K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 6 2021

chị Dậu tên thật là Lê Thị Đào

chúc bạn học tốt

11 tháng 6 2021
Tên thật của chị Dậu là Lê Thị Đào.
16 tháng 6 2016

Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và (theo nhà văn là) sinh ra trong gia đình trung lưu.

29 tháng 6 2016

lee thị đào

1 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích, có thể thấy :

– Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu – ông), sau chị chuyên sang xưng tôi (tôi – ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà – mày) !…

Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậu đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

+ Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bất ngờ ập đến với điệu bộ hung dữ, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước” đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì… vẫn chưa có tiền nộp thuế nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

+ Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậỵ như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: Chị vẫn gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi – ông) không còn được coi là người bề ữên đáng tôn kính (như ông toong cháu – ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

+ Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phẫn nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mất hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà – mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đững đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai “ngã chỏng quèo” hết sức dữ dội, bất ngờ…

Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh và hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đôi với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực: “tức nước vỡ bờ”.

– Để chứng minh sự “vỡ bờ” (hành động quật lại quyết liệt của chị Dậu) ở đây là tất yếu, phấi bám sát văn bản, theo dõi sự diễn biến của tình huống truyện, cần đặc biệt chú ý :

+ Ban đầu, chị Dậu hoàn toàn không có ý chống lại “người nhà nước”, đúng là chị đâu “dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước”. Dù quá túng bấn, chị đã chạy vạy xoay xoả đủ cách, phải bán cả con và đáng lẽ đã đủ tiền nộp sưu thì chị lại bị buộc phải nộp cả suất sưu của người đã chết một cách hết sức vô lí nên mới bị coi là kẻ thiếu sưu ! Chị “run run”, “cố thiết tha” van xin tên cai lệ cho khất, nhưng tên tay sai không chút tình người đó không thèm nghe chị lấy nửa lời, đã đáp lại chị một cách tàn nhẫn và cứ xông vào trói anh Dậu. Trong tình thế mạng sống của anh Dậu treo trên sợi tóc như vậy, chị không thể chịu đựng hơn được nữa, mới “liều mạng cự lại”.

+ Cần chú ý, thoạt đầu chị cũng chỉ “cự lại” bằng lí lẽ. Chị dõng dạc nói lên cái đạo lí tối thiểu của con người : Không được hành hạ người đau ốm ! Nhưng tên cai lệ hung ác hơn cả chó sói ấy quay lại “tát đánh bốp” và cứ chồm tới anh Dậu, thì lúc này chị Dậu phẫn nộ ngút trời, vụt đứng dậy với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ, ra tay quật ngã cả hai tên tay sai…

Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã cho thấy rõ trong tình thế cùng đường, chị Dậu buộc phải hành động như vậy, không thể nào khác. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nghèo, hiền dịu, giàu lòng yêu thương, nhưng muốn sống yên phận mà cũng không xong, đã trở thành người đàn bà “ngỗ nghịch”, “bất trị” với bọn thống trị tàn ác. Sự “vỡ bờ” (việc chống trả lại của chị Dậu) trong tình huống ấy là điều hoàn toàn tất yếu. Điều tất yếu trong hành động của chị Dậu đó cũng phản ánh cái quy luật tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”, “có áp bức có đấu tranh”.   

Ta có thể thấy

- Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu - ông), sau chị chuyển sang xưng tôi (tôi - ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà - mày) !...

   Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậụ đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

   + Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bât ngờ ập đến với điệu bộ hung dử, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước" đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì... vẫn chưa có tiền nộp thuê nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

   - Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và cứ sân đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thế chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậy như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: chị vần gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi - ông) không còn được coi là người bề trên đáng tôn kính (như ông trong cháu - ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

   + Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phần nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mât hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà - mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đĩnh đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai ngã chỏng quèo hết sức dữ dội, bất ngờ...

   Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh vả hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đốí với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực:  “tức nước vỡ bờ”.

3 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Tham khảo nha em:

Nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích, có thể thấy :

– Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu – ông), sau chị chuyên sang xưng tôi (tôi – ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà – mày) !…

Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậu đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

+ Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bất ngờ ập đến với điệu bộ hung dữ, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước” đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì… vẫn chưa có tiền nộp thuế nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

+ Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậỵ như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: Chị vẫn gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi – ông) không còn được coi là người bề ữên đáng tôn kính (như ông toong cháu – ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

+ Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phẫn nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mất hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà – mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đững đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai “ngã chỏng quèo” hết sức dữ dội, bất ngờ…

Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh và hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đôi với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực: “tức nước vỡ bờ”.

