K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Mở đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì? 2. Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ử vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp vì sao? (xem lại chú thích (8) ở trên để hiểu lí do khiến hai triều Đinh, Lê phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng...
Đọc tiếp

1.Mở đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

2. Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ử vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp vì sao? (xem lại chú thích (8) ở trên để hiểu lí do khiến hai triều Đinh, Lê phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô.)

3. Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô? (Chú ý vị trí địa lí, hình thế núi sông, sự thuận tiện trong giao lưu, phát triển về mọi mặt)

4.Chứng minh Chiếu dời đô đã có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình?

(Gợi ý:

-Trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc cần thiết phải dời đô.

- Lời ban bố mệnh lệnh mà lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại. Ngôn từ mang tính chất đối thoại, tâm tình ở hai câu cuối bài chiếu có tác dụng như thế nào?)

5*. Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

 

 

6
19 tháng 9 2017

1.Mở đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

- Thời trung đại, khi phải cân nhắc, xác định chí hướng để làm một việc gì, người ta thường lấy chuyện của "Tiền nhân" ra làm căn chuẩn, xem việc đúng đắn là phải tuân theo "mệnh trời". Những thời đại hoàng kim đã qua được nhắc tới như những tấm gương để soi mình. Lí Thái Tổ cũng đã làm như vậy ở phần đầu bài Chiếu dời đô. Việc dời đô của các triều đại nổi tiếng ở Trung Quốc được biện dẫn là Lí Thái Tổ muốn bày tỏ ý nguyện làm cho đất nước vững bền, thịnh vượng. Cũng như người trước, những việc trọng đại (dời đô) đều phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khách quan (mệnh trời) và hợp với lòng người thì mới đạt được thành quả tốt đẹp. Trong mạch lập luận, dẫn việc dời đô của nhà Thương, Chu, Lí Công Uẩn đang chuẩn bị cho những lí lẽ sẽ thuyết trình ở phần sau.

2. Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ử vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp vì sao? (xem lại chú thích (8) ở trên để hiểu lí do khiến hai triều Đinh, Lê phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô.)

- Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) không còn thích hợp vì hai nhà Đinh, Lê đã làm theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ của Thương, Chu, "khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi." Thực ra, vì thế lực chưa đủ mạnh, nên hai triều đại trên vẫn phải dựa vào nơi hiểm yếu của vùng núi đá vôi Ninh Bình để dễ bề chống lại sự xâm lược của thế lực phương Bắc.

3. Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô? (Chú ý vị trí địa lí, hình thế núi sông, sự thuận tiện trong giao lưu, phát triển về mọi mặt)

- Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước". Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

4.Chứng minh Chiếu dời đô đã có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình?

(Gợi ý:

-Trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc cần thiết phải dời đô.

- Lời ban bố mệnh lệnh mà lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại. Ngôn từ mang tính chất đối thoại, tâm tình ở hai câu cuối bài chiếu có tác dụng như thế nào?)

- Về lí lẽ:

+ Lý Thái Tổ đã nêu sử sách làm tiền đề chứng minh cho việc dời đô là hoàn toàn hợp lý thuận lẽ trời.

+ Đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về địa thế thuận lợi của nơi đóng đô mới.

- Về tình cảm:

+ Sau khi đưa ra hàng loạt lí lẽ chặt chẽ, đến câu cuối cùng không phải là một mệnh lệnh của vua ban mà là một câu hỏi mang tính chất đối thoại.

+ Tác dụng: tạo sự đồng cảm giữa dân chúng và nhà vua, vừa thể hiện tinh thần dân chủ, đồng thời làm tăng thêm sức thuyết phục của bài cáo.

19 tháng 9 2017

5*. Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

- Vì Triều đình nhà Lý đã đủ lớn mạnh để có thể chấm dứt được nạn cát cứ phong kiến.

