Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đồ dùng cá nhân của em là: bút, thước, sách vở, túi xách, cặp sách,...
- Bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:
+ Bút dùng xong đậy nắp lại cẩn thận, bỏ vào hộp bút
+ Sách vở được bao bìa, dán nhãn cẩn thận
+ Sử dụng đồ dùng cá nhân xong để lại vị trị cũ ngay ngắn, gọn gàng
- Đồ nhựa:
+) Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng với mỗi loại đồ nhựa.
+) Không để gần lửa, bình gas, lò vi sóng, ...
+) Không nên dùng để đựng thức ăn đang nóng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
+) Sau khi rửa sạch cần rửa sách, phơi nơi khô ráo, cất gọn gàng vào tủ.
- Đồ vải:
+) Giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp gọn cất vào tủ.
+) Đọc kĩ hướng dẫn: đồ vải đó có được giặt bằng máy không, phơi nhiệt độ bao nhiêu, được sử dụng nhiệt để sấy không,...
+) Thường xuyên hút bụi bẩn.
+) Không chà, giặt quá mạnh lên mặt vải.
- Đồ điện:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và bảo quản của mỗi đồ dùng.
+) Lau chùi sạch sẽ, thường xuyên.
+) Không nên đặt ở những nơi ẩm thấp.
+) Thường xuyên kiểm tra đồ điện có bị rò rỉ điện không để tránh nguy hiểm.
- Đồ kim loại:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng khi dùng và bảo quản.
+) Rửa sạch, để nơi khô ráo sau mỗi lần sử dụng.
+) Không để ở những nơi ẩm mốc để tránh bị gỉ.
+) Hạn chế để đồ dùng kim loại tiếp xúc với các kim loại ăn mòn.
- Đồ gốm sứ:
+) Lau chùi thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh để đồ bị vỡ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ.
+) Để đồ gốm sứ ở những nơi an toàn, tránh đổ vỡ. Đặc biệt, để xa tầm với của trẻ.
- Đồ gỗ:
+) Không để đồ gỗ tiếp xúc lâu với nước và nhiệt độ cao.
+) Không sử dụng các chất tẩy rửa.
+) Thường xuyên lau chùi, đặc biệt là ở những khe nhỏ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ gỗ.
a. Việc bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến những lợi ích như: đảm bảo sức khỏe; tiết kiệm thời gian, tiền bạc; bản thân và mọi người thấy vui vẻ; đồ dùng được bảo quản cẩn thận sẽ có giá trị sử dụng lâu dài; rèn tính ngăn nắp cho bản thân.
b. Việc không bảo quản đồ dùng cá nhân sẽ dẫn đến các hậu quả như: gây hại cho sức khỏe; gây hư hỏng đồ đạc; tốn thời gian, tiền bạc; bản thân trở nên cẩu thả.
- Các bạn trong tranh bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:
+ Tranh 1: Ghi tên của mình vào cặp sách để tránh trường hợp nhầm lẫn với bạn khác
+ Tranh 2: Khi chơi đồ chơi xong cất vào tủ ngay ngắn, gọn gàng
+ Tranh 3: Lau giày để bảo quản giày luôn sạch sẽ
- Những việc làm bảo quản đồ dùng cá nhân:
+ Sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng
+ Không vứt lung tung
a. Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến những lợi ích sử dụng đồ được lâu hơn, bền hơn và mới hơn ngoài ra còn tiết kiệm được tiền bạc
b. Việc không bảo quản đồ gia đình dẫn đến đồ dùng sử dụng không được bền lâu, không được sạch sẽ, không còn được mới mẻ và gây tốn tiền bạc
- Bảo quản đồ dùng cá nhân là việc làm cần thiết của mỗi người.
- Khi biết bảo quản đồ dùng cá nhân, đồ dùng của chúng ta sẽ bền đẹp hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian tìm kiếm và chi phí sửa chữa.
- Nếu không biết bảo quản đồ dùng cá nhân, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian tìm đồ hoặc bị mất đồ, tốn nhiều tiền để đi sửa chữa hoặc mua mới.
Học sinh vận dụng những lí thuyết đã học để đưa ra lời nhắc nhở đến bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Nêu ra tầm quan trọng của việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nêu ra những hậu quả nếu không bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Đưa ra lời nhắc nhở bạn bè, người thân cần bảo quản đồ dùng cá nhân
Một số cách bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Đồ dùng học tập: bọc sách, vở và ghi nhãn cẩn thận; không vẽ bậy vào sách vở; không xé sách vở; đóng nắp bút cẩn thận khi không dùng đến; cất đồ dùng học tập ngăn nắp, đúng chỗ khi dùng xong.
- Đồ chơi: không ném đồ chơi; lau chùi sạch sẽ; cất cẩn thận, đúng chỗ khi dùng xong; sử dụng đúng cách.
- Quần áo, giày dép: gấp gọn gàng quần áo; những bộ đồ dễ nhăn dùng móc treo; cất vào tủ gọn gàng khi không dùng đến; lau chùi giày dép sạch sẽ