Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa thời sự của truyện “Người trong bao”
- Lối sống hèn nhát, cố chấp, bảo thủ vẫn tồn tại trong xã hội, đặc biệt trong học đường ( ích kỉ, giáo điều, hèn nhát...)
- Cần bày tỏ thái độ trước lối sống trong bao đó:
+ Phê phán, chỉ trích, không đồng tình
+ Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa, đúng chuẩn mực văn hóa, đạo đức cộng đồng
- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại:
+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước.
+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống.
+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm.
- Ý nghĩa và tính thời sự:
+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể.
1. Trái tim Đan-kô
Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.
Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.
2. Một người Hà Nội
Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
3. Tầng hai
Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.
a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)
- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.
- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ, là người khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.
- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.
- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao:
+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình.
+ Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo
= > Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Thể hiện sự xót thương đối với những người thấp cổ, bé họng, bị chèn ép như Chí Phèo và phản ánh sự thối nát, chèn ép của xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.
b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)
- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945. Tên tuổi cũng không có và gọi là “vợ nhặt”
- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.
- Ngoại hình: Thân hình gầy nhom, quần áo tả tơi, là người không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.
- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.
- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị:
+ Là người có khát vọng sống mãnh liệt, sau khi lấy Tràng trở thành một người có ý tứ và nết na. Tuy cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.
+ Thị là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.
- Đánh giá giá trị nhân đạo của tác giả Kim Lân: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.
⇒ Kim Lân thể hiện niềm cảm thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ. Nói lên tiếng nói khẳng định, đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ: đó là tình yêu thương đùm bọc, tình mẫu tử, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Từ đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất đồng thời cũng lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
- Nghĩa đen: Vật dụng đựng có hình túi hoặc hình hộp, vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp
- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp
- Nghĩa biểu trưng: cái bao và Bê-li-cốp biểu trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát → Giá trị phê phán
- Ý nghĩa phổ quát: Nước Nga lúc bấy giờ cũng là chiếc bao trói buộc tự do con người → giá trị tố cáo
→ Biểu tượng người trong bao có tính nghệ thuật, phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bảo thủ
- Kết chuyện có liên kết với nhan đề khi nhắc đến loài hoa tử huyền màu trắng, được gọi là hoa muối của rừng, tượng trưng cho may mắn và tốt lành. Nhan đề “Muối của rừng” vì thế cũng có thể coi là một lời cầu nguyện an lành thiêng liêng và hướng thiện.
*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống )
*Thân đoạn: - Giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống:
+ Đức hy sinh là một trong những thước đo phẩm chất con người, giúp con người hoàn thiện bản thân, tôi rèn thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.
+ Sự hy sinh, cống hiến, đóng góp công sức… sẽ mang lại những điều tốt đẹp, những may mắn, hạnh phúc cho mọi người, khiến mọi người có thể có cơ hội, điều kiện sống tốt đẹp hơn và khi ấy cuộc sống chính chúng ta cũng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
+ Hy sinh, cống hiến góp phần xây dựng cộng đồng, quê hương, đất nước, làm cho cuộc sống được bình yên, xã hội phát triển, giúp bảo vệ được tổ quốc.
+Một người có đức hy sinh sẽ được những người yêu mến, ngưỡng mộ, tín nhiệm. Còn ngược lại nếu sống giữa cộng đồng mà chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thì chắc chắn ta sẽ bị mọi người ghét bỏ, coi thường.
- Giá trị của đức hi sinh khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra hiện nay:
+ Đức hi sinh có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra như hiện nay thì đức hi sinh lại càng cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết. Đó là sự hi sinh thầm lặng không quản ngại ngày đêm, không màng đến bản thân của đội ngũ y bác sĩ cứu chữa bệnh nhân, là đội ngũ các chiến sĩ công an, quân đội, đội ngũ những người làm công tác phòng chống dịch bệnh…
+ Sự hi sinh bản thân của những người làm công tác phòng chống dịch bệnh giúp cho dịch bệnh Covid 19 được khống chế, đẩy lùi, sức khỏe con người được đảm bảo. Sự hi sinh nhường cơm, sẻ áo của nhiều người trong cộng đồng đã cứu giúp những người gặp khó khăn qua cơn hoạn nạn do ảnh hưởng của dịch bệnh…
Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-nhung-ca-tu-tren-em-hay-viet-1-doan-van-ban-ve-y-nghia-cua-le-song-cong-hien-hi-sinh
1. Mở đoạn:
- Khẳng định Sự gắn kết giữa con người và quê hương là một tình cảm sâu sắc, mang đầy ý nghĩa đặc biệt
2. Thân đoạn:
- Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên chính vì thế sự gắn kết với quê hương đã chảy trong huyết quản của mỗi người.
