K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2022

Tham khảo:

Cận thị và viễn thị là:

Phân biệt cận thị và viễn thị qua khái niệm
Hiểu đơn giản nhất, cận thị là tình trạng mắt nhìn rõ vật ở gần nhưng không nhìn rõ vật ở xa. Còn viễn thị là mắt nhìn rõ vật ở xa nhưng nhìn vật ở gần lại không rõ nét.

Nguyên nhân:

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc  thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc /hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu.

cách khắc phục:

phải đeo kính viễn(kính mặt lồi);phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong bề mặt giác mạc

29 tháng 5 2020

C1:nêu các tật cận thị và viễn thị (nguyên nhân và cách khắc phục)?

Tật cận thị: - Nguyên nhân: Do cầu mắt quá dài hoặc không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường

- Biện pháp khắc phục: đeo kính cận ( kính phân kì)

Viễn thị: - Nguyên nhân: Do cầu mắt quá ngắn hoặc để thể thủy tinh bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi

- Biện pháp khắc phục: đeo kính lão ( kính hội tụ)

C2:tại sao phải thường xuyên giữ gìn da sạch, tránh xây xát?

Phải thường xuyên giữ gìn da sạch, tránh xây xát vì:

Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn đột nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm, có khi gây bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván, …

#maymay#

6 tháng 4 2018
Các tật của mắt Nguyên nhân Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

- Bẩm sinh: Cầu mắt dài

- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách ( đọc gần ) => Thể thuỷ tinh quá phồng

- Đeo kính mặt lõm (kính cận )
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa

- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn

- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá ( người già ) => không phồng được

- Đeo kính mặt lồi (kính viễn )

Hoặc có thể là :

các tật của mắt:
- cận thị:
+nguyên nhân:do bẩm sinh:cầu mắt dài;do sinh hoạt hằng ngày:học tập,đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng,ko giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường
+cách khắc phục: đeo kính cận(kính mặt lõm );phẫu thuật giác mạc làm giảm độ cong bề mặt giác mạc

-viễn thị:
+nguyên nhân:do cầu mắt ngắn;người già thể thuỷ tinh bị lão hoá
+cách khắc phục: phải đeo kính viễn(kính mặt lồi);phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong bề mặt giác mạc

23 tháng 4 2017

Cận thị: tật của mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

Nguyên nhân: cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng.

Cách khắc phục: đeo kính cận - kính mặt lõm (kính phân kì)

21 tháng 2 2018

Cận thị: tật của mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

Nguyên nhân: cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng.

Cách khắc phục: đeo kính cận - kính mặt lõm

1 tháng 4 2017

*cận thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần

*mắt bị cận thị do:

1,Bẩm sinh: cầu mắt dài (hình ảnh của vật rơi trước màng lưới => ko nhìn rõ vật)

2,Do không giữ đúng khoảng cách học đường (đọc sách quá gần gây Thể TT lúc nào cũng phồng=>trở thành thói quen , lúc nào TTT cũng phồng, ko nhìn rõ vật ở xa)

* biện pháp: ăn nhiều vitamin A

-hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử

-đọc sách nơi có đủ ánh sáng

-giứ đúng k/cách học đường

* cách khắc phục cận thị: đeo kính cận (kính phân kì)

1 tháng 4 2017

*viễn thị là mắt chỉ có khả năng nhìn xa

*nguyên nhân: cầu mắt ngắn(bẩm sinh)

-Thể TT bị lão hóa

* biện pháp: cung cấp đủ vitamin

-Luyện tập mắt

* Đeo kính hội tụ (kính lão)

7 tháng 5 2017

Nguyên nhân:

+Do trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít

+Trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ

+Trẻ sinh thiếu tháng.

+Do yếu tố di truyền

+Do trẻ đọc sách hoặc làm việc khác như xem tivi, sử dụng máy vi tính... trong thời gian dài với khoảng cách gần và trong điều kiện không đầy đủ ánh sáng.

Cách phòng tránh và khắc phục là:

+ Bố trí phòng học của trẻ đủ ánh sáng, ánh sáng đèn không quá sáng hoặc quá tối.​

+ Quan sát và điều chỉnh tư thế ngồi học của trẻ cho phù hợp, đúng cách.

+ Ko để trẻ đọc, viết trong thời gian dài, phải ngừng nghỉ, thư giản, giải lao

+ Hãy bố trí đặt để tivi cách giường và ghế ít nhất 2m để tránh trẻ xem tivi với khoảng cách gần. Theo dõi và hướng dẫn trẻ ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50 cm và điều chỉnh ánh sáng màn hình vừa phải, không bị lóa, đồng thời để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30-40 phút ngồi máy tính liên tục.

+ Bổ sung các vitamin

Bạn có thể 1 trong số những í này thui cx dc nhéhiha

7 tháng 5 2017

Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị tập trung vào 3 yếu tố:

– Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trình trạng gia tăng số học sinh bị cận thị. Khi đến trường các em học với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp và đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài. Khi về nhà các em thường xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần hoặc đọc sách trong tư thế nằm ngửa, vì thời gian sinh hoạt kéo dài nên giấc ngủ bị thu ngắn lại, điều này khiến cho mức độ cận thị tiến triển nhanh hơn đặc biệt là lứa tuổi 7-9 tuổi và 12 – 14 tuổi.

– Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ là yếu tố khiến cho trẻ bị cận thị và hầu hết trẻ sinh ra với cơ thể dưới 2.5 kg thì đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

– Khi bố mẹ bị cận thị thì rất dễ di truyền cho con cái, mức độ di truyền liên quan đến mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

phòng tránh tật cận thị.

- Đối với những người cận thị: hạn chế áp lực lên cơ quan thị giác bằng cách giảm thời gian xem ti vi và làm việc với máy tính cũng như đọc sách đến mức tối thiểu, cụ thể:
+ Trẻ dưới 6 tuổi: tiếp xúc dưới 30 phút 1 ngày.
+ Trẻ từ 6 – 14 tuổi: dưới 60 phút 1 ngày.
+ Trẻ trên 14 tuổi: dưới 90 phút trong một ngày.

ban5

Tu-the-ngoi-hoc-phong-tranh-can-thi

– Ngoài ra cần có thời gian sinh hoạt ngoài trời hàng ngày để mắt được điều chỉnh cho thích hợp với môi trường. Độ chiếu sáng của đèn không không dưới 100w, đèn có chụp để che những khoảng chiếu của ánh sáng. Góc học tập cần đặt gần cửa sổ, tránh ngồi nơi khuất bóng, tư thế ngồi học đúng, kích thước bàn ghế phù hợp, khoảng cách từ mắt đến bàn học:
+ Tiểu học: 25 cm.
+ Trung học cơ sở: 30 cm.
+ Trung học phổ thông và người lớn: 35 cm.

Không nằm, quỳ để học bài, viết bài, không nên đọc khi đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.

- Cân bằng dinh dưỡng mắt cho trẻ bằng cách cung cấp thức ăn có đầy đủ Vitamin: A, E, C và nhóm B. Ngoài ra nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần tại BV chuyên khoa mắt. Cuối cùng cần tuân thủ chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa về việc đeo kính khi phát hiện cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.

Khắc phục tật cận thị :

- Đối với trẻ em: Cần phải đeo kính đúng độ và thường xuyên để đưa mắt về chính thị, cần tái khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo độ cận của bé.
– Các phương pháp điều trị:
+ Đối với các bé dưới 18 tuổi: dùng kỹ thuật chỉnh hình giác mạc giúp triệt tiêu độ cận tạm thời mà không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này chỉ điều trị cận thị dưới 6 diop và có hay không kèm loạn thị dưới 2 diop.
+ Đối với người trên

1 tháng 4 2019

1/

Cận thị: nhãn cầu dài -> các tia sáng chỉ hội tụ vào trước võng mạc khi nhìn vật ở xa làm cho mắt chỉ có khả năng nhìn rõ vật ở gần

viễn thị: Nhãn cầu ngắn -> các tia sáng hội tụ vào sau võng mạc khi nhìn gần làm cho mắt ta chỉ có khả năng nhìn vật ở xa

Loạn thị: Giác mạc không phẳng -> tia tia sáng được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho những người bị loạn thị nhìn thấy hình ảnh không được rõ ràng và bị nhòe.