- Vì đất nước đã đủ mạnh và không còn sợ bất kì thế lực nào đe dọa nữa.

19 tháng 6 2018

Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp với:

    + Hai nhà Đinh, Lê tự làm theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ nhà Thương Chu.

    + Triều đại không hưng thịnh, vận nước ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi.

    + Việc đóng đô của hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của cả hai triều chưa đủ mạnh (vẫn còn dựa vào thế núi sông).

    → Thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vua Lý Thái Tổ.

28 tháng 1 2021

,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

2,

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

19 tháng 3 2023

câu chủ đề đâu????

 

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?A. Bút kíB. Truyện ngắn trữ tìnhC. Tiểu thuyếtD. Tuỳ bútCâu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?A. Lời nóiB. Tâm trạng C. Ngoại hìnhD. Cử chỉCâu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử...
Đọc tiếp

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói

B. Tâm trạng

C. Ngoại hình

D. Cử chỉ

Câu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử chỉ:

A. Nghiêm khắc, lạnh lùng

B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt

C. Rất ân cần niềm nở

D. Thái độ khác

Câu 4. Tự ngữ nghĩa rộng là gì?

A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác

C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác

D. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác

Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mổi nhóm sau đây:

A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở

B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao

D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh

Câu 6. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết

Câu 7. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?

A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”

B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ

C. La một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Thán từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

B. Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc

C. Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng

D. Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật

Câu 10. Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ?

A. Ngày mai con chơi với ai?

B. Con ngủ với ai?

C. Khốn nạn thân con!

D. Trời ơi!

Câu 11. Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?

A. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhầm chế nhạo và tạo tiếng cười đối với hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê

B. Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này

C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

D. Là một tiếu thuyết viết về mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

Câu 12. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô-pan-xa ở trong tình trạng như thế nào?

A. Tỉnh táo

B. Không tỉnh táo lắm

C. Mê muội đến mức mù quáng

D. Đang say rượu

Câu 13. Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?

A. Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa

B. Lão không biết đau vì làm hiệp sĩ giang hồ

C. Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đớn đến đâu cũng không được rên rỉ

D. Lão tự xấu hổ với bản thân mình

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo

Câu 15. Tình thái từ là gì?

A. Là những từ đùng để gọi đáp, kêu than

B. Là những từ đùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

D. Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ

Câu 16. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?

A. Điều cần nhấn mạnh trong câu

B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói

C. Phù hợp với địa phương

D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

Câu 17. Trường từ vựng là:

A. Là tập hợp tất cả các từ cò chung cách phát âm

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ, ...)

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)

Câu 18. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, cửa biển, bãi biển, bán đảo.

A. Vẻ đẹp thiên nhiên

B. Địa thế vùng biển

C. Thời tiết biển

D. Sinh vật sống ở biển

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Có giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá hiện thực và nhân đạo lớn

Câu 20. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

A. Giàu tình yêu thương với chồng con

B. Căm thù bọn tay sai của Thực dân Phong kiến

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ

D. Cả 3 ý trên

Câu 21. Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả

B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh

C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất

Câu 22. Ý nào nói đúng nhất nội dung truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 23. Nhận định nào dứng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C.Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 24. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm

B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận

D. Tự sự , miêu tả và nghị luận

Câu 25. Từ tượng thanh là gì?

A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau

B. Là từ mô phỏng âm thanh cảu tự nhiên và con người

C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau

D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

Câu 26. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. xôn xao

B. rũ rượi

C. xộc xệch

D. sòng sọc

Câu 27. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.

A. Gợi tả tiếng người cười

B. Gợi tả tiếng gió thổi

C. Gợi tả tiếng chân người đi

D. Gợi tả tiếng người nói

Câu 28. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng ớp nhân dân

C. Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 29. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý:

A. Tình huống giao tiếp

B. Tiếng địa phương của người nói

C. Địa vị của người nói trong xã hội

D. Nghề nghiệp của người nói

Câu 30. Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biết ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh

B. Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa

C. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình pong kiến xưa

Câu 31. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ

B. Ông Đốc

C. Thầy giáo

D. Tôi

Câu 32. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa

B. Không có gì đặc biệt

C. Mong chóng đến giờ vào lớp

D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân

Câu 33. Qua truyện Tôi đi học, “Tôi” có thái đó như thế nào đối với những người xung quanh?

