K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2023

Tham khảo
- Thằn lằn xanh: Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm ăn vào ban ngày.

- Tắc kè: Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm ăn vào buổi tối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a. Thế là hai bạn … về cuộc sống.

b. Thằn lằn xanh nhận ra … đói quá rồi.

c. Trong khi đó … đói quá rồi.

29 tháng 9 2023

Lần đầu về quê, bạn nhỏ được bà nội giới thiệu cho biết về những cây mít, cây nhãn, cây sung, cây chuối, câu cau. 

23 tháng 9 2023

Tham khảo

Đoạn mở đầu giới thiệu về Bét-tô-ven:

- Là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới.

- Ông đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng, trong số đó có Bản xô-nát Ánh trăng.

29 tháng 9 2023

Đoạn mở đầu giới thiệu về không khí và cảnh vật về chiều hè ở ngoại ô. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một trang sử đầy hào hùng trong quá khứ Việt Nam cổ đại. Diễn ra vào năm 938, trận đánh này đã ghi dấu một trang sử vĩ đại trong cuộc kháng chiến của người Việt chống lại quân đội Nam Hán của Trung Quốc. Trước đó, dưới sự lãnh đạo của các danh tướng như Ngô Quyền, người Việt đã tự hào giữ vững khát vọng giành lại độc lập cho mình sau hàng thế kỷ chịu ách đô hộ Trung Quốc.

2. Hồ Chí Minh, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam, được biết đến với tài năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Ông có khả năng lãnh đạo tuyệt vời, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và cống hiến cuộc đời mình cho cuộc chiến giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba, sáng tác những tác phẩm văn học sâu sắc và cảm động về tình yêu nước và con người. Tài năng và phẩm chất nhân văn của Hồ Chí Minh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt Nam và là nguồn cảm hứng không chỉ đối với dân tộc mình mà còn với nhân loại.

18 tháng 9 2023

a. Bài văn trên có 3 phần.

Đó là:

- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp. 

- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình. 

b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tỏ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.

c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:

- Đoạn 1: Các bạn trong  lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến. 

- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phog trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.

- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp. 

d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:

- Trước giờ sinh hoạt lớp: 

+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí". 

+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.

-  Trong giờ sinh hoạt lớp:

+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,.. 

+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.

e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.

g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động. 

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông...
Đọc tiếp

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...

Ông đứng trước mặt cậu, chìa đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé nhìn ông đầy thương cảm. Cậu lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng không tìm được thứ gì đáng giá. Cậu nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão, lễ phép nói:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay cậu:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.

                                                                                                         Hoàng Minh

a. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

b. Xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc ấy.

1
13 tháng 10 2023

a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".

b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố

Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương

- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp

Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá

- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra

Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn

c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".

2 tháng 10 2023

- Cách trình bày một vở kịch khác với những câu chuyện em đã đọc về:

+ Cách giới thiệu quang cảnh: Giới thiệu riêng trước khi kể chuyện

+ Nhân vật: Giới thiệu riêng trước khi kể chuyện

+ Mỗi lời nói của các nhân vật khác nhau sẽ được thể hiện bằng cách xuống dòng.

26 tháng 11 2023

1. - Miền quê em yêu mến: ngoại thành Hà Nội. 

- Cảnh vật:

+ Ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. 

+ Phía xa, cánh đồng lúa rộng mênh mông. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm.

+ Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang. 

+ Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. 

+ Thỉnh thoảng, trong làng lại vang lên tiếng gà gáy. 

+ Dòng sông hiền hòa chảy qua làng, bồi đắp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng. 

- Con người:

+ Các bác nông dân đang làm việc hăng say.

+ Những buổi chiều mát mẻ, em thường cùng các anh chị ra đây để thả diều. Những con diều bay cao trong gió như ước mơ của tuổi thơ đang bay cao bay xa. 

- Mong ước của em: Em mong sao làng quê em vẫn mãi bình yên, êm ả như vậy!
2. 

Bài tham khảo:

Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê. Quê em ở ngoại thành Hà Nội. Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình. 

Thời tiết ngày hè rất nóng bức. Ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Phía xa, cánh đồng lúa rộng mênh mông. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Các bác nông dân đang làm việc hăng say. Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang. Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Những buổi chiều mát mẻ, em thường cùng các anh chị ra đây để thả diều. Những con diều bay cao trong gió như ước mơ của tuổi thơ đang bay cao bay xa. Thỉnh thoảng, trong làng lại vang lên tiếng gà gáy. Dòng sông hiền hòa chảy qua làng, bồi đắp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng. Em mong sao làng quê em vẫn mãi bình yên, êm ả như vậy!

Kết thúc kì nghỉ hè, em phải trở về với cái ồn ào, tấp nập của phố phường Hà Nội nhưng những bình yên quê hương đem lại vẫn luôn thổn thức trong tâm trí em. Mỗi dịp rảnh rỗi, em lại trở về quê hương.
3. Em tiến hành trao đổi, góp ý.