2/

Nguyên nhân:

+ Bệnh mắt bẩm sinh

+ Tiếp xúc với TV, máy tính, thiết bị điện tử quá nhiều

+ Đọc sách sai cách

+ Thiếu Vitamin A

+ Hoặc do các tác động từ môi trường ngoài

+....

3/

Biện pháp phòng chống

+ Bổ sung Vitamin A

+ Sử dụng TV, máy tính, thiết bị điện trử đúng cách

+ đọc sách đúng sách (tư thế, ánh sáng, vị trí...)

+ Tránh các tác động từ môi trường ngoài

+ Cần kiểm tra định kì đề phát hiện các vấn đề về mắt

4/ cách khắc phục các tật của mắt

a) cận thị

+ đeo thấu kính lõm

+ phẫu thuật

2 tháng 4 2019

1/Cận thị: nhãn cầu dài -> các tia sáng chỉ hội tụ vào trước võng mạc khi nhìn vật ở xa làm cho mắt chỉ có khả năng nhìn rõ vật ở gần

viễn thị: Nhãn cầu ngắn -> các tia sáng hội tụ vào sau võng mạc khi nhìn gần làm cho mắt ta chỉ có khả năng nhìn vật ở xa

Loạn thị: Giác mạc không phẳng -> tia tia sáng được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho những người bị loạn thị nhìn thấy hình ảnh không được rõ ràng và bị nhòe.

2/Nguyên nhân:

+ Bệnh mắt bẩm sinh

+ Tiếp xúc với TV, máy tính, thiết bị điện tử quá nhiều

+ Đọc sách sai cách

+ Thiếu Vitamin A

+ Hoặc do các tác động từ môi trường ngoài

+....

3.Biện pháp phòng chống

+ Bổ sung Vitamin A

+ Sử dụng TV, máy tính, thiết bị điện trử đúng cách

+ đọc sách đúng sách (tư thế, ánh sáng, vị trí...)

+ Tránh các tác động từ môi trường ngoài

+ Cần kiểm tra định kì đề phát hiện các vấn đề về mắt

4/ cách khắc phục các tật của mắt

a) cận thị

+ đeo thấu kính lõm

+ phẫu thuật

b) viễn thị

+ đeo thấu kính lồi (kính lão)

+ phẫu thuật

c) loạn thị

+đeo thấu kính không phẳng

+ phẫu thuật

12 tháng 4 2017

1/

Cận thị: nhãn cầu dài -> các tia sáng chỉ hội tụ vào trước võng mạc khi nhìn vật ở xa làm cho mắt chỉ có khả năng nhìn rõ vật ở gần

viễn thị: Nhãn cầu ngắn -> các tia sáng hội tụ vào sau võng mạc khi nhìn gần làm cho mắt ta chỉ có khả năng nhìn vật ở xa

Loạn thị: Giác mạc không phẳng -> tia tia sáng được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho những người bị loạn thị nhìn thấy hình ảnh không được rõ ràng và bị nhòe.

2/

Nguyên nhân:

+ Bệnh mắt bẩm sinh

+ Tiếp xúc với TV, máy tính, thiết bị điện tử quá nhiều

+ Đọc sách sai cách

+ Thiếu Vitamin A

+ Hoặc do các tác động từ môi trường ngoài

+....

3/

Biện pháp phòng chống

+ Bổ sung Vitamin A

+ Sử dụng TV, máy tính, thiết bị điện trử đúng cách

+ đọc sách đúng sách (tư thế, ánh sáng, vị trí...)

+ Tránh các tác động từ môi trường ngoài

+ Cần kiểm tra định kì đề phát hiện các vấn đề về mắt

4/ cách khắc phục các tật của mắt

a) cận thị

+ đeo thấu kính lõm

+ phẫu thuật

b) viễn thị

+ đeo thấu kính lồi (kính lão)

+ phẫu thuật

c) loạn thị

+đeo thấu kính không phẳng

+ phẫu thuật

chúc bạn học tốt

3 tháng 4 2019

Cận thị là tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.

Nguyên nhân: Di truyền

Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng có thể bị cận thị. Cận thị do yếu tố di truyền có đặc điểm là độ cận cao, độ tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc,... khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.

