K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

Các em lắng nghe bài thuyết trình từ các bạn trong lớp của mình và ghi lại những thông tin chính đồng thời phản hồi lại bạn. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) 

- Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). 

- Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu.

- Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tim ý theo các gợi dẫn sau:

+ Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào?

→ Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

+ Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?

→ Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền 

+ Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào?

→ Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ.

+ Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao?

→ Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

- Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

Nội dung chính

+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,

+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

Kết thúc

Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37). 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

* Bài nói mẫu tham khảo: 

     Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.

     Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua các triều đại, các ngôi đền đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng để chống lại sự phong hoá của thời gian và do các cuộc chiến tranh tàn phá. Để có được những ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là kỳ tích và công sức của bao thế hệ con cháu duy tu bảo dưỡng. Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta.

     Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau. Khí thiêng sông núi như tôn thêm cho ngày hội non sông thêm rạng rỡ. Từ cổng tiền lớn (Đai môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ "Cao sơn cảnh hàng" (Núi cao đường lớn) vui vẻ chào đón mọi người. Vượt 225 ác xi măng, khách tới đền Hạ, nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc. Vì vậy mà trong ngôn ngữ của ta, dân gian vẫn dùng hai tiếng "đồng bào" (cùng một bọc) cho đến tận ngày nay. Khi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng thì Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi còn Âu Cơ dẫn 49 con lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Vượt 168 bậc nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đền Trung là chỗ xưa kia các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi thoải mái của các vua Hùng cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích "bánh chưng, bánh dày" và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi. Lang Liêu là con trai út vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh từ gạo nếp thơm là bánh chưng và bánh dày. Lại vượt 102 bậc nữa là tới đền Thượng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại khu vực đền Thượng, vua Hùng Vương thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng. Và sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Cạnh đền có ngôi mộ nhỏ, cổ kính được gọi là mộ Tổ. Đây chính là phần mộ của Hùng Vương thứ 6, dân gian dựa vào lời dặn của nhà vua lúc băng hà rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu muôn đời về sau". Từ đền Thượng, phóng tầm mắt về phía trước, khách chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ, hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ – Nghĩa Lĩnh – uy nghiêm – riêng một con quay lưng lại, "ăn ở ra lòng riêng tư", đã bị mất đầu mãi mãi phải xa lìa bầy đàn, nguồn cội. Bài học bằng đá cho tới nay vẫn có giá trị nhắc nhở hậu thế về lòng hiếu nghĩa ở đời.

     Trở xuống đền Hạ, chếch về phía Đông Nam là đền Giếng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai nàng công chúa tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa, theo vua cha đi kinh lý qua đây thường hay đến giếng nước trong vắt trốn này để soi gương chải tóc. Cả hai nàng công chúa đều đẹp người, đẹp nết đã có công dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, phát triển buôn bán trao đổi, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trăm họ. Nên để tưởng nhớ ơn hai vị công chúa, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Giếng để thờ tự cúng lễ.

     Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Để rồi cứ mỗi độ xuân về người Việt lại nô nức hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công lao to lớn trong sự nghiệp mở nước và dựng nước, khai sáng nền văn minh Lạc Việt và lập nên nước Văn Lang cổ đại.

     Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hừng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh… Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.

     Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Sự bày biện trang trí trên cỗ kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chén nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng hát Xoan xưa kia gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng xã quanh vùng. Điệu múa hát Xoan này được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân, vợ của vua Lý Thần Tông. Bà đã cảm nhận được âm hưởng dân ca đặc biệt và độc đáo của nó, nên bà đã cho sưu tầm và cải biên thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các vua Hùng.

     Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Đây cũng là loại hát thờ trước cửa đình trong dịp hội làng, do phường hát Do Nghĩa trình diễn. Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đầu vật, chọi gà,… Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội.

     Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng" của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.

     Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

Bước 1: Chuẩn bị nóiXác định đề tài, mục đích, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nóiMục đích của bài nói là thuyết trình kết quả nghiên cứu của bản thân sao cho người nghe hiểu được vấn đề thuyết phục được người nghe về kết quả đề tài nghiên cứu.Tìm ý, lập dàn ýTìm ýThu thập thông tin và sắp xếp, sử dụng thêm các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.Lập dàn ý- Trích dẫn và lập...
Đọc tiếp

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

Mục đích của bài nói là thuyết trình kết quả nghiên cứu của bản thân sao cho người nghe hiểu được vấn đề thuyết phục được người nghe về kết quả đề tài nghiên cứu.

Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Thu thập thông tin và sắp xếp, sử dụng thêm các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Lập dàn ý

- Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách.

- Bố cục bài viết đảm bảo các phần:

Nhan đề: Khái quát được đề tài nghiên cứu

Tóm tắt: Nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lí thuyết: Nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng để triển khai đề tài.

Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu với lí lẽ và bằng chứng thích hợp.

Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.

 Tài liệu tham khải: Sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản…

Bước 2: Trình bày bài nói

- Dựa vào phần tóm tắt ý từ trước, sử dụng tờ giấy nhỏ để viết, ghi chú…

- Trình bày từ khái quát đến cụ thể.

- Phân tích, đánh giá, kết nối các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với bài thuyết trình.

- Chú ý tương tác.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Bài làm tham khảo

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

IV. Kết luận

Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính

28 tháng 12 2021

thời đại này ko ai chơi lại đc con rồi chỵ 2 

vì bn nó là sư tử hà đông chỵ ạ

28 tháng 12 2021

Hiện nay vấn đề trọng nam khinh nữ tuy ko còn quá phổ biến ở thành thị, nhưng nó vẫn còn hiện hữu ở các vùng nông thôn. Mng ai cũng cho rằng, sinh con trai thì sẽ có ng nối dõi và sinh con gái thì nuôi sau này lớn thì cho đi lấy chồng là xong. Nhưng họ ko bt rằng nữ giới cũng cần phải đc đối xử công bằng như nam giới. Cũng có rất nhiều việc như thêu thùa, may vá phụ nữ làm được nhưng đàn ông thì ko. Phụ nữ nhiều khi phải làm những công việc nặng nhọc khác như ở nhà chăm con, bỏ bê công việc để trở thành một ng vợ hiền. Chăm con đối với một số ng ngoài miệng bảo dễ nhưng khi phải lm công việc đó cùng với việc khác thì lại càng thêm mệt nhọc hơn. Thời nay định kiến "trọng nam khinh nữ" đã được nhiều ng bác bỏ và cho rằng điều đó là ko công bằng. Tại sao cũng cùng lm một công việc, một thời gian mà nữ giới lại chỉ được trả công chỉ bằng 1/10 nam giới. Điều đó có thật công bằng hay không?

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Nhớ lại những vấn đề xã hội được nhắc đến trong các văn bản đã học.

- Dựa vào hiểu biết cá nhân và nội dung đã học để hoàn thành bài thuyết trình theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

     Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường là những vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là những giải pháp đưa đề ra nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là mối nguy hại đe dọa đến sự sống của mọi loài trên Trái đất này và một trong những nguyên nhân tác động đến môi trường là sự gia tăng của rác thải nhựa. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đề xuất rất nhiều các giải pháp nhằm giảm tải rác thải nhựa nhưng trên hết để làm được điều đó thì cần phải có sự nỗ lực của toàn cầu.

     Tiến sỹ Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhận định: giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích to lớn trong bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ được nơi sinh sống của các loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi sử dụng sẽ được thải ra môi trường như: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa hoặc các loại chất dẻo tổng hợp... đặc điểm của loại rác thải này là thời gian phân hủy cực kì lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm. Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu; tuy nhiên điều này lại ít được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR), việc quản lý chất thải nhựa không thể tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

     Theo thống kê, mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Tính từ năm 1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự báo còn tăng nhanh theo cấp số nhân trong tương lai. Hiện nay, Trung Quốc và Indonesia đang là 2 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương với khối lượng lần lượt là 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm, chiếm tới 1/3 tổng lượng rác thải nhựa ở ngoài đại dương. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia xả rác nhiều nhất trên thế giới, một con số cực kì đáng báo động. Theo số liệu từ đại diện FAO, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thả ra biển.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài văn tham khảo:

Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tốp với bài thơ “Trái đất” đã gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về con người và sự sống trên hành tinh thân yêu:

“Trải đất! Có bọn xem người là quả dưa 

Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ 

Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân 

Để giành giật, họ lao vào, đá, đá.

Trải Đất với tôi – chẳng là dưa là bóng 

Với tôi, người - khuôn mặt thân thương 

Nước mắt người tôi lau - xin đừng khóc nữa 

Rửa sạch máu cho người đây, tôi hát, dịu dàng”

Bài thơ đã gợi lên trong bạn đọc những suy nghĩ về cách hành xử của con người với trái đất và những ảnh hưởng tiêu cực mà trái đất đang phải chịu đựng.

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn nạn đáng lo ngại trong cuộc sống. Cuộc sống càng hiện đại phát triển, con người với thiên nhiên dần trở nên xa cách. Không còn lối sống hòa hợp với tự nhiên mà con người sẽ lợi dụng tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Nhu cầu của con người càng lớn thì mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng. Vì vậy, thiếu ý thức bảo vệ môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Một trong những ảnh hưởng đầu tiên đó là chất lượng không khí. Không khí là nguồn cung cấp hơi thở, duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên, việc hít thở không khí đang trở nên khó khăn với loài người vì lượng khí thải xả ra bầu trời hằng ngày. Đó là khói bụi từ các ô tô, xe máy, khí hóa chất từ các nhà máy, khí đốt từ người dân,… Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh về phổi, thậm chí gây ra ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.  WHO cũng ước tính, năm 2016, Việt Nam có hơn 60.000 người chết vì bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính do ô nhiễm không khí gây ra. Chỉ số ô nhiễm của Hà Nội trong năm 2019 có những thời điểm ngang bằng với chỉ số Bắc Kinh-vùng có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới. 

Môi trường đất cũng bị ô nhiễm gây hại đến cả đời sống của con người, các loài động vật, thực vật. Ô nhiễm xuất phát từ hóa chất từ các nhà máy thải xuống lòng đất, rác thải con người chôn, ... khiến cây cối không thể phát triển, động vật phải di chuyển nơi sinh sống. Nghiêm trọng nhất đó là hiện tượng xói mòn đất, sạt nở rừng, gây nguy hiểm cho người dân.  Năm2020 , Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở mức độ gay gắt và khốc liệt. Tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Ngoài ra, môi trường nước trở nên ô nhiễm, bốc mùi, đổi màu. Xuất phát từ chất thải sinh hoạt từ các gia đình, chất thải hóa học, rác thải,…gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Năm 2016 đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây. Nguồn nước ô nhiễm, đổi màu, bốc mùi ở sông Tô Lịch cũng là một trong những hậu quả của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Do thiếu ý thức về bảo vệ môi trường, hàng nghìn ha rừng của Việt Nam đã bị thiêu rụi. Lũ lụt thường xuyên xảy ra tại miền Trung cũng là một trong những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra với loài người.

Tàn phá môi trường gây ra những hậu quả   vô cùng nghiêm trọng, vậy nếu chúng ta có ý thức bảo vệ, cuộc sống sẽ ra sao? Trước hết, nó sẽ đem lại một nguồn không khí trong lành, tăng cường sức khỏe cho con người và nâng cao thẩm mĩ đô thị. Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức tự giác thì môi trường sống xung quanh trở nên xanh, sạch đẹp khi không có rác thải. Con người sẽ có được nguồn nước sạch, trong lành để sinh hoạt, nuôi trồng, phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, chúng ta sẽ tạo nên hình ảnh một đất nước xanh sạch đẹp, được bạn bè quốc tế biết đến tham quan và du lịch.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng: Trái Đất đang “chảy máu” bởi chính những hành động thiếu ý thức của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta? Trước hết, hãy biết trân trọng môi trường sống xung quanh mình, tự cung cấp cho bản thân những hiểu biết nhằm bảo vệ môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông dùng một lần, chúng ta hãy sử dụng túi vải có thể tái chế. Hãy vưt rác đúng quy định và học cách phân loại rác phù hợp. Hãy tham gia những hoạt động cộng đồng bảo vệ môi trường, vừa nâng cao kĩ năng sống cho bản thân vừa cống hiến có ích cho xã hội. Với tôi, là một người trẻ, tôi mong muốn có thể đóng góp trí tuệ và năng lực của bản thân đem đến những việc làm có ý nghĩa với cộng đồng. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Có nhiều thư tịch cổ chép về trung tâm hoàng thành Thăng Long xưa với những cung điện nguy nga, tráng lệ trên một qui mô to lớn và phát triển liên tục qua các triều đại, nhưng chưa ai có thể định hình ra được nó nằm ở đâu, được xây dựng như thế nào, kiến trúc ra sao, bởi tất cả những công trình này đã bị vùi sâu trong lòng đất hàng ngàn năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế rồi cuộc khai quật cổ học tại 18 Hoàng Diệu lần đầu tiên giúp cho giới sử học tận mắt thấy một phần lớn diện mạo kiến trúc hoàng thành Thăng Long thời Lý, thời Trần, thời Lê và nhiều di vật quan trọng khác.

     Từ trước cho đến khi cuộc khai quật khảo cổ này được bắt đầu, trong giới khảo cổ, sử học đã có hai luồng ý kiến về vị trí của thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Một là trung tâm Thăng Long thời Lý, Trần, Lê là điện Kính Thiên vẫn còn nền móng và các thành bậc chạm rồng và sứ hoa văn thời Lê sơ. Ý kiến sau cho rằng thành Thăng Long thời Lý, Trần ở phía tây Vườn bách thảo. Vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, giới khảo cổ tổ chức khai quật một số địa điểm như Hậu Lâu, Tràng Tiền, Hàng Dầu, Đoàn Môn, Bắc Môn, Văn Miếu, Trần Phú... với mong muốn tìm kiếm các di tích kiến trúc của những cung điện Thăng Long - Hà Nội cổ, nhưng chỉ mới phát hiện được vài dấu tích kiến trúc và một số di vật khác. Chính cuộc khai quật khảo cổ tại số 18 Hoàng Diệu lần này đã mở ra cho giới khảo cổ nhiều triển vọng tìm về trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.