– Để chứng minh sự “vỡ bờ” (hành động quật lại quyết liệt của chị Dậu) ở đây là tất yếu, phấi bám sát văn bản, theo dõi sự diễn biến của tình huống truyện, cần đặc biệt chú ý :

+ Ban đầu, chị Dậu hoàn toàn không có ý chống lại “người nhà nước”, đúng là chị đâu “dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước”. Dù quá túng bấn, chị đã chạy vạy xoay xoả đủ cách, phải bán cả con và đáng lẽ đã đủ tiền nộp sưu thì chị lại bị buộc phải nộp cả suất sưu của người đã chết một cách hết sức vô lí nên mới bị coi là kẻ thiếu sưu ! Chị “run run”, “cố thiết tha” van xin tên cai lệ cho khất, nhưng tên tay sai không chút tình người đó không thèm nghe chị lấy nửa lời, đã đáp lại chị một cách tàn nhẫn và cứ xông vào trói anh Dậu. Trong tình thế mạng sống của anh Dậu treo trên sợi tóc như vậy, chị không thể chịu đựng hơn được nữa, mới “liều mạng cự lại”.

+ Cần chú ý, thoạt đầu chị cũng chỉ “cự lại” bằng lí lẽ. Chị dõng dạc nói lên cái đạo lí tối thiểu của con người : Không được hành hạ người đau ốm ! Nhưng tên cai lệ hung ác hơn cả chó sói ấy quay lại “tát đánh bốp” và cứ chồm tới anh Dậu, thì lúc này chị Dậu phẫn nộ ngút trời, vụt đứng dậy với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ, ra tay quật ngã cả hai tên tay sai…

Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã cho thấy rõ trong tình thế cùng đường, chị Dậu buộc phải hành động như vậy, không thể nào khác. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nghèo, hiền dịu, giàu lòng yêu thương, nhưng muốn sống yên phận mà cũng không xong, đã trở thành người đàn bà “ngỗ nghịch”, “bất trị” với bọn thống trị tàn ác. Sự “vỡ bờ” (việc chống trả lại của chị Dậu) trong tình huống ấy là điều hoàn toàn tất yếu. Điều tất yếu trong hành động của chị Dậu đó cũng phản ánh cái quy luật tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”, “có áp bức có đấu tranh”.   

3 tháng 10 2021

em cảm ơn nhìu

17 tháng 10 2018

Tham khảo nha :

  Tôi vốn là hàng xóm của chị Dậu. Hôm đó, tôi vừa đi chợ về thì chợt thấy cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập đi vào nhà chị Dậu. Biết là có chuyện, tôi vội bỏ dở công việc, chạy tắt hàng rào sang báo cho chị Dậu. Thế là vô tình tôi đã được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ.