Mắc phải

Trong trường hợp cận thị không phải ở dạng bẩm sinh thì thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em ở độ tuổi từ 10 - 16 trong quá trình phát triển của nhãn cầu mắt. Phần lớn là do các em học tập, làm việc, nhìn gần trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Đặc điểm của cận thị mắc phải là mức độ cận nhẹ, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng.

Đồng thời, cận thị cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân gây hại như stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng cùng nhiều nguyên nhân khác nữa.

3 tháng 4 2019

Biện pháp khắc phục:

  • Đeo kính gọng là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa.
  • Sử dụng kính áp tròng. Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để điều chỉnh tật cận thị. Ưu điểm của kính áp tròng là tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm khi đeo kính áp tròng là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô.
  • Đối với những người bị cận thị trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao.
  • Phẫu thuật Phakic. Phương pháp này còn có tên gọi khác là đặt kính nội nhãn. Phẫu thuật Phakic thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm của phương pháp này là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.
  • Phẫu thuật thủy tinh thể. Đây là phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ, phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao và không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.

Bên cạnh đó, đối với người có tật khúc xạ thì cần ăn uống với chế độ đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh (rau có màu lục đậm, củ màu đỏ cam...), trái cây tươi, cá...

23 tháng 4 2020

1/ Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận phân tích ở trung ương

- Cơ quan phân tích thị giác gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm

2/

Nguyên nhân:

+ Bệnh mắt bẩm sinh

+ Tiếp xúc với TV, máy tính, thiết bị điện tử quá nhiều

+ Đọc sách sai cách

+ Thiếu Vitamin A

+ Hoặc do các tác động từ môi trường ngoài

+....

Cách khắc phục các tật của mắt

a) Cận thị

+ Đeo thấu kính lõm

+ Phẫu thuật

b) Ciễn thị

+ Đeo thấu kính lồi (kính lão)

+ Phẫu thuật

c) Loạn thị

+ Đeo thấu kính không phẳng

+ Phẫu thuật

3/

Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu sẽ không giữ khoảng cách để đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định

=> Làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, dần sẽ mất khả năng dãn

=> Mắc tật cận thị

Câu 1: Hoạt động thể lực là gì? Hoạt động thể lực có tác động như thế nào với sự hoạt động của hệ cơ và ngược lại? Câu 2: Hãy nêu một số bất thường của hệ cơ khi hoạt động thể lực nguyên nhân và biện pháp phòng tránh các hiện tượng đó? Câu 3: Thế nào là cơ thể khỏe mạnh? Để đánh giá sức khỏe thì cần dự trên những chỉ số nào? Nêu ý nghĩa của các chỉ số đó? Câu 4: Hành vi sức khỏe...
Đọc tiếp

Câu 1: Hoạt động thể lực là gì? Hoạt động thể lực có tác động như thế nào với sự hoạt động của hệ cơ và ngược lại?

Câu 2: Hãy nêu một số bất thường của hệ cơ khi hoạt động thể lực nguyên nhân và biện pháp phòng tránh các hiện tượng đó?

Câu 3: Thế nào là cơ thể khỏe mạnh? Để đánh giá sức khỏe thì cần dự trên những chỉ số nào? Nêu ý nghĩa của các chỉ số đó?

Câu 4: Hành vi sức khỏe là gì? Lấy các ví dụ về hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh của cá nhân, gia đình, cộng đồng?

Câu 5: Thế nào là tật cận thị, viễn thị, loạn thị? Hãy nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục, phòng tránh các tật trên?

Câu 6: Thế nào là tật cong vẹo cột sống? Hãy nêu các dấu hiệu nhận biết tật cong vẹo cột sống?

Câu 7: Hậu quả, nguyên nhân, cách phòng tránh tật cong vọe cột sống?

3
21 tháng 10 2017

Câu1:Hoạt động thể lực là bất kể một hoạt động nào có sử dụng hệ cơ.

Khi các tơ cơ mảnh xâm nhập vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ khiến tơ cơ rút ngắn về chiều dài và phình to tạo nên sự co cơ.

Cơ bắp là một mô mềm của động vật. Tế bào cơ bắp có chứa protein sợi có thể trượt qua nhau, nó tạo ra một lực co thay đổi cả chiều dài và hình dáng của tế bào, hoạt động này sản xuất ra lực gây chuyển động. Nó chịu trách nhiệm duy trì và thay đổi vận động hoặc duy trì tư thế cơ thể.

