã nhắc nhở bản thân mỗi người hãy coi việc học là điều tất yếu. Thế nhưng tại sao hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lại không nhìn nhận được giá trị đích thực của việc học rồi đi theo lối mòn “học tủ, học vẹt”.

“ Học tủ” là cách học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi…Còn “học vẹt” là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một các máy móc, thụ động. Học tủ được thể hiện qua cách học sinh làm bài kiểm tra. Nếu vào phần bài đã học thuộc thì có thể làm rất nhanh lẹ, chính xác, nhưng sự may mắn không phải lúc nào cũng đến với những người lười nhác, những lúc ấy, học sinh sẽ bị rơi vào thế bị động, không biết giải quyết những bài tập này như thế nào. Còn việc học vẹt được biểu hiện qua việc học sinh có thể đọc làu làu những kiến thức có trong sách vở nhưng khi hỏi về bản chất của những lí thuyết này thì lại bó tay, không trả lời được.

Việc học tủ, học vẹt dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Học tốn thời gian nhưng không đem lại hiệu quả, không hiểu bản chất kiến thức, không áp dụng được kiến thức vào thực tế cuộc sống. Học theo hai cách này sẽ dẫn đến tình trạng học lệch, làm giảm bớt đi tính sáng tạo, sự độc đáo, mới lạ trong bài làm của học sinh. Một cá nhân học vẹt, học tủ có thể không gây ảnh hưởng nhiều thế nhưng với tốc độ lan truyền nhanh chóng như hiện nay của căn bệnh này thì khả năng rất cao nó sẽ làm ảnh hưởng tới cả một nền giáo dục.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đáng buồn này? Có lẽ nó được bắt nguồn thực trạng của ngành giáo dục hiện nay: những bài giảng khô khan, thiếu tính sáng tạo của một số giáo viên, những kỳ thi đầy áp lực. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân trực tiếp đến từ trách nhiệm của các bạn học sinh đối với việc học. Một bộ phận không nhỏ học sinh học không phải vì tương lai mà chỉ để đối phó với các kì thi làm hài lòng cha mẹ, thầy cô. Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục hiện tượng đáng buồn này. Nhà trường cần nâng cao chất lượng bài giảng, tìm những cách giảng dạy mới mẻ, tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học, phối hợp với phụ huynh theo dõi nhắc nhở con em mình trong việc học tập. Đặc biệt là các bạn học sinh, cần nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của mình đối với việc học, không được rơi vào tình trạng thụ động, lấy việc học như một trò mạo hiểm, thử thách may rủi trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đó cũng cần tuyên dương những cá nhân chăm chỉ trong việc học tập và rèn luyện, tránh xa lối “học tủ, học vẹt”.

Học tập vốn là một con đường gian nan đầy chông gai thử thách đòi hỏi sự quyết tâm. Trên con đường chiếm lĩnh tri thức, ai cũng cần bỏ ra mồ hôi, nước mắt để đạt được những thành quả nhất định. Và nếu muốn hưởng trái ngọt đó ta cần phải tránh xa cách “học tủ, học vẹt”. Tương lai ta nằm trong tay ta, một cách học đúng đắn sẽ là kim chỉ nam hiệu quả dẫn ta đến con đường thành công.

14 tháng 5 2021

rugwbrq5jtqgrwvy5uei

16 tháng 5 2021

Trong bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới " đã nêu ra ý kiến: Cái yếu của người Việt Nam là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ".Đó chính là nhận xét đúng đắn về con người Việt Nam hiện nay .Bởi , chúng ta có rất nhiều điểm mạnh ,bên cạnh đó vẫn tồn taị điểm yếu. Đó là việc thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học lí thuyết nặng nề hay lối học chay, học vẹt. Điều đó dẫn đến hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào những môn để thi cử , đề cao lí thuyết hơn thực hành . Họ chỉ vì mục đích trước mắt , không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng. Hậu quả ấy còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước vì khi những cá nhân chậm phát triển thì đất nước cũng không thể phát triển được. Những học sinh chú trọng việc ''học'' mà không đi đôi với ''hành'', khi bắt đầu ra xã hội họ sẽ chẳng thể nắm bắt được với guồng quay của cuộc sống thực tại, dù có giỏi lí thuyết đến đâu cũng chưa chắc đã thực hành được tốt. Vì vậy, chúng ta cần nhận biết được điểm mạnh , điểm yếu của mình, phát huy được sự ''thông minh, nhạy bén'' và khắc phục điểm yếu để hoàn thiện hơn. Hơn thế cần biết kết hợp vận dụng tốt ''học và hành'', tránh học chay, học vẹt , áp dụng lí thuyết vào thực tế ; tăng cường tinh thần học hỏi ,nâng cao năng lực của bản thân . Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta đây, cần phải đề ra mục tiêu học tập, có kế hoạch lâu dài và lịch trình học tập khoa học và hợp lí, kết hợp học với hành để nâng cao và tích lũy kiến thức, trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội và góp phần xây dựng quê hương đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới