Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tại sao virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS lại thường có nhiều biển thể?
- Vì chúng có ADN và enzyme polymerase (tự tổng hợp) không có cơ chế sửa sai \(\rightarrow\) tần số và tốc độ đột biến rất cao.
- Hơn hết các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.
Đặc điểm đó gây khó khăn gì trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh?
- Vì có nhiều biến chủng mới nhanh nên virus có khả năng kháng thuốc nên bắt buộc ta phải sử dụng thuốc mới \(\rightarrow\) Đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu và phát triển loại thuốc mới gây khó khăn trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh.
Chúng ta thường gặp khó khăn trong việc chế tạo vaccine phòng virus cúm vì: Virus cúm có hệ gene là RNA có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai. Đồng thời, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau. Do khả năng biến chủng này, virus cúm có tính kháng thuốc rất nhanh, gây ra những khó khăn trong việc chế tạo vaccine phòng virus cúm.
Tham khảo ví dụ về nội dung kết quả điều tra về bệnh do virus gây ra tại địa phương và tuyên truyền phòng chống bệnh:
(1) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở người:
- Tên bệnh: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SAS - CoV- 2 gây ra
- Con đường, các phương thức lây bệnh: Bệnh lây qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện; khi tiếp xúc gián tiếp như chạm vào đồ vật chứa virus rồi đưa lên mắt, mùi miệng; hít vào không khí khi ở gần người nhiễm bệnh.
- Các triệu chứng mắc bệnh:
+ Triệu chứng thường gặp: Sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác.
+ Triệu chứng ít gặp: đau mỏi, tiêu chảy, mẩn đỏ hoặc ngứa.
+ Triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, mất khả năng nói hay cử động, dễ lú lẫn, đau ngực
- Di chứng sau khi nhiễm virus: Khó thở hoặc hụt hơi, ho, sốt, mệt mỏi, mất giọng hoặc khàn giọng, rụng tóc, khó ngủ, rối loạn nội tiết,....
(2) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở động vật:
- Tên bệnh: Bệnh dại do virus dại (Rabies virus) gây nên.
- Con đường, các phương thức lây bệnh: Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương.
- Các triệu chứng mắc bệnh:
+ Bệnh không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh, cho đến khi có những dấu hiệu đầu tiên thì sau 2-10 ngày sẽ chết, khả năng sống sót cực kì hiếm.
+ Ở giai đoạn đầu, cơ thể bị đây đầu và sốt. Dần dẫn xuất hiện các tổn thương của não dẫn đến mất kiểm soát cảm xúc và hành vi, sợ nước, mất cân bằng, mất ngủ, mê sảng hoang tưởng và hôn mê.
- Di chứng sau khi nhiễm virus: Động vật và con người bị bệnh rất hiếm có thể sống sót, những người sống sót bị tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, dẫn đến thiểu năng trí tuệ
(3) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở thực vật:
- Tên bệnh: Bệnh lùn xoăn lá lúa do Rice ragged stunt virus (RRSV).
- Con đường, các phương thức lây bệnh: Do trung gian truyền bệnh là rầy nâu có chứa virus chích vào cây, làm cây nhiễm bệnh.
- Các triệu chứng mắc bệnh:
+ Gây hiện tượng nghẹn đòng, bông lúa không trổ được, đâm chồi ra từ đốt thân bệnh của cây, lá lúa màu xanh thậm chí sậm hơn, sống rất lâu và bị xoắn hoặc có u bướu nhỏ liên tục trên gân lá. Bụi lúa to ra và không trổ bông được nên có cảm giác bị lùn xuống.
• Bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát vì:
- Virus khi vào trong cơ thể vật chủ có khả năng nhân lên nhanh chóng và trở thành ổ chứa virus, nó có thể lây lan cho các cá thể khác trong quần thể.
- Virus có khả năng lây lan qua nhiều con đường khác nhau, do đó xác suất lây lan và gây bệnh cho những cá thể xung quanh là rất lớn.
- Khi virus nhiễm vào cơ thể vật chủ, ở giai đoạn đầu, hết hết vật chủ không có biểu hiện triệu chứng, do đó rất khó để ngăn ngừa sự lây lan cho các cá thể khỏe mạnh.
• Khả năng lây truyền của virus trong không khí qua các giọt tiết: Virus từ cá thể mang bệnh được phát tán vào trong không khí qua các giọt tiết, soli khí; có thể bay xa khoảng một mét đến hàng chục mét tùy từng chủng. Chúng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiếp xúc (dính vào thức ăn, đồ vật và lây nhiễm gián tiếp cho cá thể khác).
Tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả vì: Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi đưa vào trong cơ thể nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay trước khi kháng nguyên gây hại.
Mỗi loại vaccine chỉ có tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một hoặc một số chủng virus. Bởi vậy:
- Cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm vì virus gây bệnh cúm mùa dễ biến chủng tạo ra các chủng mới nhanh chóng. Do đó, nếu không tiêm vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm thì người đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm do chủng mới gây ra.
- Ngược lại, virus gây bệnh quai bị ít biến chủng hơn. Do đó, chỉ cần tiêm một lần là có tác dụng phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
B- Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện thay đổi hình thái như lá đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn hoặc héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc và bị lùn.
- Biện pháp phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật:
+ Chọn giống cây trồng sạch bệnh.
+ Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.
+ Tạo giống cây trồng kháng virus.
Việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn là bởi vì:
- Virus dễ phát sinh chủng mới.
- Trong quá trình tạo vaccine phải trải qua bước thử nghiệm nghiêm ngặt và được thẩm định qua các cơ quan trước khi sản xuất ra vaccine.