Câu2:

Là hiện tượng mức độ co cơ giảm dần hoặc ngừng hẳn do làm việc quá sức

Lượng O2 trong cơ thể sẽ bị 'yếm khí' khi không được cung cấp đủ lúc đó lượng Axit lactic sẽ tăng dẫn đến sự mỏi cơ

Biện pháp phòng tránh

-Lao động vừa sức

-Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

-Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.

-Cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.


-Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động


- Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Câu 3:

Một cơ thể khỏe mạnh đồng nghĩa với các bộ phận cơ thể cũng khỏe mạnh.

Trả lời:
BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì .

Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.

Người lớn và BMI

Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:

BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).

- trọng lượng cơ thể: tính bằng kg;
- chiều cao x chiều cao: tính bằng m

Hoặc có thể dựa trên 1 số dấu hiệu cho thấy cơ thể khỏe mạnh

1.Mát tóc mềm và mượt

2. Móng tay, móng chân khỏe

3. Răng và lợi khỏe mạnh

4. Vòng eo thon5. "Sản phẩm đầu ra" bình thường

5.Nhịp tim đạt 60-80 nhịp một phút

(vân vân và vân vân)

Câu 4:

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe.Ta có:

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều....

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

Câu 5

Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.

Nguyên nhân của viễn thị là giác mạc dẹt quá hoặc trục trước - sau của cầu mắt ngắn quá khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.

HOẶC

Viễn thị có thể do:
 Mắt ngắn hơn bình thường (gọi là viễn thị do trục)
 Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh dẹt quá (không đủ cong) do đó công suất quá thấp (gọi là viễn thị do khúc xạ)

Một thấu kính lồi phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc.

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ qua động tác nheo mắt). Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.

Nguyên nhân của tật cận thị là do: Mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt:

  • Thường nhất là do trục nhãn cầu dài (làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh không rơi được vào võng mạc)
  • Thay đổi cấu trúc, độ cong của nhãn cầu như trong bệnh giác mạc hình chóp, thể thủy tinh cong trong thể thủy tinh chóp trước và chóp sau.

Nguyên nhân được cho rằng dẫn đến tật cận thị là:

  • Đọc sách, xem ti vi, sử dụng vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều, sử dụng nơi thiếu ánh sáng, làm mắt phải luôn điều tiết.
  • Tư thế học tập, ngồi đọc ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng chuẩn học đường.

Điều trị:Tật cận thị thường không cần phẫu thuật hay can thiệp nhiều, điều chỉnh kính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho trường hợp này. Kính đeo cho người cận thị là thấu kính phân kì, chọn kính có độ (diop) thấp nhất cho thị lực tối đa. Không nên đeo quá liên tục và kiểm tra định kỳ mỗi 3 - 6 tháng để tránh lên độ cận.

Có thể phẫu thuật điều chỉnh như trong phẫu thuật LASIK, trên 25 tuổi, tiến triển của tật cận thị sẽ dừng lại nên có thể cân nhắc các phương pháp tác động nhất là khi việc đeo kính có ảnh hương tới công việc cá nhân.

Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn

ĐIỀU TRỊ:Loạn thị không thể chỉnh bằng kính cầu lồi hoặc kính cầu lõm. Bởi vì khúc xạ của loạn thị không bằng nhau ở tất cả các hướng. Để chỉnh loạn thị, cần phải dùng kính loạn thị. Có 2 loại kính loạn thị – đó là kính trụ và kính cầu-trụ

Nguyên nhân:Mắt có hai phần tập trung hình ảnh - giác mạc và ống kính. Trong một hình mắt hoàn hảo, tập trung vào những yếu tố này có một đường cong như bề mặt của một quả bóng mịn. Giác mạc hoặc ống kính với một bề mặt cong cong (khúc xạ) tất cả ánh sáng đến cùng một cách và tạo ra một hình ảnh rõ ràng vì sự trở lại của võng mạc mắt.

Tuy nhiên, nếu giác mạc hoặc ống kính không đồng đều và uốn cong nhẹ, các tia sáng khúc xạ không đúng, gây ra một lỗi khúc xạ. Loạn thị là một loại lỗi khúc xạ. Trong loạn thị, giác mạc hoặc ống kính cong dốc hơn theo một hướng khác. Khi giác mạc có hình dạng méo mó sẽ có loạn thị giác. Khi ống kính bị bóp méo, có loạn thị thể thủy tinh. Loạn thị có thể gây mờ mắt. Mờ mắt có thể xảy ra nhiều hơn trong một hướng hoặc là theo chiều ngang, chiều dọc hoặc theo đường chéo.

