Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai :
• Khoa học cơ bản: Đạt nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh… được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất, phục vụ cuộc sống…• Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động…
• Vật liệu mới: Tìm ra những vật liệu mới thay thế những vật liệu tự nhiên dần vơi cạn: Pô-li-me, ti tan,…
• Năng lượng mới: Tìm và sử dụng ngày càng phổ biến những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…
• “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp: Điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa… năng suất cây trồng tăng, khắc phục tình trạng thiếu ăn kéo dài…
• Giao thông vận tải thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao; những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hiện đại qua vệ tinh…
• Chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người lên Mặt Trăng, thực hiện các chuyến bay dài ngày trong vũ trụ…
Tham khảo
- Về thời cơ:
+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
- Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.
+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…
⟹ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển.
C1 Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa- học kĩ thuật?
=> - Khoa học cơ bản: Thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học.
- Công cụ sản xuất: Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt.
- Năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió,...
- Vật liệu sản xuất mới: Polime (chất dẻo)
- “Cách mạng xanh”: Tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hiện đại.
- Chinh phục vũ trụ: Tàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên Mặt Trăng.
Tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật
* Tích cực
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động.
- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới…
- Đưa tới sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động…
- Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, đưa các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau, đẩy mạnh giao lưu về mọi mặt…
* Hạn chế:
- Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống
- Ô nhiễm môi trường…;nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động và tai nạn giao thông…
- Dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với
là học sinh em cần làm:
- Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập, nắm chắc kiến thức khoa học cơ bản, phát triển năng lực bản thân…
- Tích cực học hỏi, tiếp thu cái mới, nâng cao trình độ hiểu biết, để có khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến thúc đẩy khoa học - kĩ thuật đất nước, có cơ hội đóng góp vào sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa đất nước…
- Phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ mới đó là tri thức, kỹ năng…
- Rèn luyện bản thân để trở thành công dân toàn cầu, hội nhập tích cực…
Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ Hai? Do đâu Mỹ phát triển nhanh về khoa học kĩ thuật?
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
* Nguyên nhân :
- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. - Mĩ áp dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.
- Các tổ hợp công nghiệp ,quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ Hai?
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Do đâu Mỹ phát triển nhanh về khó học kĩ thuật
Vì nước Mỹ có những tiền đề thuận lợi cho cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật lần thứ 2.
-Trước chiến tranh thế giới 2 ,Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất Thế giới.Mỹ lại chú ý thu hút nhân tài từ khắp nơi,đầu tư cho Giáo dục và con người,tạp những tiền đề đầu tiên cho cuọc cách mạng khoa học kĩ thuật .
-Trong chiến tranh thế giới 2,mặc dù nước Mỹ tham chiến nhưng do được 2 đại dương lớn che trở nên đất nước ko bị chiến tranh tàn phá,sản xuất được duy trì.Mặt khác,các nước lớn trên thế giới bấy giờ (Anh-Pháp....)đều đang tham chiến và bị chiến tranh tàn phá,các nhà khoa học từ các nước đổ về Mỹ,nơi có điều kiện hòa bình,có trang thiết bị hiện đại,...để nghiên cứu khoa học.
-Sau chiến tranh,Mỹ được lợi 114 tỷ USD và khoảng 2-3 thập niên đầu sau chiến tranh ,Mỹ là trung tâm kinh tế duy nhất của thế giới ,tạo ra những tiền đề về kinh tế cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bùng nổ.
-Mỹ chú trọng thu hút các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới sau chiến tranh.