A. Xa lánh

B. Thân thiện, dễ gần

C. Quyến luyến, gần gũi

D. E ngại

Câu 34. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác

C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác

Câu 35. Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: thợ may, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.

A. Con người

B. Nghề nghiệp

C. Môn học

D. Tính cách

Câu 36. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng

B. Trình bày tâm đia độc ác của người cô của bé Hồng

C. Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ

D. Trình bày tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 37. Trong những nội dung sau của văn bản Trong lòng mẹ, nội dung nào quan trọng nhất?

A. Tâm địa độc ác của bà cô

B. Nổi tủi hỗ cảu chú bé khi bà cô nói xấu mẹ

C. Tình yêu thương cháy bỏng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh

D. Nổi nhớ mẹ da diết

Câu 38. Trợ từ là gì?

A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc

B. Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

C. Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật

D. Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật

Câu 39. Trong những từ ngữ được gạch chân dước đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

A. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.

B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!

C. Vâng, con đã nghe.

D. Trời ơi! Nắng quá!

Câu 40. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật

3
14 tháng 4 2017

Chịu

khó quá

22 tháng 8 2017

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói

B. Tâm trạng

C. Ngoại hình

D. Cử chỉ

Câu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử chỉ:

A. Nghiêm khắc, lạnh lùng

B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt

C. Rất ân cần niềm nở

D. Thái độ khác

Câu 4. Tự ngữ nghĩa rộng là gì?

A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác

C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác

D. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác

Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mổi nhóm sau đây:

A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở

B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao

D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh

Câu 6. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết

Câu 7. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?

A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”

B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ

C. La một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Thán từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

B. Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc

C. Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng

D. Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật

Câu 10. Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ?

A. Ngày mai con chơi với ai?

B. Con ngủ với ai?

C. Khốn nạn thân con!

D. Trời ơi!

Câu 11. Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?

A. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhầm chế nhạo và tạo tiếng cười đối với hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê

B. Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này

C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

D. Là một tiếu thuyết viết về mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

Câu 12. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô-pan-xa ở trong tình trạng như thế nào?

A. Tỉnh táo

B. Không tỉnh táo lắm

C. Mê muội đến mức mù quáng

D. Đang say rượu

Câu 13. Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?

A. Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa

B. Lão không biết đau vì làm hiệp sĩ giang hồ

C. Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đớn đến đâu cũng không được rên rỉ

D. Lão tự xấu hổ với bản thân mình

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo

Câu 15. Tình thái từ là gì?

A. Là những từ đùng để gọi đáp, kêu than

B. Là những từ đùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

D. Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ

Câu 16. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?

A. Điều cần nhấn mạnh trong câu

B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói

C. Phù hợp với địa phương

D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

Câu 17. Trường từ vựng là:

A. Là tập hợp tất cả các từ cò chung cách phát âm

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ, ...)

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)

Câu 18. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, cửa biển, bãi biển, bán đảo.

A. Vẻ đẹp thiên nhiên

B. Địa thế vùng biển

C. Thời tiết biển

D. Sinh vật sống ở biển

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Có giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá hiện thực và nhân đạo lớn

Câu 20. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

A. Giàu tình yêu thương với chồng con

B. Căm thù bọn tay sai của Thực dân Phong kiến

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ

D. Cả 3 ý trên

Câu 21. Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả

B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh

C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất

Câu 22. Ý nào nói đúng nhất nội dung truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 23. Nhận định nào dứng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C.Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 24. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm

B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận

D. Tự sự , miêu tả và nghị luận

Câu 25. Từ tượng thanh là gì?