    Khi tôi sang, ở góc nhà, thằng Dần đang vục đầu húp soàn soạt bát cháo loãng, còn chị Dậu thì đang quạt một bát khác cho nhanh nguội. Sau đó, chị bê bát cháo ra cho anh Dậu và ngồi xem anh ăn có ngon miệng không. Nhìn hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị, tôi không khỏi xót xa. Anh Dậu hình như biết ý vợ nên cố gắng ngồi dậy. Anh vừa kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng tay roi, tay gậy hùng hổ bước vào. Cai lệ hống hách gõ đầu gậy xuống đất, cất giọng khàn khàn, bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp sưu ngay lập tức. Sợ quá, anh Dậu lăn đùng ra phản. Lúc đó trông anh thật tội nghiệp. Cái anh này sức lực đã yếu lại còn bị ốm một trận dài từ năm ngoái nên mọi việc đều do một mình chị Dậu cáng đáng hết. Chỉ vì thiếu tiền sun mà anh đã bị cùm trói cả ngày đến mức ngất đi chúng mới thả cho về. Chắc sợ quá, anh rúm người lại, không dám nói năng gì. Đã vậy, khi nhìn thấy anh Dậu như thế, người nhà lí trưởng còn mỉa mai: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy”. Cái anh người nhà lí trưởng này cũng hách dịch ghê quá. Anh ta quay sang bảo chị Dậu muốn khất sưu thì hãy đi gặp ông lí mà khất còn anh ta không cho chị khất thêm một giờ nào nữa. Nghe thấy thế, chị Dậu khẩn thiết van xin, giãi bày. Chị bảo nhà chị đã túng lại phải đóng thêm suất sưu cho chú em nên chưa xoay kịp chứ chị không dám khất sưu “nhà nước”. Cai lệ không để chị nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt lên, quát chị, không đồng ý cho chị khất sưu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục hạ mình van xin trong tiếng chửi mắng quát nạt của cai lệ và người nhà lí trưởng. Để được khất sưu, chị đã “một điều ông hai điều cháu” với cai lệ. Chị đã hạ mình hết mức để cứu chồng. Là hàng xóm của chị, tôi biết lắm chứ, nhà chị hiện nay đâu còn gì bán được. Để đóng suất sưu cho chồng, chị đã phải bán hết mấy gánh khoai, đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng mới sáu, bảy tuổi. Vì chồng, chị đã hạ mình để khơi dậy chút lương tâm ít ỏi của tên cai lệ, nhưng hắn đâu còn là người nữa. Nghe những lời van xin thống thiết của chị, chẳng những hắn không động lòng mà còn quay sang hét người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại. Trong khi người nhà lí trưởng còn đang lóng ngóng – anh ta không nỡ trói một người đang ốm bê ốm bết – thì cai lệ chạy đến giật phắt lấy sợi dây thừng, xông đến để trói anh Dậu. Chị Dậu mặt xám lại. Tôi nghĩ hình như chị đã căm tức lắm rồi nhưng vẫn cố nhịn. Chị kêu khóc van xin tha cho chồng chị. Nhìn cảnh đấy, tôi trào nước mắt vì thương anh chị Dậu. Tôi cũng nghèo, tôi bất lực, không giúp được gì cho chị cả. Tên cai lệ vẫn bỏ mặc ngoài tai những lời van vỉ, hắn gạt chị ra, xông vào trói anh Dậu. Đến nước này, không chịu được nữa, không “ông – cháu” nữa, chị lớn tiếng: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị hiền lành nhưng cũng thật sắc sảo, lời nói của chị thật thấu tình đạt lí. Nhưng tên cai lệ đâu có để ý, hắn tát chị Dậu đánh “bốp” một cái để thách thức rồi lại tiếp tục xông vào trói anh Dậu. Đến nước này thì không thể nào chịu đựng hơn được nữa, chị xông vào kéo tên cai lệ ra, mồm rít lên, thách thức : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị lao vào trận chiến giằng co với tên cai lệ để bảo vệ chồng. Cuối cùng, sức lực của một anh chàng nghiện đành thua sức lực của một người đàn bà lực điền. Hắn bị chị Dậu tóm gáy, lẳng ra thềm. Tên người nhà lí trưởng xông vào ứng cứu nhưng rồi cũng phải chịu trận như cai lệ. Tôi nhìn cảnh ấy mà lòng hả hê sung sướng. Lúc chúng mới đến thì hùng hổ, tráo trâng bây giờ thì như một lũ chuột ngập nước, trông thảm hại rúm ró. Nhưng khi nghe anh Dậu khuyên can vợ và nói: “Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội”, tôi lại thấy lo cho chị Dậu quá. Chị đã dám đứng lên tự bảo vệ gia đình mình, giờ đây, ai bảo vệ cho chị? Cuộc đời chị sẽ thế nào đây? Tôi chỉ biết cầu mong cho cuộc đời của chị sẽ tốt đẹp hơn.

      Ra về, tôi cứ suy nghĩ mãi về chị Dậu – người phụ nữ giàu lòng yêu chồng thương con nhưng cũng rất dũng cảm, kiên cường. Chị là người đầu tiên trong làng đã dám chống lại “người nhà nước”. Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều người khác theo gương chị, bởi “tức nước” thì “vỡ bờ”.

12 tháng 11 2021

thế mới là HẢO HÁN!