     Qua bóc tách các lớp đất ở độ sâu từ 1m trở xuống và dầy 2,3–5m đã xuất hiện nhiều dấu vết các thời đại sắp chồng lên nhau. Qua các hố khai quật trên một diện tích hơn 14.000m2, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết di tích nền móng của cung điện có chiều dài 62m, rộng 27m (diện tích 1.674m2 với chín gian nhà) thuộc thời Lý, Trần. Cung điện có một hệ thống 40 trụ móng cột được sử lý rất kiên cố bằng sỏi và gạch ngói. Để có thể hình dung rõ hơn về diện mạo kiến trúc cung điện này, nhóm khảo cổ đã mời 40 công nhân đứng trên 40 trục móng, lúc này họ mới hình dung được qui mô của cung điện. Tại hố khai quật A1 còn tìm thấy hệ thống móng trụ của thủy đình ven sông ... Điều đáng ngạc nhiên hơn, tại đây đã phát hiện một giếng nước thời Lý xây gạch đường kính 68cm, sâu 2,5m cùng với hai giếng nước thời Lê. Một điều cũng gây ngạc nhiên và khá lý thú không chỉ đối với khảo cổ học mà còn với những nhà xây dựng hiện nay, đấy là qua các hố khai quật có thể thấy những hệ thống cống thoát nước gần 1.000 năm vẫn còn khá nguyên vẹn.

     Ở khu vực Hà Nội chưa có cuộc khai quật khảo cổ nào lại mang đến một số tượng di vật lớn và có giá trị như cuộc khai quật này. Tổng số di vật ước tính khoảng hơn 3 triệu, chủ yếu là gạch, ngói và đồ gốm trang trí kiến trúc. Có đến hàng ngàn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, trong đó đáng chú ý là các viên gạch có khắc chữ Hán “Đại Việt quốc dân thành chuyên” để nói rõ là gạch xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Lê, gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”, là gạch xây cung điện nhà Lý năm 1057; gạch “Vĩnh Ninh trường” xây dựng các cung điện thời Trần; gạch “Tam phụ quân, Tráng phong quân”... chỉ dùng xây dựng các kiến trúc thời quân đội thời Lê Thánh Tông. Các tượng rồng, phượng cỡ lớn cũng được tìm thấy với kích thước khá lớn, cao gần đầu người, chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê ở đây được xây dựng rất công phu và đẹp đẽ. Trong một hố khai quật khác, đã phát hiện các loại gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng năm móng và chữ “Quan”, do Việt Nam tự sản xuất với kỹ thuật cao, ngoài ra còn có súng thần công, một số loại vũ khí, tiền đồng và đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng kim loại đen, kim loại màu, cùng loại có ánh vàng cũng được phát hiện.

     Mặc dù cuộc khai quật sẽ còn tiếp diễn với hàng ngàn mét vuông trong khu vực nhưng qua các di tích kiến trúc được tìm thấy, các nhà khảo cổ học bước đầu nhận định: toàn bộ các di tích đã phát hiện nằm trên qui hoạch mặt bằng tổng thể của một khu vực khoảng 40.000m2 ở phía tây của hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Thời kỳ tiền Thăng Long đây là trung tâm thành Đại La. Thời kỳ Lý, Trần có thể là điện Càn Nguyên (hay còn là điện Thiên An) và thời Lê đây là cung điện của một vị hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông.

     Bộ Văn hóa - thông tin, Trung tâm khoa học xã hội & nhân văn quốc gia, Hội Khoa học lịch sử VN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học để tìm giải pháp bảo vệ và phát huy các di tích vừa được phát hiện. Trong một cuộc họp mới đây do Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn quốc gia tổ chức, đại đa số các nhà khoa học đồng tình kiến nghị cần được tiếp tục khai quật mở rộng, cuộc khai quật chỉ mới được tiến hành trên một nửa diện tích, cho nên chưa có thể đánh giá được một cách đầy đủ về các di tích đã phát lộ, đặc bi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc

1. Giải thích

- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công

=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống

2. Chứng minh

- Biểu hiện 

+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình. 

+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ. 

+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình. 

+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng. 

+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.

+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường

=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương

+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.

Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...

- Vai trò

+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực

+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh

3. Bình luận

- Chúng ta cần:

 + Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình

 + Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi

 + Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội

- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan

- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.

4. Bài học cá nhân