Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 8: (Nhận biết)
Loại khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sét, cao lanh.
B. bôxit, dầu khí.
C. đá vôi, than bùn.
D. oxit titan, cát trắng
Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng và hóa chất.
Đáp án: C.
Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là cát thủy tinh. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).
Đáp án: A.
Việt Nam là quốc gia có tài nguyên dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí có nhiều đóng góp quan trọng đối với kinh tế quốc dân. Dầu khí mang lại trên 20% tổng thu ngân sách, đóng góp 16 - 18% GDP trong các năm qua. Về kim ngạch xuất nhập khẩu, dầu thô luôn là một trong bốn mặt hàng có tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam. Trước năm 2005, dầu thô đóng góp tới 23% kim ngạch xuất khẩu và tới nay khi các ngành khác của Việt Nam phát triển hơn (như công nghiệp hóa dầu) thì dầu thô luôn giữ mức đóng góp bình quân 7 - 8% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Ngành công nghiệp dầu khí thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, điều này không chỉ giúp Việt Nam giải quyết khó khăn về vốn đầu tư mà còn giúp nâng cao kỹ năng quản lý và công nghệ trong Ngành Dầu khí, tiến tới cạnh tranh với công ty dầu khí quốc tế và thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với đại diện là Petrovietnam đã đạt được những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật và công nghệ lọc hóa dầu. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho dòng sản phẩm năm 2009 đã đánh dấu sự phát triển đồng bộ và toàn diện của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Đến nay, Ngành Dầu khí Việt Nam đã có đủ các hoạt động trong chuỗi giá trị dầu khí, bao gồm tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp khí - điện, chế biến dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, với lĩnh vực cốt lõi là tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí. Trong thời gian tới, Ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Petrovietnam tiếp tục cung ứng sản lượng đáng kể các sản phẩm lọc hóa dầu, đạm, điện cho thị trường trong nước. Mục tiêu đặt ra cho Ngành Dầu khí là tiếp tục đóng góp lớn cho GDP và ngân sách quốc gia. Năm 2016, Petrovietnam dự kiến sẽ gia tăng trữ lượng dầu khí đạt16 - 20 triệu tấn dầu quy đổi, sản xuất 5.690 nghìn tấn xăng dầu các loại, tiến tới đáp ứng 80% nhu cầu xăng dầu trong nước. Trong tương lai gần, Petrovietnam cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò nhằm phát hiện thêm nhiều mỏ nhỏ bù đắp cho sự suy giảm của các mỏ khai thác dầu thô chính hiện nay. Để làm được điều đó cần có sự đầu tư lớn về vốn cho tìm kiếm, thăm dò đặc biệt tại các khu vực tiềm năng dầu khí của đất nước. Ngược lại, đối với lĩnh vực khí, việc phát hiện ra các mỏ khí lớn như mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực khí phát triển trong thời gian tới (dự kiến sau năm 2020). Để tiếp tục duy trì và phát triển, Ngành Dầu khí cần tìm ra và cải tiến những mặt yếu kém, bất cập trong tổ chức sản xuất, quản lý vốn đầu tư, công tác quản lý cán bộ và xây dựng lực lượng lao động, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao. Đồng thời, sự sụt giảm giá dầu trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng. Đây là thời điểm để rà soát, bổ sung chiến lược phát triển bao gồm quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo hướng thích nghi với tình hình thay đổi nhanh trong lĩnh vực dầu khí. Và cũng chính là giai đoạn cần đặt vấn đề hiệu quả toàn chuỗi hoạt động dầu khí và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống lên trên hết. Làm tốt những khâu này là nhân tố quyết định để Ngành Dầu khí tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo của mình và cũng là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong hội nhập quốc tế.