K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Ví dụ ở thực vật người ta ứng dụng lĩnh vực lai giống cây trồng trong việc tạo ra các giống lúa mới.

- Người ta áp dụng lĩnh vực công nghệ tế bào vào việc dùng các tế bào gốc trong chữa bệnh.

5 tháng 2 2023

- Quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học vì: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Để tìm hiểu một vấn đề sinh học, cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng hoặc làm thí nghiệm thực tế để thu thập thông tin chính xác nhất.

- Mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học: Các phương pháp nghiên cứu sinh học có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tùy từng đối tượng và vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc một số phương pháp nghiên cứu sinh học thích hợp để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất.

9 tháng 11 2023

• Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,…

- Cầu khuẩn: Staphylococcus, Diplococcus, Streptococcus,…

- Phẩy khuẩn: Vibrio,…

- Trực khuẩn: Bacillus subtilis,…

• Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc:

- Trong môi trường đặc, các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường.

- Trong môi trường lỏng, cần sục khí để cung cấp oxygen cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển.

8 tháng 11 2023

a) Người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị: Quản lý nhà nước về các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ, tài nguyên và môi trường,...; viện nghiên cứu; các nhà máy

b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp:

- Các sản phẩm chế biến thực phẩm như các sản phẩm lên men, đồ uống có cồn,....

- Nguyên liệu cho chăn nuôi: các phụ gia cho thức ăn chăn nuôi, men vi sinh và các loại thuốc trong chăn nuôi.

- Nguyên liệu cho trồng trọt: phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.

- Các loại thuốc, vaccine, men vi sinh cho con người.

- Các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải, khí thải, phụ phẩm nông nghiệp.

- Các loại hóa chất, chế phẩm vi sinh cho các ngành công nghiệp.

c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt, y – dược học, môi trường, hóa chất và một số ngành công nghiệp.

8 tháng 11 2023

- Các đặc điểm của vi sinh vật:

+ Có kích thước nhỏ bé.

+ Hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh.

+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh.

+ Số lượng nhiều và phân bố rộng.

- Đặc điểm là thế mạnh mà công nghệ vi sinh vật đang tập trung khai thác là khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của vi sinh vật. Vì: Nhờ khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh của vi sinh vật có thể đáp ứng việc tạo ra số lượng lớn sản phẩm trong một thời gian ngắn.

23 tháng 3 2023

- Các đặc điểm có lợi của vi sinh vật đối với con người:

+ Một số vi sinh vật có khả năng tiết kháng sinh tiêu diệt các loại vi sinh vật khác và các loại côn trùng mà không gây hại đến sức khỏe con người.

+ Khả năng phân giải các chất gây ô nhiễm, hoặc các chất tham gia vào quá trình tạo thực phẩm.

+ Khả năng tổng hợp các acid amin quý, các protein cần thiết cho y học và nghiên cứu, các dinh dưỡng cho cây trồng.

+ Một số vi sinh vật là sinh vật chuyển gene hoặc là kháng nguyên tạo ra các chế phẩm y học phục vụ điều trị bệnh cho con người.

+ Phụ thuộc vào các yếu tố sinh trưởng nên được ứng dụng để bảo quản thực phẩm.

- Các đặc điểm có hại của vi sinh vật đối với con người:

+ Sinh sản nhanh nên tạo ra các vết mốc hay phân hủy xenlulose ở các nội thất bằng gỗ làm mất mỹ quan của đồ dùng.

+ Có thể tạo ra các chất độc cho thực phẩm hay phá hủy tế bào các tế bào trong cơ thể người gây bệnh cho con người như ngộ độc, viêm nhiễm,...

23 tháng 3 2023

- Virus kí sinh ở vi khuẩn: Thực khuẩn thể T4.

- Virus kí sinh ở thực vật: Virus khảm thuốc lá

- Virus kí sinh ở động vật: Virus cúm gia cầm A/H5N1, virus Lelystad, virus dại,...

- Virus kí sinh ở con người: Virus SARS – CoV- 2, virus sởi, virus Rubella, virus Ebola,...

22 tháng 3 2023

- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh để tạo ra một số lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

- Nguyên lí của công nghệ tế bào: Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

23 tháng 3 2023

(1) Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp;

- Tên các sản phẩm: Chế phẩm sinh học BT.

- Vai trò: Tiêu diệt các côn trùng gây hại cho côn trùng như sâu bướm, bọ cánh cứng, ong bắp cày, kiến,...

- Chủng vi sinh vật được sử dụng: vi khuẩn Bacillus thuringiensis.

- Cơ sở của sản phẩm: Vi khuẩn tiết ra các protein gây độc cho hệ thống tiêu hóa của các côn trùng ăn phải lá có chứa vi khuẩn này.

- Quy trình sản xuất:

(2) Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong sản xuất công nghiệp và thực phẩm;

Ví dụ: Sữa chua

- Tên các sản phẩm: Sữa chua.

- Vai trò:

- Chủng vi sinh vật được sử dụng: vi khuẩn Lactobacterium bulgaricus và Streptococcus thermophilus.

- Cơ sở của sản phẩm: Quá trình lên men của các vi khuẩn lactic có lợi cho đường tiêu hóa.

- Quy trình sản xuất:

Nguyên liệu → Phối trộn → Gia nhiệt → Đồng hoá 1 → Làm lạnh → Ageing → Thanh trùng → Đồng hoá 2 → Hạ nhiệt → Cấy men → Ủ → Làm lạnh → Bồn rót → Đóng gói, dán nhãn.

(3) Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong y tế;

Ví dụ: Kháng sinh

- Tên các sản phẩm: Kháng sinh Penicillin

- Vai trò: Sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn trong điều trị các bệnh nhiễm trùng.

- Chủng vi sinh vật được sử dụng: vi khuẩn Penicillium chrysogenum.

- Cơ sở của sản phẩm: Vi khuẩn tiết kháng sinh làm phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn bằng cách ngăn chặn protein liên kết các peptidoglycan với nhau.

- Quy trình sản xuất:

(4) Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong xử lí môi trường.

- Tên các sản phẩm: Chế phẩm EM

- Vai trò: Cải tạo hệ vi sinh môi trường thủy sản, xử lý mùi hôi chuồng trại, ủ rác thải hữu cơ như phân giá súc, các bộ phận của cây,... và cung cấp phân bón cho cây.

- Chủng vi sinh vật được sử dụng: vi khuẩn vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, vi khuẩn Bacillus subtilis, vi khuẩn Bacillus mesentericus, vi khuẩn Bacillus megaterium, xạ khuẩn và nấm men.

- Cơ sở của sản phẩm: Quá trình phân giải các chất hữu cơ.

- Quy trình sản xuất:

Bước 1: Nhân giống cấp 1 trên máy lắc: Chuẩn bị các môi trường phù hợp và các điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ, ảnh sáng,...).

Bước 2: Lên men (nhân giống cấp 2) trong nồi ở điều kiện hiếu khí (3 ngày) sau đó chuyển sang môi trường kỵ khí ( 3- 4 ngày), kiểm tra pH hàng ngày và bổ sung các phụ gia.

Bước 3: Kiểm tra mật độ và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Bước 4: Đóng gói sản phẩm.