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

- Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

- Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

Câu 2:

Câu nói đó thể hiện sự tức giận ko thể kìm nén được của chi Dậu. ý nghĩa của câu nói là chị Dậu thà phải ngồi tù còn hơn cứ để tên cai lệ hống hách kia ức hiếp đó à phản ứng tức thời ,bộc phát thiếu suy nghĩ nhưng lại thể hiện sâu sắc sức mạnh tiềm tàng không chịu khuất phục trước sự áp bức . điều này cho thấy rằng nếu có sự dẫn đừng chỉ lối của đảng thì những nông dân như chị sẽ là người đứng lên đấu tranh đầu tiên và đồng thời nhấn mạnh tư tửong chính cửa tác phẩm

29 tháng 9 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

- Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

- Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

Câu 2:

Câu nói đó thể hiện sự tức giận ko thể kìm nén được của chi Dậu. ý nghĩa của câu nói là chị Dậu thà phải ngồi tù còn hơn cứ để tên cai lệ hống hách kia ức hiếp đó à phản ứng tức thời ,bộc phát thiếu suy nghĩ nhưng lại thể hiện sâu sắc sức mạnh tiềm tàng không chịu khuất phục trước sự áp bức . điều này cho thấy rằng nếu có sự dẫn đừng chỉ lối của đảng thì những nông dân như chị sẽ là người đứng lên đấu tranh đầu tiên và đồng thời nhấn mạnh tư tửong chính cửa tác phẩm

23 tháng 10 2016

chị Dậu vì thương chồng

24 tháng 8 2017

vì chị dậu yêu thương chồng mk

17 tháng 9 2021

mik cần gấp lắm 😭

19 tháng 11 2021

Dựa vào dàn ý để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh theo ý bạn nhé!!
 

I. Mở bài

Sưu cao, thuế nặng đã trở thành tai họa của gia đình tôi không biết từ lúc nào.Tôi đã phải đứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái.

II. Thân bài

Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết.Bà con hàng xóm đến cứu giúp, chồng tôi mới tỉnh lại. Lại được bà lão hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để cho anh ấy ăn.Anh ấy chưa kịp ăn bát cháo thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã tiến vào với những dụng cụ bắt người và đòi thu thuế.Tôi cúi đầu van xin họ cho tôi được khất.Bọn họ không chịu mà còn đòi bắt trói chồng tôi -> tôi xin tha cho chồng nhưng bọn họ còn đánh cả tôi rồi sấn tới trói chồng tôi.Tôi bắt đầu lớn tiếng với họ -> họ tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi -> tôi không nhịn được nữa nên ăn thua với họ.Chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi nhưng tôi nói rằng thà ngồi tù chứ để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được. 

III. Kết bài:

Việc làm của tôi đã được nhiều người hưởng ứng. Sau lần đó người nhà lí trưởng cũng như tên cai lệ không còn hống hách và đàn áp bà con trong xóm như xưa nữa.
19 tháng 11 2021

THAM KHẢO:

Tôi là Lê Thị Đào, sau khi lấy chồng thì người ta gọi tôi là Dậu theo tên của chồng tôi. Gia đình mẹ đẻ tôi cũng thuộc hạng trung lưu, sau khi lấy chồng thì cũng kiếm vừa được của ăn của để. Khổ nỗi, giờ thóc cao gạo kém, người trong nhà thì nhiều thêm, lại hai đám tang nữa của mẹ chồng và em trai chồng, hai cỗ quan tài đã mất gần 14 đồng, chồng thì ốm đau liên miên. Nên giờ nhà tôi mới biến thành nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh trong làng Đông Xá này.

Lại đau đầu hơn, giờ đang là mùa thuế, ngoài đình trống mõ ầm ầm, suốt cả ngày đêm, thúc giục người dân nộp thuế. Nhà tôi lại đang túng, chồng thì ốm vật vã liên miên, con thì nhỏ, trụ cột trong nhà trông hết cả vào người đàn bà như tôi gánh vác, một người làm 5 miệng ăn thì tiền đâu mà nộp sưu! Cùng đường, tôi đành dứt ruột bán cái Tý. Thôi thì ở nhà mình nó khốn khổ quá, cơm chả đủ ăn, đến nhà Nghị Quế may ra còn có cơm ăn, áo mặc. Dù đau lòng nhưng nghĩ đến chồng, nghĩ đến tương lai của con tôi đành nén nỗi đau đớn bán đi khúc ruột của mình. Cuộc đời thật lắm trái ngang, tôi bán cả con, cả đàn chó vừa mới mở mắt, cả gánh khoai những tưởng đủ tiền sưu, chồng được thả về, nào ngờ ra đình lại lòi ra thêm cái khoản sưu của người em chồng đã mất từ tháng 10 năm ngoái. Thật quá khốn nạn! Chúng cướp tiền trắng trợn của những người dân đen như chúng tôi. Đến người chết nay đã xanh mồ, xanh mả chúng cũng không tha.

