Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vì trình độ phát triển công nghiệp của một nước biểu thị trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế nước đó. Ví dụ, ở những nước có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ thường chiếm trên 95% GDP như Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Pháp, CHLB Đức, ... Trong khi đó, phần lớn các nước đang phát triển, tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm từ 40 - 50% như En-ti-ô-pi 52%, Ghi-nê Bít-xao 64%,...
Tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, vì:
- Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, an ninh quốc phòng.
- Ví dụ như các nước phát triển: Anh, Mỹ, LB Nga, Đức,... đều là những nước có tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cao và các nước đang phát triển: Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ,... có tỉ trọng ngành công nghiệp thấp, tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp cao, nền kinh tế chậm phát triển.⟶ Tỉ trọng của ngành công nghiệp biểu thị trình độ phát triển và sự vững mạnh của nền kinh tế nước đó.
Tại sao tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế?
Tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, vì:
- Cơ cấu GDP là thu nhập bình quân theo đầu người.
- Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, an ninh quốc phòng.
⟹ Một nước có tỉ trọng GDP trong công nghiệp cao, chứng tỏ công nghiệp phát triển ⟶ trình độ phát triển công nghiệp biểu thị trình độ phát triển và sự vững mạnh của nền kinh tế nước đó.
- Các loại cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: GDP, GNI, GDP/người và GNI/người.
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so vói tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm lớn: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15 – 59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi, hoặc 65 tuổi trở lên). Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi).
- Trong cơ cấu dân số, cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, vì:
+ Cơ cấu theo giới tính có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
* Cơ cấu dân số theo giới:
– Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
Được biểu thị bằng hai công thức sau:
TNN = (Dnam / Dnữ) X 100% = ?%
Trong đó: TNN: Tỉ số giới tính; Dnam: Dân số nam; Dnữ: Dân số nữ.
Hoặc:
Tnam = (Dnam / Dtb) X 100% = ?%
Trong đó: Tnam: Tỉ lệ nam giới; Dnam: Dân số nam; Dtb: Tổng số dân.
– Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước và từng khu vực. Ở những nước phát triển nữ nhiều hơn nam, các nước đang phát triển thì nam lại nhiều hơn nữ.
– Nguyên nhân chủ yếu do trình độ phát triển KT-XH, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư.
– Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển KT-XH của các quốc gia.
– Khi phân tích Cơ cấu dân số theo giới, cần phải chú ý đến khía cạnh sinh học, khía cạnh xã hội (vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ)…
*Cơ cấu dân số theo độ tuổi
– Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
– Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
– Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
– Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
– Dân số trẻ: Độ tuổi 0 – 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào.
+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
– Dân số già: Độ tuổi 0 – 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
+ Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
– Tháp dân số (tháp tuổi)
+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+ Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định)
=>Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
* Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi
+ Cơ cấu dân số theo giới:
+ Cơ cấu dân số theo tuổi:
Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).
Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Vì trình độ phát triển công nghiệp của một nước biểu thị trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế nước đó. (1 điểm)
- Ở những nước có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ thường chiếm trên 95% GDP như Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Pháp, CHLB Đức,... (0,5 điểm)
- Trong khi đó, phần lớn các nước đang phát triển, tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm từ 40 - 50% như En-ti-ô-pi 52%, Ghi-nê Bít-xao 64%,... (0,5 điểm)