A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau

B. Là từ mô phỏng âm thanh cảu tự nhiên và con người

C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau

D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

Câu 26. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. xôn xao

B. rũ rượi

C. xộc xệch

D. sòng sọc

Câu 27. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.

A. Gợi tả tiếng người cười

B. Gợi tả tiếng gió thổi

C. Gợi tả tiếng chân người đi

D. Gợi tả tiếng người nói

Câu 28. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng ớp nhân dân

C. Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 29. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý:

A. Tình huống giao tiếp

B. Tiếng địa phương của người nói

C. Địa vị của người nói trong xã hội

D. Nghề nghiệp của người nói

Câu 30. Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biết ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh

B. Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa

C. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình pong kiến xưa

Câu 31. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ

B. Ông Đốc

C. Thầy giáo

D. Tôi

Câu 32. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa

B. Không có gì đặc biệt

C. Mong chóng đến giờ vào lớp

D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân

Câu 33. Qua truyện Tôi đi học, “Tôi” có thái đó như thế nào đối với những người xung quanh?

A. Xa lánh

B. Thân thiện, dễ gần

C. Quyến luyến, gần gũi

D. E ngại

Câu 34. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác

C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác

Câu 35. Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: thợ may, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.

A. Con người

B. Nghề nghiệp

C. Môn học

D. Tính cách

Câu 36. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng

B. Trình bày tâm đia độc ác của người cô của bé Hồng

C. Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ

D. Trình bày tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 37. Trong những nội dung sau của văn bản Trong lòng mẹ, nội dung nào quan trọng nhất?

A. Tâm địa độc ác của bà cô

B. Nổi tủi hỗ cảu chú bé khi bà cô nói xấu mẹ

C. Tình yêu thương cháy bỏng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh

D. Nổi nhớ mẹ da diết

Câu 38. Trợ từ là gì?

A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc

B. Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

C. Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật

D. Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật

Câu 39. Trong những từ ngữ được gạch chân dước đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

A. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.

B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!

C. Vâng, con đã nghe.

D. Trời ơi! Nắng quá!

Câu 40. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!

Câu 1a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếuHiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba...
Đọc tiếp

Câu 1

a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếu

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo...; bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

Hiệp ước Giáp Tuất (1874)  :Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (1883) :Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)   :Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên?

- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"...

- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp..

 

2
18 tháng 5 2019

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

26 tháng 7 2021

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

26 tháng 10 2016

Cau 1:

Chị Dậu đối phó với bọn tay sai bằng cách:

+ lúc đầu chị đấu lý. Chị van xin chúng, dùng đạo lý tối thiểu của con người ra để nói với chúng nhằm khêu gợi một chút thương tâm trong lòng bọn tay sai. Chịn nhẫn nhục chịu đựng cho dù bị bọn chúng chà đạp lên chị => chị chịu đựng để bảo vệ chồng mình

+ Đến lúc biết bọn chúng không còn chút lương tâm nào nữa thì chị chuyển sang đấu lực. Hành động " nghiến răng ken két " xưng "bà- mày" ..... (bạn tự phân tích)

Chị Dậu có được sức mạnh như vầy nhờ tình yêu thương chồng con hết mực và sự căm phẫn xã hội đầy bất công thời bấy giời

26 tháng 10 2016

Câu 2

- Lão Hạc chọn cái chết để bảo toàn số tiền và mảnh vườn của con trai và bảo toàn nhân cách của người cha. Lão sống khổ sở để con trai lão được sống một cuộc sống sung túc.