 

Chồng tôi vẫn bị đánh trói ngoài đình vì tôi chưa chạy được tiền sưu. Lũ khốn nạn bọn chúng cứ làm như đánh đập là người ta có thể nôn ra tiền ngay được. Chồng tôi bị ốm, cả 2 ngày chưa có thứ gì vào bụng lại bị chúng đánh đập dã man nên kiệt quệ sức lực mà ngất đi. Tối hôm nay, khi đang dỗ cái Tỉu, tôi hoảng hốt khi thấy người ta vác chồng tôi về như vác một cái xác. Người ta vứt bịch chồng tôi xuống sàn, nói vài ba câu rồi bỏ đi. Nhìn chồng mình bất tỉnh nằm giữa sân tôi bàng hoàng, đau đớn lay gọi chồng, gào khóc, gọi hồn vía chồng, 2 đứa con nhìn bố mẹ hoảng sợ cũng tru tréo không ngừng. Nhờ trời động lòng thương, nhờ sự giúp đỡ của bà con làng xóm mà sáng ngày hôm sau chồng tôi qua cơn nguy kịch dần tỉnh lại. Được bà lão hàng xóm hỏi thăm, cho bát gạo, tôi nấu ngay cháo cho chồng. Nhưng khốn nạn thay, chồng tôi chưa kề được bát cháo vào miệng, thì không biết tên cai lệ và người nhà lí trưởng nghe tin từ đâu, hùng hùng hổ hổ xông vào nhà tôi, với những tay thước, dây thừng, roi song trông thật dữ tợn. Tên cai đi với bộ dáng huênh hoang, hách dịch, quất mạnh đầu roi xuống để ra oai. Hắn thét:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua rồi, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

Chồng tôi hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra đó, chắc vẫn còn bị ám ảnh bởi những trận đòn roi dã man của chúng. Tên người nhà lí trưởng quay sang tên cai lệ, chỉ vào chồng tôi, cười mỉa:

- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

Lúc này, tôi cũng hoảng lắm, nhà thì còn thiếu sưu, tiền gạo còn chả đủ, chồng thì cứ ốm mãi, nhỡ người ta lại lôi ra hành xác tiếp thì sao? Nhỡ chồng mình chết thật thì sao? Nghĩ đến đây, tôi bỗng toát mồ hôi vì lo sợ. Không! Dù thế nào tôi cũng không thể để chồng tôi bị chúng lôi đi lần nào nữa…

Bỗng tên cai chỉ vào mặt tôi:

- Chị khất sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy ra nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa.

Tôi nói, giọng run rẩy, cố thuyết phục bọn chúng:

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng thêm cả suất sưu chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất...

Không để tôi nói được hết câu, tên cai trợn ngược mắt, chống hai tay vào hông, ra vẻ, quát tháo, chửi rủa ầm ĩ:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Tên này vẫn hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi chứ chỉ mắng thôi à!

Hắn quay phắt ra, lên giọng, ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng cứ lóng nga lóng ngóng, hết nhìn chồng tôi rồi lại nhìn tên cai lệ, dường như hắn không dám hành hạ người ốm thì phải, nhỡ làm sao thì hắn lại chịu tội. Có lẽ hắn vẫn còn một chút tình người. Quá mất kiên nhẫn, tên cai lệ hầm hầm xông đến giật phắt cái dây thừng trong tay tên kia, chạy sầm sập như muốn rung chuyển đất trời đến định trói chồng tôi.

Tôi hoảng quá, đặt ngay cái Tỉu đang bế trên tay xuống, vội chạy ra chỗ chồng. Trong lúc chạy đi tôi thấy thằng Dần nãy giờ vẫn co ro sợ hãi trong một góc nhìn theo tôi, thấy tôi đặt cái Tỉu xuống thì chạy ra bế lấy em nó rồi quay về chỗ cũ. Lòng tôi bỗng nhói lên đau đớn.

Tôi may mắn đỡ được cánh tay của tên cai. Tôi ngẩng đầu, cố gắng thiết tha cầu khẩn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này!Tha này!

Vừa nói, hắn vừa bịch vào ngực tôi vài cái, rồi hếch cằm, trợn trừng mắt, tiếp tục định trói chồng tôi. Đau quá! Đau như không thở được nữa!