- Ý nghĩa của việc gắn kết với quê hương:
+ Tạo động lực cho con người phát triển. Một người con luôn hướng về quê hương sẽ luôn tìm cách trở về để phát triển quê hương tốt đẹp hơn.
+ Ngược lại quê hương là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con người bởi tại quê hương họ có gia đình, những điều thân thương nhất sẽ sưởi ấm cho những tâm hồn lạnh giá sau những ngày chống trọi với cuộc sống khắc nghiệt
=> Quê hương là chất dinh dưỡng nuôi dưỡng con người trưởng thành và con người đối với quê hương cũng là một tình cảm sâu sắc không thể tách rời.
- Dẫn chứng về sự gắn kết này là nhà văn Maxim Gorki với dòng sông Vonga. Chính dòng sông này đã nuôi dưỡng tâm hồn ông và gieo vào đó những hạt mầm cảm hứng sáng tác => Ông trở thành cánh chim đầu đàn của văn học Cách mạng Nga
- Bài học nhận thức: Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương và gìn giữ quê hương của mình.
- Liên hệ bản thân: em sẽ làm gì để phát triển quê hương nơi em sống
Sự gắn kết giữa con người và quê hương là một tình cảm sâu sắc, mang đầy ý nghĩa. Quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mà còn là nguồn cảm hứng và niềm tự hào về nguồn gốc của chúng ta. Quê hương là nơi chứa đựng những kỷ niệm đáng quý và những giá trị văn hóa đặc trưng. Nó là nơi gắn bó với những con ngõ nhỏ, những ngôi nhà cổ, và những cánh đồng xanh tươi. Những hình ảnh này đọng lại trong ký ức và hình thành một phần không thể tách rời của con người. Sự gắn kết với quê hương còn được thể hiện qua tình yêu và lòng tự hào về quê hương. Con người luôn muốn gìn giữ và phát triển quê hương mình, bảo vệ và xây dựng những giá trị đặc biệt của nó. Sự gắn kết này thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, bảo vệ môi trường và giữ gìn văn hóa truyền thống. Quê hương cũng là nguồn động lực để vươn lên và thành công. Nó truyền động lực cho con người để vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu và xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Tình yêu và sự gắn kết với quê hương giúp con người có sự tự tin, tinh thần đoàn kết và sức mạnh để vượt qua mọi thách thức. Sự gắn kết giữa con người và quê hương mang ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn với cộng đồng và quốc gia. Nó tạo nên một tình cảm tương thuận, sự đoàn kết và sự phát triển bền vững. Quê hương là nơi gốc rễ của con người, nơi mà sự gắn kết với nó mang đến sự thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả.(tham khảo ạ )
Nam Cao nổi tiếng là một nhà văn tài ba, những sáng tác của ông đều đa số viết về số phận của người nông dân trong xã hội ngày xưa, bức tranh cuộc sống đói nghèo, vất vả và tác phẩm Nghèo cũng là một tác phẩm xuất sắc như thế. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết nghị luận, phân tích và đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện ngắn Nghèo của Nam Cao...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/nghi-luan-phan-tich-va-danh-gia-chu-de-va-nhan-vat-trong-truyen-ngan-ngheo-cua-nam-cao
Mục đích: bàn luận, đánh giá tính đúng sai, hay dở, có sự trao đổi với người đối thoại
- Yêu cầu:
+ Bàn luận với những người biết, quan tâm
+ Chỉ bình luận khi có ý kiến riêng được nêu ra, thật lòng muốn thuyết phục
- Lối sống trong bao vẫn tồn tại trong xã hội ngày nay trong học đường (ở một số cá nhân): hèn nhát, ích kỉ, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực.
- Các bạn cần bày tỏ thái độ, tình cảm:
+ Phê phán, chỉ trích, không đồng tình với lối sống đó.
+ Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa với mọi người, sống theo chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cộng đồng hiện đại.