Loạn thị có thể xảy ra kết hợp với các lỗi khác khúc xạ, trong đó bao gồm:

- Cận thị. Điều này xảy ra khi giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường. Thay vì tập trung chính xác vào võng mạc, ánh sáng tập trung ở phía trước của võng mạc, kết quả là xuất hiện nhìn mờ cho các đối tượng ở xa.

- Viễn thị. Điều này xảy ra khi giác mạc là cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường. Hiệu ứng này là đối diện của cận thị. Khi mắt đang ở trong một trạng thái thoải mái, ánh sáng tập trung phía sau mắt, làm cho các đối tượng ở gần đó mờ

Trong hầu hết trường hợp, loạn thị là lúc mới sinh. Đôi khi, loạn thị phát triển sau khi một chấn thương mắt, bệnh tật hoặc phẫu thuật. Loạn thị không gây ra hoặc làm nặng hơn bằng cách đọc trong ánh sáng kém, ngồi quá gần với truyền hình hoặc nheo mắt.

Các phòng chống bảo vệ măt và dựa trên thông tin mà mình cung cấp cho bạn nha!!!

Câu6;

Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Mức độ cong của cột sống được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ chứng cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao. Nếu trẻ ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường không cần phải theo dõi nghiêm ngặt và hiếm khi bị nặng hơn. Nếu cột sống cong trên 50 đến 75 độ, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.

Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và tệ dần khi trưởng thành.

Dấu hiệu:Hầu hết trẻ bị cong vẹo cột sống không có triệu chứng đau nhưng có thể bị gù một bên lưng hoặc có một bên vai cao hơn bên kia khi cúi người về trước. Ngoài ra, hông của trẻ sẽ phát triển không đều và hay dựa vào một bên.

Ở người lớn, đau cột sống là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng cong vẹo cột sống nặng. Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: giảm chiều cao, tăng độ nhô lên của xương sườn hoặc thay đổi vòng eo không phải do tăng cân. Vòng eo bụng thay đổi càng nhiều nghĩa là bị cong càng nặng.

Câu 7:

Nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống thường là không xác định được, nhưng có lẽ yếu tố di truyền cũng có tác động ít nhiều. Chứng cong vẹo ở người lớn đa phần do có tật bẩm sinh hiếm gặp như:

  • Chiều dài của chân không đều nhau;
  • Rối loạn xương sống bẩm sinh;
  • Rối loạn thần kinh

23 tháng 10 2017

mình bổ sung thêm câu số 7 nha bạn tại bữa hôm trước mình bận nên chưa giúp được hết cho bạn.Sorry nha....

Câu 7:

Điều trị bệnh cong vẹo cột sống

1.Can thiệp sớm khi phát hiện bệnh cong vẹo cột sống

2.Nẹp cột sống

3.Phẫu thuật chỉnh hình

Hậu quả của bệnh:

Bệnh có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Ngoại hình người bệnh mất cân đối, gây mặc cảm, hạn chế hoạt động xã hội. Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị lép do xương sườn xẹp, chèn ép như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh. Các trẻ phát hiện vẹo càng sớm thì những biến dạng cột sống và các cơ quan trong cơ thể càng nặng. Trẻ cong vẹo cột sống phát hiện sớm trước 10 tuổi thường tiên lượng nặng, bệnh nhân khó sống qua tuổi 30. Do vậy, cần phải phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Cách phòng chống:

Đảm bảo đúng tư thế ngồi học; khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc là 90o dao động trong khoảng 75-105o, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu ngồi học sai tư thế không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn; chú trọng thực hiện việc nghỉ giải lao giữa các tiết học.

Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều, cụ thể học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; từ 11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; từ 15-17 tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.

Khám định kỳ phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và phòng bệnh kịp thời. Việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe và phòng chống cong vẹo cột sống học đường hiệu quả nhất.

Ai thấy hay thì tick cho mình nhé.Cảm ơn nhiều ạ......thanghoaok