Cơn đau đó khiến sự nhẫn nhục của tôi đạt gần như đạt đến giới hạn. Không biết lúc ấy, tôi vớ được cái gan hùm ở đâu, liều mạng đấu lí với chúng nó:

- Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Dứt câu. Một cái bạt tai đau điếng giáng xuống mặt tôi. Hắn phủi tay, tiếp tục làm việc hắn cần làm. Cái tát đau điếng, bỏng rát, sao có thể bằng cơn giận của tôi lúc này. Nó đã đẩy sự tức giận của tôi lên đến đỉnh điểm. Tôi nhất định phải bảo vệ được cái gia đình này! Bảo vệ chồng tôi dù ra sao thì ra.

Tôi nghiến chặt hai hàm răng, dằn từng tiếng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi nhanh như cắt, tôi túm lấy cổ tên cai ấn dúi hắn ra cửa. Hắn có vẻ rất bất ngờ khi thấy một con đàn bà như tôi mà dám chống lại hắn. Cái sức lẻo khoẻo của thằng nghiện như hắn sao có thể bằng được tôi. Bị tôi ấn túm bất ngờ, hắn ngã chỏng quèo ra đất. Ngã rồi, mà miệng vẫn còn nham nhảm đòi tiền sưu nhà tôi. Tôi đang định tiến gần hơn chỗ tên cai lệ thì tên người nhà lí trưởng đã sấn sổ tới chỗ tôi, tính cầm gậy đánh tôi, mắt hắn trợn ngược lên, răng nghiến rít từng tiếng, nghe rất kinh khủng. Ngay lập tức, tôi xoay ngang người chộp được cây gậy, cố gắng dùng hết sức để giằng lấy. Rồi không biết cây gậy văng ra từ bao giờ, tôi vội túm lấy tóc hắn, giật mạnh, rồi lẳng hắn ra ngoài thềm nhà. Hai tên lồm cồm bò dậy, bộ dạng vô cùng thảm hại. Nhìn bộ dạng chúng như thế, tôi vô cùng hả dạ. Tôi cũng không ngờ là tôi hạ được bọn chúng nhanh như thế-những kẻ vừa mới đây còn hung hãn, dữ tợn, bất nhân như tưởng mang theo cả trận cuồng phong đến với gia đình nhà tôi.

Đứng dậy nhìn tứ phía không thấy bóng 1 đồng bọn, có lẽ bọn chúng biến mất từ khi tôi đánh 2 tên này. Cai lệ và người nhà lí trưởng dắt díu nhau về đình. Khi rời khỏi nhà tôi, hắn không quên ném cái nhìn căm thù thì và chửi câu đe dọa:

- Con khốn! Rồi mày cứ chờ mà xem!

Tôi thầm nghĩ: “Thật đúng là cái bọn hèn, chỉ biết ức hiếp dân nghèo.”

Anh chồng tôi nãy giờ đã muốn can ngăn, nhưng mệt quá nên chỉ ngồi một chỗ kêu: “U nó không được thế, người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là mình phải tù, phải tội.”

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận:

-Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Chứ cứ mặc kệ thế, để chúng quyết mình sống hay mình chết à?

Bà lão hàng xóm lại lật đật chạy sang hỏi thăm, bế hộ cái Tỉu. Bà vừa ẵm con bé, vừa nhìn tối với vẻ lo lắng, ái ngại nói:

- Sao chị lại thế! Đánh nó chỉ bõ được cơn tức, rồi mình còn gánh hậu quả nặng hơn cả thế nữa ấy chứ! Lại còn là đàn bà...

Nhìn khuôn mặt cụ lộ rõ vẻ sững sờ trước hành động chống trả của tôi khi nãy. Nhìn cụ, tôi đáp:

- Cụ ạ! Cháu cũng biết là mình là dân đen, dân nghèo, chống đối lại các bác ấy đã là quá lắm rồi. Lại còn là đàn bà con gái, thế cũng chẳng hay hớn gì. Nhưng cứ để thế cho chúng nó mặc xác hành hạ, đánh đập, nhỡ chồng con chết hay làm sao thì còn đau khổ hơn thế nữa ấy!

Bà lão cũng chẳng nói gì thêm. Tôi lại vào nhà, khuyên chồng ăn cố ít cháo cho đỡ, dỗ hai đứa trẻ đang khóc lóc ầm ĩ vì sợ hãi. Tôi chưa biết ngày mai sẽ thế nào, chỉ cần ngay lúc này chồng tôi không bị bắt đi, không bị hành hạ. Sống bình yên được ngày nào hay ngày ấy.

Ngoài đình, mõ vẫn vang, tù và vẫn inh ỏi, trống thúc cứ ầm ầm thúc giục sưu thuế. Từng hồi, từng hồi dai dẳng, ám ảnh...