K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2018

Đáp án B

Thành phần thực vật, động vật ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai – Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang

Câu 1: Thành tựu:-  Kinh tế:        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.- Xã hội:     ...
Đọc tiếp

Câu 1: Thành tựu:

-  Kinh tế:

        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.

         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.

- Xã hội:

         + Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 2:

Cơ cấuXu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế: Tăng tỉ trọng KV dịch vụ và công nghiệp- xây dựng,giảm tỉ trọng KV nông- lâm- ngư nghiệp.

=> là sự chuyển dịch tích cực và phù hợp với yêu cầu chuyể dịch kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

- Sự chuyể dịch trong nội bộ ngành kinh tế:

      + Khu vực I: Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

 *Trong nông nghiệp: Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, gỉm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành dịch vụ nông nghiệp.

      + Khu vực II:

       1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất:

* Tăng tỷ trọng nhóm ngành CN chế biến.

* Giảm tỷ trọng các nhóm ngành CN khai thác và nhóm ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt, nước.

        2.Trong cơ cấu sản phẩm:

* Tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh.

* Giảm tỷ trọng các sản phẩm chất lượng thấp, trung bình.

 +Khu vực III: Tăng trưởng nhanh lĩnh vực liên quan         đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.

                  Ra đời nhiều loại hình dịch vụ mới: 

viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ ...

Thành phàn kinh tế

- Tăng tỷ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có vai trò ngày càng quan trọng.

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng cao nhất).

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, tuy nhiên tỷ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên.

Lãnh thổ kinh tế

        Các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có qui mô lớn

        Ba vùng kinh tế trọng điểm : phía Bắc, miền Trung và phía Nam

 

 

Câu 3:

a. Tỉ trọng ngành nông nghiệp= 0,8%,= 0,71% (năm 2005) 

                 ngành lâm nghiệp= 0,04%, = 0,03% (năm 2005)

                 ngành thủy sản= 0,16% ( năm 2000), = 0,245 (năm 2005)

b.  Nhận xét :

Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:

 

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.

- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.

- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.

0
18 tháng 6 2017

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

22 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

+ Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

- Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa.

- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có cây cận nhiệt đới, các loài thú có lông dày. Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

24 tháng 2 2017

Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A

22 tháng 5 2016

a/ Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)

-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

-Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ

-Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.

b/ Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)

-Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.

-Nhiệt độ trung bình:trên 250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp(30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.

-Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô

-Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.

6 tháng 11 2019

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C

31 tháng 3 2017

a)Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

-Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình <18oC, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bội và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

-Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có long dày như gấu, chồn….

+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

b)Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

-Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ 14oB trở vào.

-Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai- Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ -Mianma) di cư sang.

+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….



31 tháng 3 2017

a)Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

-Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình <18oC, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bội và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

-Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có long dày như gấu, chồn….

+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

b)Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

-Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ 14oB trở vào.

-Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai- Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ -Mianma) di cư sang.

+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….


19 tháng 1 2018

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D     

13 tháng 9 2018

Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/48 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A