- Lão Hạc chết cũng là vì lão hối hận khi lừa một ***** và lão cho rằng lão là người có tội nên lão dằn vặt và tự tử bằng bả chó như một cách chuộc lỗi

- người dân trong xã hội xưa phải sống một cuộc sống bất công đầy bi thương và sự chèn ép chà đạp của thế lực phong kiến. Và cũng giống như lão Hạc khi bị chèn ép quá mực học phải đứng lên đấu tranh (chị D tong vb tức nước vỡ bờ) hoặc đi tu hay chọn cách chết. Số phận của họ hẩm hiu, đau thương và bất hạnh.

17 tháng 3 2019

Thảo Phương chị ơi giúp em

Trần Thị Hà My,Hoàng Minh Nguyệt

Liana :< chị yeuuu ới

18 tháng 3 2019

Xã hội ngày càng phát triển, ta có thể không quá lạ lẫm khi bắt gặp một người có nhiều tài sản, tiền của và giàu có từ rất trẻ. Nhưng khi xã hội càng trở nên mạnh hơn về kinh tế như vậy, việc gặp một người sống có văn hóa và trình độ ứng xử thì dường như lại khan hiếm hơn? Vì thế, có câu nói của Vũ Khiêu từng viết: “Để giàu sang, một người chỉ có thể mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời”

Đó là một câu nói nổi tiếng trong bài phát biểu nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long của Vũ Khiêu, ông đã nêu ra một vấn đề mà dường như ở thời đại nào, tầng lớp nào đều có và xuất hiện. Ngoài đường, ta gặp không ít người vô gia cư hành khất nghèo khổ, nhưng lại có một trái tim ấm áp, biết sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo, dù cuộc sống vật chất của họ thì thiếu thốn chẳng có gì. Nhưng lại không khó để bắt gặp những giới thượng lưu đẳng cấp, thừa tiền bạc và tài sản, nhưng lại coi người khác như một sự xúc phạm đối với mình, và có thể nói những câu vô văn hóa khi gặp kẻ kém hơn mình về tiền bạc.

Thật vậy, điều đó là không tránh khỏi, vì con người ta đam mê tiền bạc và sự giàu có về thể xác mất rồi. Còn đời sống tinh thần lại dường như bị xem nhẹ và bỏ qua. “Văn hóa” trong câu nói của Vũ Khiêu chỉ khái niệm rộng, bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, từ khoa học cho đến nghệ thuật, và từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ và giao tiếp ứng xử hằng ngày của con người. Trong câu nói của mình, Vũ Khiêu đề cập tới văn hóa, như một quá trình phải rèn luyện dày công của con người trong thời gian dài mới có được. Đối lập với “vài ba năm” để giàu sang, muốn hình thành nhân cách phải trải qua trong một quãng thời gian rất dài và không phải ai cũng có thể làm được nhanh chóng. Văn hóa tri thức và đạo đức vốn dĩ đi liền với nhau, người có văn hóa cao thì thường sẽ là một thường có đạo đức phẩm chất tốt và đáng nể. Mặc dù cuộc sống có nhiều trường hợp không được như vậy, đòi hỏi con người không chỉ rèn luyện tri thức văn hóa, mà còn phải học cách làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Con người có thể gây dựng sự nghiệp và trở nên giàu có trong vòng vài ba năm nhờ sự lao động cần cù và sáng tạo của mình, nhưng con người ta không thể nhờ thế mà tạo nên một sự giàu có về văn hóa cho chính mình. Mà cần phải trải qua sự thử thách của thời gian trong một thời gian dài.

Câu nói trên thực sự rất đúng và đáng để chúng ta phải lưu tâm suy nghĩ. Lenin đã từng nói “học, học nữa, học mãi” nhấn mạnh sự học với con người là suốt đời không ngừng nghỉ. Nhiều bạn trẻ nghĩ việc học chỉ dừng lại đến khi ta học xong đại học có bằng cấp, nhưng xin thưa, việc học văn hóa là suốt đời. Bạn không thể trở thành một người văn minh lịch sự, nếu bạn không có văn hóa và kĩ năng đúng đắn, vì vậy bạn sẽ chỉ là một người thô tục và tầm thường mà thôi. Mỗi người trong chúng ta phải mất cả đời để rèn luyện những đức tính như: lòng vị tha, tình yêu thương ,nhân ái, dũng cảm, bao dung, trân trọng quá khứ, ý thức dân tộc, cộng đồng… Như Hồ Chí Minh, một người sống và cống hiến hết mình vì đất nước, và cũng là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo, một con người nhân cách vĩ đại và cao thượng.

