Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng."

...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2017

KHÔNG NGANG BẰNG :

- Con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

- Con đi đánh giặc mười năm chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

- Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng

- Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

NGANG BẰNG :

- Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

- Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng

- Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

CHÚC BẠN HỌC GIỎIhihi

7 tháng 2 2017

Ngang =:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Ko ngang =:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa=muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa=khó nhọc đời bầm 60

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng=mẹ đã thức vì chúng con

==>Chúc bạn học tốt ạ

17 tháng 1 2018

a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh)

b)      Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

          Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Tố Hữu)

c) Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Minh Huệ)

Hướng dẫn giải:

  • Các phép so sánh trong những khổ thơ trên là:

Vế A

(cái được so sánh)

Phương tiện so sánh

Từ chỉ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh – cái so sánh)

Ngang bằng

Không ngang bằng

Tâm hồn tôi

một buổi trưa hè.

Con đi trăm núi ngàn khe

chưa bằng

muôn nỗi tái tê lòng bầm.

Con đi đánh gặc mười năm

chưa bằng

khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Anh đội viên mơ màng

như

nằm trong giấc mộng.

Bóng Bác cao lồng lộng

ấm hơn

ngọn lửa hồng.

  • Tác dụng gợi hình và gợi cảm của một phép so sánh trong câu thơ mà em thích:

Tham khảo:

"Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

 "Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng." - (Minh Huệ)

Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."

k cho mik nhoa

11 tháng 1 2019

a)Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

1. Cái so sánh (A)

2. Cơ sở so sánh

3. Từ so sánh

4. Cái được so sánh (B)

tâm hồn

tôi

1 ***** trưa hè

b)Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

1. Cái so sánh (A)

2. Cơ sở so sánh

3. Từ so sánh

4. Cái được so sánh (B)

Con

đi trăm núi ngàn khe

chưa bằng

muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con

đi đánh giặc 10 năm

chưa bằng

khó nhọc dời bầm 60

c) Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

1. Cái so sánh (A)

2. Cơ sở so sánh

3. Từ so sánh

4. Cái được so sánh (B)

Anh đội viên

mơ màng

như

nằm trong giấc mộng

Bóng Bác

cao lồng lộng ấm

hơn

ngọn lửa hồng

17 tháng 1 2019

cảm ơn bạn nhé!

27 tháng 7 2019

Tham Khảo

- Phép so sánh:

+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.

+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.

* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.

27 tháng 7 2019

Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thuở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon, mặc đẹp. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời, tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi; và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con của mình. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!

8 tháng 7 2018

“Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Cảm nghĩ về mẹ, trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên

8 tháng 7 2018

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4, 5, điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời: Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm, hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ: gió mùa thu, bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ, không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru, lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con.

Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.

Bền bỉ cùng thời gian, hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng? Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:

Những ngoi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngon gió của con suốt đời.

Phép nhân hoá ngôi sao - "thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh, phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý, và cũng bất tử. Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con, cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con,dành tất thảy yêu thương. Lòng mẹ thật bao la, tình mẹ thật rộng lớn...

Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước. Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ, ta sẽ bé lại, chỉ 1 lúc thôi, để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ, về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...

Hơn 1 lần nhình lại, ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...

..."Mẹ đã nâng con dậy"...

6 tháng 7 2018

a) Phép tu từ :

- Nhân hoá : Ngôi sao - thức

- So sánh :

+ Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức : so sánh hơn

+ Mẹ - ngọn gió

Em thích phép so sánh :

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Vì nó thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con.

b.

Nhà bà ngoại hãy còn xa. Trưa hè, nắng gắt. Cảm thấy mệt, em ghé vào một hiên nhà bên đường, trú nắng. Bỗng từ bèn trong nhà vọng ra tiếng võng đưa kẽo kẹt hoa với tiếng hát ru buồn buồn. Nhìn qua khe vách lá, em thấy một người mẹ đang nằm võng hát ru con ngủ.

Người mẹ còn rất trẻ, trong khoảng ngoài hai mươi tuổi. Chị mặc chiếc áo màu hoa cà đã bạc. Chiếc quần đen cũng không mới hơn, nó rách tua cả. Duy chỉ khuôn mặt chị là toát lên vẻ tràn đầy hạnh phúc. Mắt chị khép hờ môi mấp máy ngọt ngào những lời hát ru. Mái tóc dài của chị xoã tận đất, phất phơ theo nhịp võng.

