Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- An ủi khi người thân gặp chuyện không vui.
- Chăm sóc người nhà khi ốm đau.
- Khi người thân gặp khó khăn cùng họ chia sẻ để vượt qua.
Những việc nên làm với bạn bè, thầy cô: giúp đỡ bạn bè khi cần thiết, cùng nhau phấn đấu cố gắng học tập, vui chơi giải trí lành mạnh, lắng nghe và tham gia các hoạt động bổ ích thầy cô giới thiệu, tôn trọng thầy cô.
Kết quả mỗi nhóm khác nhau nên các em cứ chia sẻ xem như thế nào nhé!
- Nội dung hai bức tranh thể hiện điều :
1. Giúp đỡ nhau trong học tập.
2. Cõng bạn trên lưng đi đến trường.
- Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau bằng cách giúp bạn trong học tập, khi bạn gặp khó khăn, thất bại luôn an ủi và giúp đỡ bạn.
Chuyện về lòng nhân ái: Câu chuyện “ Những chiến binh dũng cảm”
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, em may mắn được chứng kiến nhiều câu chuyện khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp hơn . Em được nghe cô Huệ xóm em – Là y bác sĩ, em mới hiểu thêm phần nào về sự hy sinh thầm lặng của những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Bác kể rằng: “Đó là những đêm thức trắng của mọi người trong cơ quan bác. Một thời gian dài, trên những chiếc bàn la liệt test xét nghiệm, đồng nghiệp của bác với bộ đồ bảo hộ kín mít nóng bức như tắm hơi trong cả ca trực. Ai cũng chỉ hở đôi mắt đỏ hoe vì làm việc với cường độ cao liên tục. Lương thực rồi mọi thứ đều thiếu thốn. Nhưng mọi người không ai nản lòng hay bỏ rơi các bệnh nhân mà tận tình chăm sóc. Bên cạnh đó có nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ ăn, thức uống đồ dùng y tế cho các y bác sĩ để các bác yên tâm chống dịch.
- Các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn là:
+ Vào lúc dịch bệnh căng thẳng các y bác sĩ và bệnh nhân thiếu lương thực, thực phẩm.
+ Sự khó khăn y bác sĩ khi phải ngày đêm gồng mình chống dịch dưới thời tiết oi bức.
- Lòng nhân ái được thể hiện qua hành:
+ Các bác sĩ không ngại khó khăn mà cưu mang, chăm sóc các bệnh nhân.
+ Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ dùng thiết yếu trong việc chống dịch.
- Em rút ra từ những câu chuyện:
+ Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc và là điều quan trong mỗi người cần phải có.
+ Chỉ cần cho đi thì tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp mọi nơi.
Nếu bị bạn bè nói xấu thì chúng ta nên bình tĩnh, tìm hiểu lời nói xấu đó là gì, tới từ ai, thực hư và nguyên do ra làm sao. Từ đó chúng ta có thể nói chuyện với những người nói xấu mình, lí giải hiểu lầm hoặc chứng minh bản thân là hoàn toàn tốt.
Nếu bị bạn bè bắt nạt, bản thân hãy kể cho thầy cô bố mẹ, sau đó cũng nên dũng cảm hơn mà phản kháng, đấu tranh tự bảo vệ lấy mình.
- Đồ dùng cá nhân em thường để gọn gàng trong phòng của mình, không vứt bừa bãi ở phòng khách, phòng bếp,...
- Sách vở em để trên giá, quần áo treo ngay ngắn vào tủ, đồ chơi sẽ xếp vào các hộp gọn gàng.
- Thường ngày em sẽ quét phòng để luôn sạch sẽ.
- Cùng nhau trao đổi với nhóm về cách sắp xếp nơi ở của mình
- Một số học sinh trình bày ý tưởng sắp xếp nơi ở gọn gàng, sạch đẹp
- Em đã tham gia hoạt động tình nguyện – ngày thứ 7 xanh. Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động đó: rất vui và hào hứng.
- Qua những hoạt động đã tham gia và giao tiếp hằng ngày, em đã thiết lập được mối quan hệ “bạn bè”, thân thiết với những người xung quanh.
- Điều sẽ xảy ra nếu không có mối liên hệ với cộng đồng: không có mối quan hệ từ xã hội, hạn chế bản thân giao tiếp, cởi mở.
- Cần làm để thiết lập được mối quan hệ với cộng đồng: tham gia nhiều hoạt động tập thể hơn, khi tham gia hoạt động với tinh thần hết mình vì cộng đồng
- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.
- Nghề truyền thống có vai trò đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ
Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
+ Người lớn: Lễ phép, kính trọng
+ Thầy cô giáo: Lễ phép, kính trọng
+ Bạn bè: Tôn trọng
+ Em nhỏ: Ân cần, dịu dàng
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những cách thức giao tiếp phù hợp.