Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
VD: Giới thiệu về Chữ Người tử tù – Nguyễn Tuân.
1. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ, một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã tạo nên những tác phẩm rất có giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và Chữ người tử tù là một tác phẩm như thế.
2. Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù
- Xuất xứ: Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó đã được in trong tập Vang bóng một thời và được đổi tên thành Chữ người tử tù.
- Nội dung: Trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân tập trung ca ngợi cái đẹp, cái tài, cái thiên lương.
+ Nhân vật trung tâm mà tác giả tập trung khắc họa đó là Huấn Cao – một tử tù của triều đình nhưng đặc biệt nổi tiếng khắp vùng với biệt tài viết chữ. Đó là một con người trọng nghĩa khí, là hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
+ Không chỉ có nhân vật Huấn Cao mà tấm lòng trong sáng, biết thưởng thức và giữ gìn cái đẹp còn được thể ở nhân vật thầy thơ lại và viên quản ngục. Đặc biệt, tấm lòng của viên quản ngục được Nguyễn Tuân coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".
- Nghệ thuật: Chữ người tử tù còn đặc biệt xuất sắc bởi những giá trị nghệ thuật mà tác giả xây dựng.
+ Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật tạo tình huống truyện thật độc đáo đó là cuộc gặp gỡ chốn lao tù giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trên bình diện xã hội họ là kẻ thù. Còn trên bình diện nghệ thuật, họ là những tri kỉ. Tình huống truyện độc đáo đã góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và tô đậm chủ đề của tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng hết sức đặc sắc. Nhân vật được xây dựng từ cái nhìn tài hoa của người nghệ sĩ với bút pháp lãng mạn, đặt nhân vật trong mối liên hệ tương phản và cách miêu tả gián tiếp.
+ Nghệ thuật tạo dựng cảnh cho chữ. Tác giả đã sử dụng triệt để thủ pháp đối lập để miêu tả cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”, qua đó góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Nguyễn Tuân còn đặc biệt cho thấy mình là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng một loạt các từ Hán Việt rất đắt giá tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng.
3. Tổng kết
Truyện ngắn Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc cho thấy tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
Phương pháp giải:
- Ôn tập lại lý thuyết của các thể loại trên.
- Đưa ra những điểm cần lưu ý.
Lời giải chi tiết:
Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc |
Thần thoại | - Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại. - Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại. |
Sử thi | - Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi. - Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi. - Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng. |
Chèo (tuồng) | - Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng). - Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản. - Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ. |
Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép) | - Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin. - Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất. |
Thơ | - Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật. |
Phương pháp giải:
- Nhận xét về các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong truyện thần thoại.
- So sánh các yếu tố đó giữa thể loại truyện thần thoại với các thể loại truyện dân gian đã học.
Lời giải chi tiết:
- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.
Yếu tố so sánh | Truyện thần thoại | Truyện truyền thuyết |
Không gian | Không có địa điểm cụ thể. | Có địa điểm cụ thể. |
Thời gian | Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa. | Có thời gian lịch sử cụ thể |
Nhân vật | Thường là các vị thần. | Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc. |
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần. | Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc. |
Không gian, thời gian | Nhân vật | Cốt truyện |
- Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên - Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước
| - Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần - Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị
| - Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết - Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân |
- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.
Yếu tố so sánh | Truyện thần thoại | Truyện truyền thuyết |
Không gian | Không có địa điểm cụ thể. | Có địa điểm cụ thể. |
Thời gian | Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa. | Có thời gian lịch sử cụ thể |
Nhân vật | Thường là các vị thần. | Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc. |
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần. | Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc. |
Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc |
Thần thoại | - Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại. - Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại. |
Sử thi | - Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi. - Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi. - Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng. |
Chèo (tuồng) | - Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng). - Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản. - Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ. |
Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép) | - Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin. - Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất. |
Thơ | - Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật. |
- Mẹ Đốp thuộc kiểu hề-nhân vật hài hước, gây cười
- Tác dụng của sự xuất hiện kiểu nhân vật này: Gây tiếng cười đả kích, sâu cay, mỉa mai.
- Sử thi (anh hùng):
+ Mục đích sáng tác: Ca ngợi các anh hùng thời xưa.
+ Hình thức lưu truyền: Kể, diễn trò.
+ Nội dung phản ánh: Cuộc chiến đấu để mở rộng bộ lạc.
+ Kiểu nhân vật: Nhân vật anh hùng.
+ Đặc điểm nghệ thuật: Nhân vật người anh hùng vô song, có quan hệ với thần linh.
- Truyền thuyết:
+ Mục đích sáng tác: Kể lại chuyện của các nhân vật lịch sử.
+ Hình thức lưu truyền: Kể.
+ Nội dung phản ánh: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia, dân tộc.
+ Kiểu nhân vật: Các vị vua chúa hoặc danh nhân.
+ Đặc điểm nghệ thuật: Các vị vua chúa có gốc hiện thực, có sự giúp đỡ của thần linh.
- Cổ tích:
+ Mục đích sáng tác: Giáo huấn và thưởng thức nghệ thuật.
+ Hình thức lưu truyền: Kể.
+ Nội dung phản ánh: Cuộc đấu tranh giữa thiện và các.
+ Kiểu nhân vật: Chính diện và phản diện.
+ Đặc điểm nghệ thuật: kết cấu theo kiểu nhân vật một chiều, có yếu tố kì ảo tham gia.
- Thần thoại: Nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người
- Ví dụ: Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…
- Truyền thuyết: là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
- Ví dụ: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….
- Sử thi: chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.
- Ví dụ: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…
- Truyện cổ tích: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên… và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
Chọn đáp án: C