Đứa trẻ chắc chưa đầy thôi nôi. Em không thế thấy được mặt nó, vì nó đang nằm sấp trên ngực mẹ. Đứa nhỏ chỉ mặc độc nhất một chiếc áo ngắn. Dường như nó vừa mới nín khóc nên đôi vai thính thoảng lại co lên theo tiếng nấc hãy còn trong giấc ngủ.

Người mẹ vừa vỗ vỗ vào lưng con, vừa chỏi chân xuống đất, miệng kháng ngớt ầu ơ, giọng thanh thanh, buồn buồn:

Ầu ơ, ... vì dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó di

Ầu a khó đi mẹ đắt con đi

Con đi trường học, mẹ đi trường đời

Khi đã thấy hết mệt, em rời hiên nhà, tiếp tục lên đường về quê ngoại. Trên đường dài, hình ảnh người mẹ trẻ nằm võng âu vếm hát ru cứ vang vọng mãi trong em.

6 tháng 7 2018

b,dựa vào bài thơ để tả

19 tháng 4 2017

Hình ảnh lớn lao, gần gũi của Bác đã sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng .vui

Chúc bn may mắn nha okleuleu

19 tháng 4 2017

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ.

28 tháng 12 2019

- Phép so sánh:

+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.

+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.

* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.

Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thuở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon, mặc đẹp. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời, tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi; và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con của mình. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!

26 tháng 12 2019

Cái hay trong 4 câu thơ là những hình ảnh so sánh:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
=> Giúp em cảm nhận được, người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “Thức” soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
=> Cho ta thấy mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say (giấc tròn); có thể nói mẹ là người luôn đem đến cho con những điều tót đẹp trong suốt cuộc đời (ngọn gió của con suốt đời)

30 tháng 5 2020

mk có xem rùi nhưng bài hơi ngắn leukhocroibucminhgianroihuhuhum

30 tháng 5 2020

Trần Thảo Nhi một bài ngắn nhưng rất có ý nghĩa

1.Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây.Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào.Phân tích tác dụng gợi hình,gợi cảm của một phép so sánh mà em thích. a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng ...
Đọc tiếp

1.Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây.Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào.Phân tích tác dụng gợi hình,gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

(Tế Hanh)

b) Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

(Tố Hữu)

c) Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

2. Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài văn Vượt Thác.Em thích hình ảnh so sánh nào?Vì sao?

3.Dựa theo bài Vượt Thác,hãy viết 1 đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ;trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã đc giới thiệu

Giúp mình đi mình làm lâu lắm mới xong đấy mỏi tay quá rồi:(((((

2
26 tháng 1 2018

Bài 1

a, trong đoạn thơ nhớ con sông quê hương của tác giả Tế Hanh đã có một hình ảnh so sánh rất đẹp.: " tâm hồn tôi là một buổi trưa hè "

Tâm hồn tôi là thế giới tư tưởng , tình cảm , cảm xúc của con người , là hình ảnh trừu tượng được so sánh với " một buổi trưa hè" cụ thể , sống động. sự so sánh ấy không chỉ gợi lên cái rộn rã vui tươi của những buổi trưa hè trong kí ức tuổi thơ mà còn cho ta thấy tình yêu tha thiết của nhà thơ gắn với tuổi thơ, gắn bó với con sông quê hương

b, "bầm ơi " của Tố hữu là một bài thơ viết hay và xúc động về nỗi vất vả của những người mẹ hậu phương ở vùng trung du phía bắc , điều đó được thể hiện qua hai hình ảnh so sanh" con đi trăm ..... lòng bầm " và "con đi đánh .... sáu mươi". những nỗi gian khổ cực nhọc hi sinh của người lính " trăm núi ngàn khe " đi đánh giặc mười năm " đều chưa bằng những khó khăn nhọc nhằn mà những người mẹ hậu phương phải trải qua ;" chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm " , "chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi" . Sự so sánh cái cụ thể với cái trìu tượng " nỗi tái tê lòng bầm "đã làm nổi bật những vất vả của những người mẹ hậu phương.

còn nữa nhưng tớ bận rùi . lúc nào rảnh tớ viết nốt cho nhé!!!!!!!!!!!!!

24 tháng 1 2018

http://vietjack.com/soan-van-6/so-sanh-tiep-theo.jsp

vào link này nha