Câu nói trên đã dạy cho ta một bài học và mở rộng cho ta hơn về suy nghĩ. Đừng nghĩ bạn chỉ cần giàu sang là bạn có tất cả, đôi khi giàu sang chỉ là một điểm nghỉ chân rất nhỏ, mà bạn cần phải tiến xa hơn trong bước đường học tập văn hóa của mình. Một xã hội với những con người tiến bộ về tri thức, rất cần những con người toàn diện về văn hóa và đạo đức.

Cảm ơn câu nói của Vũ Khiêu, đã khiến cho ta hiểu việc học tập tri thức văn hóa là quan trọng như thế nào. Để đào tạo điều đó rất cần sự chung tay của gia đình và xã hội. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân hãy tự ý thức, và là người thầy văn hóa của chính mình.

17 tháng 6 2019

3)Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, hoặc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.

18 tháng 6 2019

Bt1:

a.Phân tích bức tranh mùa hè & tâm trạng của người tù qua bài thơ Khi con tu hú.

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...

Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:

"Khi con tu hú gọi bầy"

Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"

Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:

"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao".

Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.

Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

b.Tiếng chim tu hú mở đầu &kết thúc bài thơ cho người đọc những liên tưởng gì?

Trong bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành), tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa h. è rạo rực, mê say:
Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:
+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.
→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

Bt2:Khi quyết định dời đô , Lý Công Uẩn đã phân tích cho thần dân về ưu thế của thành Đại La so với Hoa Lư,điều đó thể hiển qua những phương diện nào?

Sau phần lý lẽ chặt chẽ, sắc bén, giàu sức thuyết phục, về nguyên do và mục đích dời đô, Lý Công Uẩn đi vào phân tích về vùng đất Đại La nơi ông định dời đô về. Đầu tiên ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Về địa hình, Đại La là “trung tâm trời đất”, lại được cái hướng phía trước nhìn sông, phía sau được núi yểm trợ bao bọc, đất đai cao và thoáng. Xét về phong thủy thì “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, đúng ngôi nam, bắc, đông, tây theo ngũ hành. Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Chung quy lại Đại La hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Phần này vừa thể hiện được tình cảm nguyện vọng của nhà vua, vừa thấy được tầm nhìn chiến lược, rộng lớn có sự quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ của một vị vua anh minh lỗi lạc. Ông không đưa ra các ý kiến chủ quan nửa vời, mà ý nào cũng chính xác, lý luận sắc bén, hợp tình, hợp lý, giàu sức thuyết phục.
Cuối bài nhà vua kết lại “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”, đây là lời trưng cầu ý kiến thể hiện sự anh minh, không áp đặt suy nghĩ cá nhân mà luôn lấy nhân dân xã tắc làm trọng, phải đủ cả ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thì mới thành sự được, một đức tính cẩn thận, tỉ mẩn vô cùng đáng quý ở bậc minh quân.
Nghệ thuật chủ yếu của bài nằm ở việc tác giả đưa ra các dẫn chứng chính xác từ lịch sử, từ thực tế khách quan, thêm vào đó là lý luận chặt chẽ, sắc bén, cùng với cảm xúc của nhà vua được đưa vào một cách hợp lý, kết hợp hài hòa giữa lý và tình, điều đó giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài chiếu.

Bt3:Từ vb ‘‘Bàn luận về phép học ‘’ em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản than viết thành đoạn văn.

Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao?...
Đọc tiếp

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam

1
11 tháng 8 2021

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam